Văn học trong nước

Nửa đời khép lại

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Nguyễn Văn Khoa

Download sách Nửa đời khép lại ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : VĂN HỌC TRONG NƯỚC

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                      Download

Định dạng MOBI                      Download

Định dạng PDF                         Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Men theo bờ hồ Cổ Ngựa chừng hơn cây số nữa là tới làng, sao Nghĩa cảm thấy mỏi rã rời cả hai chân. Chiều trung du thường tắt nắng sớm. Những quả đồi không cao, không có cây to, cứ sàn sàn nhau, kèo dài tưởng như vô tận về phía núi Nghĩa Lĩnh xa xanh. Mặt trời vẫn lặn ở phía ấy. Những ý nghĩ rời rạc, dễ đến với người ta vào lúc cuối ngày, sau những giờ làm việc căng thẳng, song, với Nghĩa cái mỏi mệt vô cớ cứ đeo đẳng anh như hình với bóng từ bao lâu nay. Đến đoạn đường quẹo rẽ xuống giếng Đầm, anh chợt thấy bóng dáng quen thuộc của một thiếu phụ vừa bước vào phòng tắm công cộng che bằng mấy tấm phên rạ. Thiếu phụ để lộ đôi vai trần trắng muốt và mái tóc dài nền nã búi cao ý chừng tránh ướt nước. Yến đấy! Nghĩa khựng lại, khe khẽ thở dài. Có lẽ Yến cũng nhận ra nguời đang nhìn mình, nên cô đứng lại trong nhà tắm khá lâu. Hiểu ý, Nghĩa vờ như không biết gì. Hôm nay, chắc Yến không có giờ lên lớp.

Bầu trời mùa thu nơi này dường như thấp hơn bất kỳ nơi nào. Đấy là cảm giác rất thật của những người quen sống ở đồi, quen ở trên cao, mắt luôn luôn ngước nhìn lên những con đường đất đỏ vắt ngang đồi trông xa chẳng khác những dải lụa đào lúc nào cũng chực bay tung theo hướng gió. Những con đường từng in đậm bóng dáng của người thiếu phụ.

– Nghĩa hả? – Tiếng người hỏi làm Nghĩa giật mình.

– Ối  Luông! – Nghĩa kêu lên

Luông nói ngay:

– Báo cho cậu một tin mừng nhé! Tớ vừa nói chuyện với một đồng chí ở cơ quan cậu…

– Ai thế? – Nghĩa thật thà hỏi, vô tình cắt ngang lời Luông.

– Cậu dở bỏ mẹ – Luông gắt, giọng vẫn ra vẻ thân mật nhưng nồng mùi rượu – việc của tổ chức, đáng lẽ cậu không nên tò mò. Nhưng bạn bè thì giấu nhau làm gì, vả lại, cũng chẳng cần thiết phải giấu. Đó là ông Lường, chứ còn ai. Chúng tớ vừa ăn cơm với nhau ngoài trụ sở.

Thật ra cái gọi là “tin mừng” mà Luông vừa đưa lại đó chẳng làm Nghĩa vui thêm chút nào! Anh vẫn như còn đang lạc vào cơn mơ từ lúc được thấy người đẹp với đôi bờ vai trắng ngần, mái tóc đen dài còn ướt nước, thoang thoảng hương bồ kết, hương của mùa thu tuyệt diệu ở vùng đồi. Anh còn nghe đâu đó tiếng những giọt nước giếng đá ong rớt tong tong, hình ảnh con cá cờ lượn quanh chiếc gầu múc nước như chực chớp lấy đôi  mắt long lanh của người đẹp lúc hiện lên, lúc tan nhòa trên mặt giếng trong ngăn ngắt. Ôi, lòng giếng thơi quê hương khao khát một nụ cười!  Hơi ấm mùa thu, có lẽ đúng hơn là hương thơm làn da nguời đẹp cứ phảng phất và thấm dần vào anh như vị mía lùi ran ran nơi  đầu lưỡi. Anh thầm biết ơn những người đã cất công đặt những viên đá ong đầu tiên – giữ giọt nước trinh nguyên đọng lại. Những túm cỏ xanh rì mọc cheo leo bên những khe đá như những tín hiệu tươi mát của trời đất. Anh muốn níu cái khoảnh khắc tuyệt vời ấy lại lắm, nhưng lúc này anh đang đứng cạnh Luông.

Luông là một người bạn có vai vế ở làng xã.  Nghĩa toan nói câu gì đó, song anh không sao cất lên thành tiếng được. Anh thấy lúng túng, khó xử. Còn Luông thì làm vẻ tâm lý, tiếp tục cái giọng cao đạo.

– Mình chỉ muốn lưu ý cậu một điểm nhỏ thôi: cố gắng gần gũi quần chúng hơn nữa. Bằng cấp thì cũng quý, nhưng chưa phải là tất cả. À mà…

Luông chưa nói hết câu thì Yến đi tới.  Hương xả tỏa ra từ trên người Yến như một phương thuốc thần diệu giúp cho đầu óc Nghĩa bớt căng thẳng. Cơn gió lành ngỡ sẽ thoảng qua, đã dừng lại  thật đúng lúc, đúng chỗ.

– Chào anh ạ! – Lời Yến nhỏ nhẹ khiến Luông thấy hởi lòng hởi dạ, nhưng ngay lúc đó anh đã kịp nhận ra ánh mắt dịu dàng của Yến ném rất nhanh về phía Nghĩa thay cho một câu chào mà ở thời điểm này là hoàn toàn không cần thiết.

– Không dám, chào cô giáo. – Luông vồn vã.

Yến vượt lên trước, tiếng dép lê lạo xạo trên  đường sỏi. Yến cố ý tránh mặt Luông, không hiểu Luông có nhận ra điều ấy không?

Đợi cho cô giáo đi xa rồi, Luông lại tiếp tục câu chuyện với Nghĩa:

– Tớ đã có dịp nói chuyện với anh chị em giáo viên. Vẫn biết các thày, cô giáo cấp ba thuộc quyền quản lý của Sở, song họ sinh sống trên địa bàn xã mình, mình phải quan tâm đến họ, giúp họ hiểu được thực tế địa phương. Trí thức như con dao hai lưỡi ấy mà. Chuyện của mình thì có gì là to tát lắm đâu. Một tí thời sự chung, một tí tình hình xã nhà. Làm nghề dạy học thì cũng phải biết bà con xung quanh sinh sống và làm ăn ra sao chứ. Đối với các cô giáo trẻ, mình chỉ nhấn mạnh một ý này: cái nết đánh chết cái đẹp!

– Anh Luông vừa nói gì, tôi chưa hiểu? – Nghĩa  hỏi lại, mặt cứ nghệt ra.

– Trời ơi! – Luông cười hềnh hệch. – Cậu xa rời quần chúng quá xá! Hèn nào! Tớ vừa ký giấy… à… à… tớ chỉ thị cho chính quyền phải cấp cho mỗi cô giáo, thày giáo trường làng tám thước ruộng đấy. Tay phải cầm bút, tay trái cầm cày. Phải tự tăng thu nhập bằng cách ấy. Việc cứ như núi. Trạc tuổi nhau, tóc cậu thì xanh, tóc tớ đã bạc gần hết rồi. Con bé lớn nhà tớ đã có mã con gái!

Giọng nói của Luông đượm buồn. Công việc ở một xã quả là như núi. Điều ấy thì Nghĩa thừa  hiểu. Ở một con người như Luông, nỗi vui, buồn thoắt đến rồi lại chợt đi, cứ như cơm bữa. Kể cũng lạ. Mỗi lần gặp Luông, Nghĩa lại phải nghe anh ta nói đủ thứ chuyện. Trong mỗi câu chuyện của Luông có cái vừa như hàm ý khoe khoang vừa như muốn thanh minh. Khoe cái ta biết và thanh minh cho cái chưa biết hoặc cái không thể biết nổi của mình. Không hiểu duyên cớ nào khiến anh ta nghĩ ra cách ứng xử ấy? Có thể anh ta luôn bị ám ảnh bởi trình độ văn hóa thấp kém của mình trước cái bằng đại học đỏ chói mang về từ nước ngoài của Nghĩa chăng? Hai người  thuở bé chơi thân là thế, bây giờ mỗi bận gặp nhau họ lại giống như hai diễn viên sân khấu sắm nhầm vai. Vốn là người quen sống trung thực, thẳng tính, Nghĩa không thích đóng kịch, không thích sống uyển chuyển làm  khác mình đi. Đó chính là chỗ anh hay bị vấp với người đời.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button