Văn học trong nước

Nhị Lan

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Bà Tùng Long

Download sách Nhị Lan ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : VĂN HỌC TRONG NƯỚC

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

LỜI TỰA

Phụ nữ đẹp ra đi làm, những vấn đề thường gặp phải, dù cách đây vài chục năm, hầu như vẫn không có gì khác hơn bây giờ. Những ông sếp mà “gia-đình-thường-không-hạnh-phúc” cứ theo tán tỉnh, rù quến. Những khách hàng quyết liệt săn đuổi. Rồi khi đã có gia đình, bắt đầu có những mâu thuẫn giữa công việc và chức năng làm vợ làm mẹ…

Được viết cách đây nhiều năm, Nhị Lan đã đi vào những nghề nghiệp rất mới mẻ của người phụ nữ thời ấy (tiếp viên hàng không, viết báo, viết sách…), đề cập đến hàng loạt vấn đề mà người phụ nữ phải giải quyết khi ra đi làm, cùng những câu chuyện muôn thuở về tình yêu, tình mẫu tử…

Bền bỉ đấu tranh cho sự bình đẳng giới cùng những quyền lợi cơ bản của chị em phụ nữ qua các tác phẩm của mình, là một trong những lý do giúp tác giả Bà Tùng Long chiếm được tình cảm của đông đảo người đọc giới nữ ở miền Nam trước năm 1975. Việc tái bản cuốn sách này còn là dịp giúp người đọc có thêm một cái nhìn về quá khứ chưa xa…

Xin trân trọng giới thiệu lại Nhị Lan, một cuốn tiểu thuyết hay của Bà Tùng Long, đến bạn đọc hôm nay.

Nxb Văn học & Phương Nam Book

ĐỌC THỬ

Ông Ngô Văn Châu là một thư ký của hãng xăng dầu. Góa vợ đã lâu, ông ở vậy nuôi hai đứa con gái. Khi mẹ chết, Mộng Lan mới được mười hai tuổi, Túy Lan nhỏ hơn chị hai tuổi. Tuy cách nhau hai năm, nhưng hai chị em giống nhau như đúc. Cả hai chị em đều đi học tiểu học ở Sài Gòn.

Ông Châu người nghiêm nghị, trạc bốn mươi tuổi, trán cao, mắt lớn, mày rậm, ít nói, nhưng đã nói gì là y như đinh đóng. Suốt đời ông cặm cụi lo làm để nuôi gia đình. Nhưng ông cũng là người rất tốt, luôn sẵn lòng giúp đỡ những người nghèo khó. Tính tình ông như thế nên gia đình, vợ con rất kính nể ông. Và vì quá kính nể nên giữa vợ chồng cũng như cha con, sự thân mật dường như không có.

Trong những bữa cơm, Mộng Lan và Túy Lan không bao giờ dám nói chuyện với cha. Và từ ngày người mẹ hiền từ chết đi, Mộng Lan và Túy Lan thấy gia đình mình như một ngôi chùa vắng. Hai chị em chỉ cười đùa trong lúc cha đi làm, hễ bóng cha vừa hiện ở ngoài cửa là hai chị em lại lặng lẽ, ai lo việc nấy. Dù hai chị em đều thấy cha mình là một người đáng quí, cần cù làm việc suốt ngày để lo cho con đủ ăn đủ mặc không thua sút người ta.

Hai chị em cùng học một lớp và sau khi thi tiểu học, hai chị em cũng được đậu vào trường trung học Gia Long, học hành mỗi ngày mỗi tiến bộ.

Ngày hai buổi ông Châu đến sở và sau giờ làm việc, ông về nhà nằm nghỉ hoặc đọc sách hay xem báo. Thỉnh thoảng ông nói chuyện với hai cô con gái và câu chuyện ông nói với con chỉ là những bài học luân lý đạo đức, cố ý khuyên con phải giữ gìn thân gái, phải noi gương người mẹ hiền, phải ráng giữ những nền nếp xưa của nước Việt Nam thuần túy.

Mộng Lan và Túy Lan là hai cô gái có sắc đẹp và rất giống nhau, giống đến nỗi người ta lầm tưởng là hai chị em song sinh. Cô nào cũng có vóc người cao lớn uyển chuyển và bộ đi tướng đứng tự nhiên dịu dàng. Với làn da trắng nuột, đôi gò má hồng, đôi mắt to và đen láy, đôi chân mày cong như vẽ, Mộng Lan và Túy Lan cùng được xếp vào hạng đẹp.

Đã vậy hai cô còn có nụ cười rất duyên dáng. Mỗi khi hai cô cười, đôi má lúm đồng tiền, cái cằm tròn trĩnh, đôi môi đỏ hồng để lộ hai hàm răng đều đặn như hai hàng ngọc, cùng làm người đối diện phải mê mải ngắm nhìn.

Mọi người đều lầm Mộng Lan với Túy Lan. Chính mấy bà giáo trong trường cũng không phân biệt được ai là chị ai là em vì giọng nói của hai người cũng giống nhau, êm dịu và ấm cúng.

Nhưng nếu ai tinh mắt hay để ý thì nhận thấy ngay rằng Mộng Lan có vẻ điềm đạm, đôi mắt có một tia sáng hiền từ, vầng trán tỏa ra một cái gì quảng đại hơn người. Mộng Lan là người phúc hậu, đời sống sẽ im lặng như dòng nước của một con sông chảy qua một cánh đồng bằng phẳng.

Túy Lan lại bồng bột, ham vui, nói cười luôn miệng.

Tính tình ảnh hưởng đến văn chương. Khi đi học, Mộng Lan viết những bài văn rất trôi chảy dễ dàng, nhưng cũng bình thường trong khuôn khổ. Còn Túy Lan lại có giọng văn sinh động khúc chiết, biến đổi tùy hứng, đọc rất thú vị.

Hai chị em khác nhau như thế, nhưng vì từ bé mồ côi mẹ, lại sống với người cha nghiêm khắc nên hai chị em đã dựa nhau mà sống một quãng đời thơ ấu đầy kỷ niệm, do vậy rất yêu thương, chiều chuộng và binh vực nhau hết sức. Không bao giờ người ta thấy hai chị em gây gổ giận hờn. Mộng Lan làm vừa lòng tất cả những điều Túy Lan muốn và Túy Lan luôn nghe lời chị mỗi khi chị phê bình một việc gì.

Mộng Lan và Túy Lan theo học bốn năm ở Gia Long đến kỳ thi Thành chung đều đậu cả.

Gia đình ông Châu là một gia đình thanh bạch chỉ đủ sống. Ông Châu tiện tặn lắm mới cho con theo đuổi học hành đến nơi đến chốn như thế.

Khi hai con đậu bằng Thành chung, ông Châu bèn khuyên con nên kiếm việc làm để có một nghề nghiệp sau này khỏi phải ăn bám chồng và rủi gặp nghịch cảnh chồng chết hay ra trận thì có thể nuôi con không đến nỗi phải nương tựa vào kẻ khác.

Mộng Lan xin vào làm thư ký cho một hãng buôn lớn. Túy Lan may mắn hơn được người quen với ông Châu giới thiệu làm tiếp viên cho một hãng hàng không, bay đường Sài Gòn, Hà Nội.

Nghề nào có cách ăn mặc nấy. Túy Lan đã thay đổi cách ăn mặc. Bộ đồng phục màu xanh đã làm Túy Lan có vẻ đẹp của các nữ tiếp viên phi hành của Nhật.

Cỡi mây về gió, Túy Lan đã tìm thấy trong nghề của mình một niềm hứng thú say sưa. Mỗi chuyến tàu mỗi đem đến cho Túy Lan một niềm vui mới, càng làm Túy Lan gắn bó thêm với nghề.

Nghề của Túy Lan là một nghề được nhiều người ham thích. Như một tờ báo Pháp đã nói, trong các nghề nghiệp của phụ nữ ngày nay, nghề của các cô tiếp viên hàng không là nghề dễ cho các cô kiếm chồng nhất. Túy Lan đọc bài báo ấy, không khỏi mỉm cười. Nhưng Túy Lan cũng đâm ra suy nghĩ.

Túy Lan vừa bước chân vào nghề một tháng thì bỗng một hôm trên chuyến bay đi Hà Nội, Túy Lan gặp một chàng thanh niên ăn mặc rất sang trọng và có khuôn mặt rất đẹp. Vầng trán rộng, đôi mắt xếch, thêm nụ cười quá duyên dáng đối với một thanh niên. Lại thêm làn da trắng và đôi môi đỏ hồng.

Thấy anh ta, Túy Lan sực nhớ đến câu nói của Mộng Lan:

– Chị rất có ác cảm với những người đàn ông có một vẻ đẹp quá mỹ nhân, vì hình như họ đã giành mất cái riêng trời cho chị em ta. Thuộc về phái mạnh, họ phải mày râu mắt ốc đầy nam tính. Thuộc về phái mạnh, họ đã không mạnh lại còn đẹp thì khó coi quá. Cũng như không gì đáng buồn cho bằng mang tiếng là ở phái đẹp mà trời lại sanh ra những chị em xấu kịch cợm.

Nghĩ đến ý chị, Túy Lan không khỏi buồn cười cho chị quá khắt khe với hạng đàn ông đẹp.

Túy Lan cũng không sao kềm được tim mình khỏi hồi hộp trước cái nhìn đầy mỹ cảm và nụ cười hết sức thân thiện của chàng trai nọ.

Cái nghề của Túy Lan buộc phải chiêu đãi khách hàng, vì thế Túy Lan không có quyền làm thinh trước những câu hỏi của chàng thanh niên nọ.

– Thưa cô, chuyến bay này có ghé Nha Trang không ạ?

Túy Lan tươi cười đáp:

– Thưa ông, không. Chuyến này chỉ ghé Đà Nẵng và Hải Phòng.

Đến giờ đem món điểm tâm, Túy Lan được người ấy tặng một câu:

– Cảm ơn cô, tôi đang ngủ, mơ màng thấy trước mắt một cô tiên xinh đẹp ban cho mình một đĩa bánh và hát cho mình nghe bản nhạc du dương. Giật mình thức dậy té ra cô tiên xinh đẹp là cô và bản nhạc du dương là giọng nói êm như ru của cô.

Túy Lan bật cười:

– Hân hạnh cho em quá!

Và suốt chuyến bay hôm ấy, lúc nào thấy mặt Túy Lan là anh chàng lại tán tỉnh.

Thấy anh chàng nói giọng Bắc ngọt ngào và toàn nói lời văn hoa bay bổng, Túy Lan tin đây chắc là một văn thi sĩ.

Nhưng rồi phi trường Bạch Mai đã là nơi chia cách hai người.

Tay xách cặp da, anh chàng ấy rút trong túi một tấm danh thiếp và nghiêng mình chào Túy Lan:

– Rất tiếc phải chia tay cùng cô. Dù sao cuộc hành trình hôm nay cũng sẽ ghi vào đời tôi một kỷ niệm không bao giờ xóa mờ được. Xin gửi cô tấm danh thiếp và rất mong được cô cho biết quý danh.

Hành khách chen nhau xuống, Túy Lan chỉ kịp bỏ tấm danh thiếp vào túi áo và lễ phép thưa:

– Tôi là Ngô Túy Lan của Hàng không Hoành Sơn.

Chàng thanh niên cảm ơn và sau khi liếc nhìn Túy Lan lần chót, vội vã bước xuống cầu thang để vào phi trường.

Về đến nhà, thay áo, thấy túi áo cộm một tấm giấy cứng, Túy Lan mới sực nhớ đến tấm danh thiếp của chàng thanh niên và tò mò lấy ra đọc.

TRƯƠNG PHI LONG

Họa Sĩ

Túy Lan không khỏi nhếch một nụ cười đắc thắng và tự nghĩ:

– Ta đoán cũng gần trúng đấy chứ. Cũng chỉ là một nghệ sĩ.

Túy Lan đã gặp biết bao câu chuyện tương tự như trên xảy ra trong lúc làm phận sự một tiếp viên trên tàu.

Những cái liếc mắt tình tứ, khêu gợi, những nụ cười dò dẫm. Những câu nói bông lơn mà cố ý, cố ý mà bông lơn, chỉ đem đến cho Túy Lan cũng như các nữ tiếp viên khác một nụ cười xã giao, hay một câu nói lễ phép lấy lệ, để rồi khi tàu đến phi trường, Túy Lan lại trở về căn nhà lặng lẽ của cha với lòng bình lặng không chút bâng khuâng nghĩ ngợi.

Nhưng rồi một tháng sau trên chuyến tàu Hà Nội – Sài Gòn, khi đang đứng nói chuyện với một bà khách quen thuộc, Túy Lan có cảm giác có ai nhìn mình từ phía sau. Túy Lan xoay lại và nhận ra Phi Long, anh chàng họa sĩ mà Túy Lan đã gặp ngày nọ.

Hai cặp mắt gặp nhau, Túy Lan gật đầu chào và anh chàng cũng lịch sự nói:

– Kìa cô Túy Lan, cô vẫn mạnh?

Túy Lan giật mình vì anh chàng nhớ rõ tên của nàng như đã học thuộc. Túy Lan nói:

– Cảm ơn ông. Ông đã gặp tôi ở đây tức là tôi không bệnh.

Phi Long cười:

– Vâng, tôi cũng biết thế, nhưng không hiểu tại sao tôi cứ quen miệng, gặp ai là hỏi câu ấy.

Túy Lan thấy mình lần này hơi ngượng nghịu không được tự nhiên vì cặp mắt của Phi Long đang sáng lên và lặng lẽ nói với nàng nhiều điều.

Túy Lan cố tránh mặt Phi Long, nhưng ba bữa ăn trên tàu từ Hà Nội tới Sài Gòn nàng vẫn phải gặp chàng họa sĩ ấy. Những lúc ấy là dịp may để anh chàng nói bóng nói gió về những nỗi nhớ nhung chờ đợi. Tàu đến phi trường Tân Sơn Nhất, Túy Lan như trút được gánh nặng và lần này cố tránh mặt Phi Long trong lúc hành khách xuống tàu.

Công việc đã xong, Túy Lan sửa soạn ra về. Khi đi qua văn phòng, Tố Ngọc, một nữ thư ký trong sở, gọi Túy Lan lại và trao cho nàng một tập giấy ngoài bìa có đề:

Kính tặng cô Túy Lan

Hàng không Hoành Sơn

Túy Lan ôm tập ra về. Về đến nhà, giở ra xem mới thấy đó là một tập vẽ toàn hình Túy Lan, bằng những nét chì linh hoạt tài tình. Túy Lan biết đó là những bức vẽ phóng bút của Phi Long và Túy Lan hết sức cảm động.

Thế rồi trên các chuyến tàu từ Nam ra Bắc hoặc từ Bắc vào Nam, Túy Lan và Phi Long đã nhiều lần gặp nhau.

Hôm nay, được nghỉ sau chuyến bay, Túy Lan đi dạo phố, mua vài món đồ, bỗng gặp Tố Ngọc. Tố Ngọc vui vẻ rủ Túy Lan:

– Hôm nay anh Phi Long triển lãm tranh ở Nhà hát lớn Sài Gòn. Chị và em đi xem chơi.

Túy Lan muốn chối từ thì Tố Ngọc nói:

– Mai chị còn nghỉ, đi chơi với em một chút đã hại gì?

Túy Lan nhận lời và hai người đến nhà hát lớn, đi xem các bức tranh. Khách xem tranh rất đông, có nhiều bức được ghi mua.

Tố Ngọc chỉ Túy Lan bức tranh một thiếu nữ miền Nam có đôi mắt to và đen giống Túy Lan như hệt:

– Anh Phi Long vẽ Túy Lan đấy. Vẽ theo trí nhớ chứ không phải vẽ theo người mẫu. Nhưng xem qua bức vẽ ta cũng có thể đoán biết anh chàng yêu Túy Lan đến bực nào.

Túy Lan đỏ mặt lườm Tố Ngọc thì Tố Ngọc nói:

– Phi Long yêu Túy Lan là quyền của anh ta. Có điều yêu anh chàng hay không là quyền của Túy Lan.

Túy Lan nhìn mấy hàng chữ dưới bức ảnh:

“Người đẹp trong mộng” – không bán

Túy Lan bực dọc:

– Chị lẩn thẩn quá. Tôi đi về đây, không muốn xem tranh nữa.

Hai chị em đang hờn dỗi nhau thì sau lưng chợt vang lên một giọng nói rất quen:

– Hai cô giận hờn gì nhau thế?

Túy Lan xoay lại đã thấy Phi Long tươi cười.

Tố Ngọc phân bua:

– Anh Phi Long bắt đền cho chị Túy Lan đi. Chị bảo sao anh vẽ hình chị mà không xin phép kìa.

Túy Lan lườm Tố Ngọc. Phi Long nói:

– Tôi vẽ người đẹp trong mộng chứ tôi có dám vẽ Túy Lan đâu. Những tranh vẽ Túy Lan tôi đã gửi hết cho cô ấy rồi mà.

Phi Long mời Túy Lan và Tố Ngọc đi xem lại từng bức vẽ và giải nghĩa rõ ràng. Khi xem hết các bức tranh, Phi Long mời hai cô đi uống nước và ba người nói chuyện với nhau rất thân mật.

Thì ra Tố Ngọc là em cô cậu với Phi Long. Túy Lan thấy trời sắp tối, bèn cáo từ ra về. Phi Long hai ba lần ngập ngừng như có điều gì muốn nói lại thôi. Tố Ngọc thấy thế liền hỏi:

– Anh Phi Long sao hôm nay ngơ ngẩn vậy! Anh bị ai hớp hồn chứ gì?

Mặc dù Tố Ngọc trêu ghẹo, Phi Long vẫn đứng thừ người. Sự hoạt bát của Phi Long làm Túy Lan ít bận lòng, nhưng sự im lặng gần như ngơ ngẩn kia chính là một hiện tượng rõ ràng của tình yêu. Túy Lan thấy tim mình đập mạnh.

Đứng im một lát, Phi Long thở dài:

– Cô Túy Lan…

Rồi lại làm thinh.

Tố Ngọc hiểu Phi Long muốn nói gì liền làm bộ:

– Chị Túy Lan đứng đợi tôi một tí nhé. Tôi chạy qua bên đường mua vài tờ báo.

Túy Lan toan đi theo bạn thì Phi Long đã nói:

– Xin cô Túy Lan đứng nán lại đây để tôi có chút chuyện thưa với cô.

Túy Lan hỏi:

– Ông có việc gì ạ?

Phi Long nói:

– Cũng không ngoài mục đích giải quyết một vấn đề trong lòng thôi, cô ạ. Cô có cho phép tôi nói không?

Trước sự đường đột của Phi Long,Túy Lan đành nói:

– Tôi chưa được hân hạnh quen ông nhiều, tôi thấy hình như ông quá nông nổi đối với một vấn đề như ông vừa bảo là vấn đề trong lòng.

– Cô nói cũng phải. Nhưng tôi gặp cô và quen cô đã lâu rồi chứ.

Và Phi Long tỏ bày một hơi, sự ngượng nghịu đã tan đâu mất:

– Tôi, họa sĩ Phi Long, hai mươi lăm tuổi, tốt nghiệp trường Mỹ thuật. Tay chân lành mạnh, đầu óc tỉnh táo. Tim chưa yêu ai cũng chưa được ai yêu. Trước kia cha mẹ giàu có, trong trận giặc vừa qua cha mẹ mất hết, cửa nhà sụp đổ, tiền bạc không còn. Trên trần gian chỉ có một mình trơ trọi, không anh em thân thích. Hiện nay sống nghề tự do, muốn vẽ ai thì vẽ. Có thể lập gia đình và bảo đảm đời sống của vợ con… Chẳng hay với các điều kiện trên, cô có thể nhận đơn của tôi không?

Túy Lan buồn cười trước lời tỏ tình quá dễ nghe ấy nên nói:

– Ông làm quảng cáo khá quá, và đơn gì đâu mà bảo tôi chấp thuận?

– Trời ơi! Sao cô cứ giày xéo lên mối tình chân thật của tôi như thế?

– Tôi đâu dám. Nhưng mà việc này không phải quyền ở tôi. Cha tôi là người rất nghiêm nghị, ông muốn việc gì cứ đến thưa với cha tôi.

– Đành rằng thế, nhưng tôi muốn biết ý kiến cô trước đã.

Túy Lan cúi đầu suy nghĩ. Phi Long nhìn nàng với đôi mắt dò xét. Dưới mái tóc đen mướt và vầng trán cao, đôi mắt đẹp kia đang bối rối che giấu một sự cảm động.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button