Văn học trong nước

Nợ nần- Nguyễn Công Hoan

sach-no-nan1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Nguyễn Công Hoan

Download sách Nợ nần- Nguyễn Công Hoan ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH VĂN HỌC TRONG NƯỚC

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Trọn bộ ebook                   PDF | PRC | EPUB

 

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Nhắc đến NGUYỄN CÔNG HOAN, chắc Quý Vị không còn xa lạ gì nhà văn ấy.

Trong thời Tiền chiến, ai mà chẳng dọc qua các quyển: Tắt lửa lòng, Bước đường cùng, Tấm lòng vàng, Cô giáo Minh, Trên đường sự nghiệp, Lệ Dung, Nợ nần, Bơ vơ, v. v…

Hơn nữa, một số tác phẩm của ông đã được vài Đoàn Kịch nghệ nổi tiếng thời ấy phóng tác thành tuồng cải lương, lưu diễn từ Nam chí Bắc và được đồng bào các giới tán thưởng nồng nhiệt!

Ông sáng tác đủ mọi chiều hướng: Trữ tình, Xã hội, Tranh đấu, Giáo dục,… nhưng có một điểm nổi bật hơn hết là mỗi tác phẩm của ông đều mang một sắc thái đặc biệt…, đánh dấu một bước tiến mới cho bộ môn Tiểu thuyết thời ấy.

Nhưng, từ 20 năm qua… những tác phẩm của ông hầu hết đều thất lạc, hay mai một vì nạn Đất Nước qua phân!… Cho đến bây giờ, một số tác phẩm của ông đã được tuyển chọn làm Tài liệu Tham khảo Văn chương cho Chương trình Đại học Văn khoa.

Vì vậy, để giúp cho các sinh viên Đại học có đầy đủ tài liệu tham khảo cũng như sưu tập và bồi dưỡng lại những áng văn hay của nền văn học nước nhà, chúng tôi không ngại, tái bản một số tác phẩm chọn lọc của ông.

Ngoài ra, nhắc và nói đến ông, chúng tôi không vì mục đích chính trị hay một tham vọng nào khắc.

Ở dây, chúng tôi chỉ nhắc và nói đến ông: con người NGUYỄN CÔNG HOAN của thời xa xưa… Chứ hiện tại, ông là một nhà văn đang phục vụ cho chính quyền Miền Bắc thì, dù muốn dù không, ngòi bút của ông cũng không thể phục vụ thiệt thực và hữu ích cho nền văn học hiện đại.

Và, sống dưới chế độ đảng trị, với lối suy tưởng một chiều, chúng ta không tin rằng ông sẽ sáng tác được những tác phẩm mà tương đối, có dược một tầm giá trị sâu rộng, và được quần chúng ưa chuộng như những tác phẩm mà ông đã sáng tác trong thời Tiền chiến.

Trích dẫn :

Tôi cần kể ngay cái lần tôi được nghỉ Tết về quê, đương thơ thẩn chơi một mình ở sân, bỗng nghe bên kia bờ giậu có tiếng nói – một thứ tiếng dịu dàng – của bà Thuyết. Tôi ngớ mặt, nhìn mẹ tôi. Thật là một tin mừng không ngờ. Tôi vội vàng hỏi:
– Cô Thuyết mới về đấy hở đẻ?
Tôi gọi bà Thuyết bằng cô vì quen mồm. Thực ra với bà, tôi không có họ. Bà trạc tuổi mẹ tôi. Bà thân với mẹ tôi lắm. Bà là bạn mẹ tôi từ khi hai người còn để trái đào. Rồi lớn lên, mẹ tôi lấy chồng người làng, bà Thuyết lấy chồng thiên hạ: về làng Rừng vùng tỉnh Đông.
Nghe tôi hỏi, mẹ tôi mải nhặt thóc lẫn trong mẻ gạo đương sàng trên tay, chỉ gật đầu và ừ một tiếng khẽ.
Tôi mừng quýnh. Như có một sức gì thúc giục, tôi đứng phắt dậy, chạy đến phía bờ giậu. Tôi muốn được ngay lập tức trông thấy nét mặt thân yêu của bà Thuyết. Bà ít khi về, mà bà về, không đúng dịp tôi được nghỉ lễ, nên đã lâu lấm tôi chưa gặp. Tôi nhớ mong bà như nhớ mong một người ruột thịt. Tuy thực ra, với bà, tôi không có họ, nhưng tình thân ái có kể chi người họ với người dưng. Tôi rá lá, kiễng chân nhìn sang, chợt trông thấy bà Thuyết ở trong bếp ra sân. Tự nhiên tôi không thể nào giữ gan được sự yên lặng bình tĩnh. Tôi phải gọi:
– Cô ơi!
Bà Thuyết quay lại, mỉm cười, vì bà đã nhận ra tiếng tôi, tuy chưa biết tôi gọi ở đâu.
Về phần tôi vừa thấy mặt bà, tôi không thể mừng thêm được một giây đồng hồ. Lòng tôi bỗng thao thức.
– Cháu được nghỉ Tết rồi à?
– Vâng, cháu về tàu sáng.
– Chốc sang bên cô ăn cam nhé. Nhiều quả chín lắm.
Nói đoạn, bà Thuyết vào trong nhà.
Tôi thở dài. Vì tôi đã thấy bà Thuyết gầy đi. Trước bà đẫy hơn mẹ tôi kia. Mà bà mặc áo màu chàm, trông mới tiều tụy chứ. Xưa kia, áo bà, dù là vải nâu, có bao giờ bạc màu và vá nhiều thế này. Dù bà mới có đại tang thực nhưng chắc bà cũng đã làm sao đây. Tôi nghĩ thế, không phải không có căn cứ. Đã có lần tôi thấy bà Thuyết nói một chuyện gì với mẹ tôi lại sụt sịt khóc. Mà mẹ tôi thì rầu rầu nét mặt.
Không thể giữ kín nỗi lòng, tôi lại gần mẹ tôi, ngồi ở trước nia gạo hỏi:
– Đẻ ạ, cô Thuyết về từ hôm nào thế?
– Từ tháng mười.
Tôi càng ngạc nhiên. Mọi bận bà Thuyết chỉ về khi có kỵ lạp, và ở lại dăm ba hôm là cùng.
– Thế bao giờ cô ấy về bên ấy ăn Tết?
– Năm nay cô ấy ăn Tết ở nhà.
Tôi reo lên một tiếng “a”. Mẹ tôi nhìn tôi một cái, rồi thở dài cúi xuống nhặt thóc. Tôi reo vì được bà Thuyết ăn Tết ở nhà. Mẹ tôi nhìn vì không phải đó là một tin mừng. Sau này tôi mới hiểu nghĩa cái nhìn ấy. Chứ ngay lúc ấy, tôi nhớ đâu rằng trừ phi có việc gì xảy ra bất thường, một người đàn bà không ở lâu và ăn Tết nhà cha mẹ đẻ bao giờ.
– Đẻ, ra Giêng, hôm nào cô Thuyết sang bên kia?
– Cô ấy chưa định.
– Lạy trời, đến ngoài mùng mười hãy hay.
– Để làm gì?
– Để trong mười hôm ở nhà, ngày nào con cũng vào vườn cô ấy trẩy cam.
Mẹ tôi mỉm cười.
Xong mẻ gạo, mẹ tôi đi chợ, dặn tôi coi nhà.
Thành ra tôi như bị buộc cẳng, không thể sang nhà bà Thuyết được. Thỉnh thoảng, tôi thấy tiếng bà xua gà. Có thế thôi. Tôi buồn quá.
Bỗng bà Thuyết gọi tội ở mé hàng rào, đưa tôi quả cam, và hỏi:
– Đẻ cháu đâu?
– Đẻ cháu đi chợ.
– Cháu được nghỉ mấy hôm?
– Từ hôm nay đến hết mùng tám. Cô còn ở lâu nhà chứ?
– Còn.
– Cháu thấy đẻ cháu nói cô ăn Tết ở nhà, cháu thích quá. Cô không cho Mùi sang à?
– Có, nhưng em nó chạy đâu ấy?
Tôi nhảy lên và reo:
– Thế thì Tết năm nay vui quá!
Bà Thuyết mỉm cười, hỏi:
– Đẻ đi bán gạo, hay mua gì?
– Vâng, bán gạo.
– Thế thì lâu mới về nhỉ. Cô cũng phải ra chợ một tí.
Nói đoạn, bà vào nhà. Tôi lại vơ vẩn ở sân. Tôi cầm quả cam chợt nhớ đến sự chăm sóc yêu thương của bà Thuyết đối với tôi.
Mẹ tôi kể lại rằng ngày lên hai, tôi bị một hồi chốc lở rất kinh tởm. Trừ mẹ tôi, không ai dám mó đến mình tôi. Mà trừ mẹ tôi, tôi cũng không cho ai mó đến mình tôi. Tôi khóc để phản đối, nếu có bàn tay nào chực đụng vào những chỗ đau. Cả ngày tôi ngả đầu vào vai mẹ tôi. Chỉ mẹ tôi tắm cho tôi là tôi khóc ít.
Ấy thế mà “cô Thuyết” bế nổi tôi đấy.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button