Văn học trong nước

Ông Thầy Cũ Kỹ

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Thu Trần

Download sách Ông Thầy Cũ Kỹ ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : VĂN HỌC TRONG NƯỚC

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Cuộc thi sáng tác văn học thiếu nhi “Vì tương lai đất nước” lần thứ III do Hội Nhà văn TP. HCM và Nhà xuất bản Trẻ phát động đã được đông đảo bạn viết hưởng ứng. Với 220 tác phẩm dự thi, 21 tác phẩm vào chung khảo, 10 tác phẩm đoạt giải đã góp phần không nhỏ vào phong trào sáng tác văn học thiếu nhi nói riêng và văn học nói chung của thành phố cùng cả nước.

Văn học thiếu nhi vốn có đặc trưng riêng, dáng vẻ riêng, thế giới riêng. Hiếm có mảng văn học nào có số độc giả đông đảo vượt trội, yêu văn học với nhiệt tình vô tư trong sáng đến thế. Đó là ưu thế, nhưng cũng là thử thách. Không có mấy nhà văn tuổi thiếu nhi viết chuyện về lứa tuổi của mình. Những nhà văn “lớn tuổi” viết chuyện thiếu nhi lại không nhớ rõ hồi nhỏ mình đã sống với cảm xúc thế nào. Ai cũng trải qua tuổi ấy, nhưng ai cũng đã quên. Thế là viết chuyện thiếu nhi trở thành một cuộc khám phá đầy bất ngờ thú vị và cũng đầy bắt trắc. Nhưng rồi vượt qua tất cả những điều đó, văn học thiếu nhi vẫn ngày càng phát triển, sách vẫn được in điều đặn, người viết cho thiếu nhi ngày càng đông. Bù lại sự thiếu sót về trí nhớ của người viết, sức tưởng tượng có qui luật và khả năng khám phá riêng của nó. Nhà văn ngồi lại với trang viết, với tình yêu và trách nhiệm với thiếu nhi, cố tập trung vào những hồi ức xưa cũ, kết hợp trí nhớ với tưởng tượng, tuổi ấu thơ dần hiện lên, những con sông cách đồng, gió núi vương đầy những sợi tơ trời, chim bay giăng thành hàng, có trắng lội lom khom trên bãi bùn, ếch nhái kêu vang ngoài ao làng.

Cùng với người viết, người đọc trẻ tuổi cũng khám phá mình trong trang viết, cùng tưởng tượng với nhân vật, sẽ thấy cánh đồng đẹp hơn, con bọ cánh cứng đáng yêu hơn, ráng chiều trở nên đỏ thắm và con chim kia sao thật lạ, có những ngón chân sải dài đi trên những chiếc lá sen. Tất cả đều rất giống thực nhưng lại không giống thực, lấp lánh những ánh vàng trong những giấc mơ huyền ảo.

Cuộc thi có những tác phẩm đoạt giải đáng được đọc dài lâu. Thật lạ và cũng thật quen thuộc cảnh vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ ấy… “Bạn hãy tưởng tượng, một buổi sáng mờ sương. Bạn bạn vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, và bạn chợt hiểu khu vườn nói gì. Bạn hiểu bây giờ là mùa gì và bông hoa nào đang nở, tên gì. Từng tiếng bước chân trong vườn… bạn biết bước chân đó là ai, ba hay mẹ. Bạn sẽ giả vờ hỏi: Ai đó? Có phải là người khác lạ không?”. “Không. Tôi là khách quen”, người đó trả lời”, (Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ – Nguyễn Ngọc Thuần). Phải, tất cả đều quen thân, thế giới chung quanh đứa trẻ với căn nhà khu vườn, cha mẹ anh chị em, bạn bè hàng xóm, có thể vừa đi vừa nhắm mắt nhìn thấy tất cả, nghe được tất cả, cảm nhận mùi hương nồng ấm thân thương không đâu bằng chính quê hương làng xóm mình.

Cũng thật đáng nhớ câu chuyện về Quê ngoại với con sông, cánh đồng, đình làng, cây rơm, ao cá, những buổi tắm sông, những ngày chăn trâu trên đồng. Không thể tưởng tượng những ai không có một vùng quê như thế, không thể có lúc nào đó gợi nhớ về mùi khói đốt đồng, tiếng gió thổi mây bay, tiếng rì rầm con sông chảy… Cuốn sách có những chương thật đặc sắc viết về buổi đi tắm giếng làng, về cây na, ngày Tết Trung thu, ông ba ngoại, người bạn mới… Vùng quê heo hút nghèo khó ấy tưởng như không có chuyện gì để viết, nhưng lại có thể kể mãi, bởi đó không chỉ là một vùng quê mà còn là cội nguồn, lẽ sống, lương tâm giúp đứa trẻ sau này lớn lên nhớ về đó vượt qua những khó nhăn thăng trầm trong cuộc sống.

Văn học thiếu nhi không thể tách rời những truyền thuyết. Câu chuyện về Người khổng lồ núi Bạc thật lung linh huyền ảo, gợi nhớ về thời khai phá tổ tiên xa xưa, giữa mộng và thực, giữa cuộc sống thường ngày và trí tưởng tượng bay bổng. Thật đẹp truyền thuyết về một “ông khổng lồ đứng dậy đội trời lên”, “nhiều ông khổng lồ khác nữa cùng nhau tát bể, đào sông, xây rú, làm cho mặt đất trở thanh ngày nay như ta thấy như bây giờ”. (Người khổng lò núi bạc – Trần Thùy Mai). Chuyện khai phá bao giờ cũng là chuyện đáng tự hào, cất giữ trong đáy sâu tâm tưởng, mỗi chúng ta đều có một phần của những con người khổng lồ ấy, niềm tự hào ấy.

Cuộc thi có được những mẩu chuyện, những ghi chép quí giá về cuộc sống nông thôn, chim chóc, cây trái, mùa màng, những ngày lễ tết, những trò chơi, cuộc sống dung dị với những ngõ quê và những bữa cơm trong gia đình. Đó là những kỷ vật, những món đồ cổ. Ta hãy nghe kể về những bông hồng tò he ấy: “Ông lão véo bột bắt đầu nặn. Một chút bột xanh, ngón tay cái và ngón tay trỏ, về hòn bột rồi giàn mỏng ra. Một chiếc lá sen thật sự. Chúng tôi trố mắt ra nhìn, cái lá sen được đính chặt vào chiếc que tre khá điệu đàng. Lại một cái véo bột. Lần này là một cục bột màu vàng to hơn, rồi nặn, rồi vuốt rồi điểm nhãn, bóp nhẹ cho tay chân cóc hiện ra. Đúng là thầy đồ cóc thật”. (Bông hồng tò he – Ngô Văn Phú). Chỉ là món đồ chơi nhỏ mọn nhưng lại là cả một thế giới của tuổi thơ, con người ta không thể sống thiếu thế giới ấy.

Thế giới tuổi thơ gắn liến với thiên nhiên hoang dã, cũng gắn liền với việc bảo vệ môi trường. Ai trong chúng ta cũng có một cánh đồng riêng của mình, cánh đồng thuở nhỏ ta sóng ngây thơ vui đùa như là Cánh đồng cổ tích, ở đó ta sống về một cánh đồng như thế, hai chị em lớn lên ở thành phố nhớ về vùng quê tuổi thơ của mình, muốn được trở về đó, về bằng trí tưởng tượng, sống lại với những hồi ức. Thế là những năm tháng xưa cũ hiện ra, họ đã thấy lại tất cả, cả điều tốt đẹp lẫn những lầm lỗi, những hồi ức cũng là những suy nghĩ về điều hãy lẽ phải, con người cần phải gìn giữ thiên nhiên như thế nào, mỗi lá cây ngọn cỏ bị dày xéo là một giọt nước mắt xót thương ân hận.

Cuộc thi có nhiều tập truyện ngắn đoạt giải. Truyện ngắn xưa nay vẫn là mặt mạnh của văn học Việt Nam, truyện ngắn thiếu nhi cũng thế, những tập truyện ngắn được giải lần này thật xứng đáng với truyền thống ấy.

Tập truyện ngắn của Thu Trân ở Đồng Nai có nhiều truyện đặc sắc, như truyện về Ông thầy cũ kỹ. Ai trong chúng ta cũng có một người thầy giáo cũ, người thầy giáo già dạy ta từ thuở học vỡ lòng, sống thanh bạch, hiền lành, đi ra vào chậm chạp, nói năng từ tốn, vừa là thầy vừa là người cha, chăm sóc ta từ việc học cho tới miếng ăn giấc ngủ, cả đời chỉ biết lo cho học trò không một chút riêng tư cho mình. Đó không một chút riêng tư cho mình. Đó là một người thầy ta rất mực yêu thương kính nể, về sau này xa thầy rồi mỗi khi nhớ về thầy ta càng yêu thương kính nể hơn.

Một truyện khác của tác giả Thu Trân cũng thật thú vị mà mới lạ. Có một đứa trẻ chuyên đóng vai ác trong các vở kịch trong nhà trường. Không là gì cả, chỉ là vui chơi giải trí thôi. Mình đóng vai ác nhưng đâu có ác, đứa nhỏ biết như thế. Nhưng cũng không dễ dàng gì, chẳng ác ý nhưng bạn bè những người dân quê chất phác đánh đồng chuyện sân khấu với cuộc đời, đem chuyện đó ra chế giễu, thế là đứa nhỏ bị khổ sở dằn vặt, đầu óc trẻ thơ bắt đầu nghĩ ngợi về điều thiện điều ác, cũng bắt đầu lớn lên từ đó.

Trong một tập truyện ngắn khác, thật cảm động, đằm thắm dung dị một đám cưới cô gái mù ở một vùng núi heo hút, truyện Cô dâu trong thung của tác giả Viễn Dương. Người mù cũng sống nội tâm có phần phong phú hơn để bù đắp cho thiếu sót của đôi mắt. Cô gái mù lòa ấy ở vùng bản làng heo hút không nhìn thấy nhưng nghe thấy tất cả, cảm biết được tất cả, yêu thương hết mọi người, và quan trọng hơn là biết tạo dựng lấy tình yêu cho mình. Thật cảm động và cũng thật kỳ lạ cảnh cô gái mù đi “cưới chồng” ấy, chẳng nhìn thấy gì và cũng không một lần gặp gỡ, cứ như tình yêu một người cũng đủ cho cả hai người.

Xưa nay văn học có nhiều truyện viết về người chậm hiểu, nói nôm na là người khùng, giải văn học thiếu nhi lần này cũng có truyện như thế, một truyện ngắn như thế, một truyện ngắn khá hay của tác giả Nguyễn Thị Thu Trang ở Hà Tây (tập truyện ngắn Trăng trẻ con). Nhân vật chính là một người ít nói chậm chạp, vụng về, như ta thường thấy, đôi khi nổi cơn làm những chuyện không giống ai, làm hư hao của cải, phiền lòng những người trong gia đình. Nhưng lại là người tốt bụng, “… Nhờ gì cũng làm. Hàng xóm có cái chuồng gà xệ cửa… đã thấy anh lăm lăm búa, đinh, quần đùi, áo cộc, ngoác miệng cười đòi sửa”. Là cái anh Lục ấy, con người không tuổi, lúc nào cũng như trẻ thơ, ở đâu cũng có, thời nào cũng có, mỗi làng xã đều có một người, là mục tiêu cho trẻ con trêu chọc nhưng lại được trẻ con thương yêu. Và về sau này lớn lên già đi, nhớ về làng quê ta hay nhớ nhiều về con người đó.

Cuộc thi sáng tác văn học thiếu nhi “Vì tương lai đất nước” lần thứ III kết thúc với 10 tập truyện đáng được giải, theo qui định, dù rằng số tập truyện đáng được giải còn nhiều hơn. Nhiều chuyện kể hấp dẫn, nhiều ý tưởng mới lạ, khiến cuộc vận động xứng đáng là nơi “chắp cánh” những khám phá, sáng tạo mới và cả những thách thức mới. Không ít truyện mở ra cho thấy ý đồ của một truyện khác, nhiều truyện ngắn có chất liệu của một câu chuyện mới với những thách thức mới. Điều đó đúng. Văn học vốn là chuyện lâu dài, nhà văn vẫn cặm cụi viết, giải kết thúc cũng là bắt đầu khởi động cho những sáng tác tiếp theo đậm đà sâu sắc hơn.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button