Văn học trong nước

Nơi Có Ngã Ba

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Thy Ngọc

Download sách Nơi Có Ngã Ba ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : VĂN HỌC TRONG NƯỚC

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                      Download

Định dạng MOBI                      Download

Định dạng PDF                         Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Một xe đạp mi-ni thồ mấy thứ đồ lỉnh kỉnh, hai cô cháu – hay hai mẹ con gì đó – người bên này kẻ bên kia, vừa đẩy vừa đỡ thật vất vả, tới đúng chỗ xích lô đỗ của Sáu Bi thì đứng lại.

– Bác có chở không?

– Có chớ! Đi đâu?

Người đàn bà chỉ trỏ, nhắc tên con hẻm.

– Nhiêu bác?

Sáu Bi lặng im. Giáp mặt rồi, Sáu Bi chợt bối rối. Ai như cô Hương, con cụ giáo Phước, nhà cùng con hẻm nhà Sáu Bi. Đúng vậy rồi! Vậy là hai mẹ con cô giáo Hương về nhà bà ngoại đây. Đồ đạc kiểu này, cả valy, cả bếp dầu, soong nồi… đúng là dọn nhà.

– Lên đi cô.

– Nhiêu?

– Khỏi. Tôi cũng về đó mà. Cháu đây hả cô? Ngoại gặp rồi mừng hết biết cho coi!

– Ôi! Vậy là bác có biết bà già tôi. Thôi, bao nhiêu cũng được. Thương lên ngồi xích lô, má đạp xe. Lẹ lên con.

Nhỏ Thương tháo các đồ đạc cồng kềnh buộc ở xe đạp. Sáu Bi xếp lên xích lô, đâu vào đó, nhưng lúc Thương ngồi, cố nép lại, vẫn cao lênh khênh. Kỳ quá! Bây giờ mà gặp lũ bạn cùng lớp thì cứ phơi mặt ra, lại là đề tài cho bọn nó dựng chuyện suốt tuần.

Thấy má được nhẹ nhõm, vuốt lại mái tóc, thấm mồ hôi trên mặt, Thương yên lòng, lắng nghe những câu trao đổi của má với người đạp xích lô:

– Sao bác biết bà già tôi? Bác ở cùng hẻm à?

– Cô kêu tôi là Sáu Bi. Cũng có thể cụ nhớ ra tôi, nhưng đã chắc đâu đấy. Nhưng tôi thì không quên ai đâu. Xửa xưa, tôi đã học thầy Phước mà… Hồi ấy cô Hương vào Sư phạm…

Thương thấy má bắt đầu chuyện trò nhiều hơn. Chỉ khi bất ngờ bác Sáu Bi này hỏi “Cậu ấy làm lớn lắm, phải vậy không?” thì Thương không nghe má trả lời và cũng ngưng nói chuyện. Thương cho là đúng. Nỗi đau còn đang thấm đậm trong lòng hai mẹ con đây, một khơi gợi bất chợt nào đó vào hình ảnh người đàn ông ấy đều làm xót xa, ớn lạnh.

Nước mắt bỗng ứa ra, Thương cúi xuống lau vội vào cánh tay áo, nhưng má Thương cũng đã nhìn thấy.

Tội nghiệp, nó đâu còn nhỏ nữa. Nó rất thấm thía cuộc tan vỡ này. Nó lại là đứa con gái dễ xúc động. Từ hôm nay, nó không còn người bố, liệu người mẹ đơn độc là mình có đủ sức cáng đáng nhiệm vụ của cả hai người cho con không?

Chợt, cả bác xích lô và hai mẹ con Thương đều reo cùng một lúc:

– Tới rồi!

Thương nhảy tót xuống, đập cửa:

– Ngoại… ơ…ơ… ơi!

Cửa mở ngay, cứ như là ngoại vẫn đứng chờ đó từ bao giờ.

– Ngoại!… Má!…

– Con!… Con!…
Sau tiết học đầu, Thủy gặp ngay cả nhóm:

– Bệnh hay gì?

– Ai mà biết! Tan giờ đến nhà nó ngay. Chước thấy thế nào?

– Ô kê! Không có gì mà phải ầm ĩ!

Chước vừa nói vừa xoa xoa mấy ngón tay lên má, lên mí mắt mình. Cả nhóm chờ Chước nói tiếp, vì mỗi lần có cử chỉ đó, “điệp viên Chước” thường hé mở một vài bí mật, chỉ có người trong “nhóm” mới được nghe.

– Có thể bệnh cần chích, cần uống thuốc; cũng có thể bệnh cần được nói nhiều là khỏi.

– Vậy là sao? Có nghĩa là Thương bệnh chứ gì!

– Cái “ấy” không thấy từ tuần trước, “cậu ta” ít bắt chuyện với bọn mình à?

– Ừa, ừa!… Cái Thương buồn hẳn. Đúng! Thằng Chước nhìn ra “bệnh” của cái Thương đó. Xứng đáng “điệp viên”!

“Thằng Chước” bỗng trầm giọng, chỉ lên phía bàn cô giáo:

– Tốt nhất là hỏi cô chủ nhiệm. Mình thấy cả tuần trước, cô Trang hay gặp riêng cái Thương. Cả hai thì thầm có vẻ buồn thật sự đấy.

– Bỗng nhiên hỏi cô? Kỳ thấy mồ. Cứ đến nhà nó. Bệnh hay không, biết liền à!

Chước gật:

– Cách nào cũng được. Nhưng mình không có xe, cậu nào cho “ôm” đỡ.

– Cái Khánh! Cái Khánh!

Khánh nhắm mắt:

– Được thôi! Chị em cùng lớp, giúp nhau là chuyện thường ngày… ở…

Chước quát:

– Ai là “chị”, trả lời?

Chưa biết Khánh còn nói gì khác nếu ngay lúc ấy cô chủ nhiệm không bước vào. Cô giơ tay ra hiệu cả lớp thật im lặng, rồi cô nói:

– Cô Hương, mẹ của bạn Thương vừa gặp cô, xin phép cho Thương nghỉ ở nhà vài bữa. Cô đề nghị nhóm học tập của Thương lưu ý thay phiên nhau chép các bài đầy đủ, giúp Thương. Cảm ơn các em!

Cô đến phía bàn của mình, không ngồi vào ghế mà đứng ở cạnh ngoài, mở trang vở đã để sẵn đó và giảng bài ngay. Cô biết, nếu không vào việc ngay thì tiết học này sẽ chệch. Sự việc xảy ra ở gia đình nhỏ Thương lúc này như thế đã tạm gọi là thu xếp được gọn, nhưng là bạn thân thiết, bạn chiến đấu nữa, đối với Hương – mẹ của nhỏ Thương – cô giáo Trang biết là mình không thể bằng lòng mọi chuyện chỉ giải quyết kiểu ấy. Vẫn biết cả Hương và chồng Hương đã thỏa thuận ly hôn, ký giấy trước pháp luật, và lúc này Hương đã dọn về ở với mẹ già; vẫn biết chính nhỏ Thương chọn mẹ chứ không đứng về phía bố, nhất là tuổi của Thương mới học cấp ba năm đầu – độ tuổi mà người mẹ có quyền chăm sóc đôi, ba năm nữa; vẫn biết sự thật đang diễn biến như vậy là hợp tình, hợp lý… nhưng cô giáo Trang không hết bàng hoàng.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button