Văn học trong nước

Người Anh Cả

coffee_and_books1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả :  Lê Văn Trương

Download sách Người Anh Cả ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  SÁCH VĂN HỌC TRONG NƯỚC

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng PDF                   Download

Định dạng MOBI                 Download

Định dạng EPUB                Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lê Văn Trương sinh tại làng Đồng Nhân, nay là khu phố Thịnh Yên, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.
Cha ông là Lê Văn Kỳ, gốc người Hà Đông cũ, lên lập nghiệp ở Bắc Giang (nay là phố Nghĩa Long, thành phố Bắc Giang). Mẹ ông là bà Nguyễn Thị Sâm.
Thuở nhỏ, Lê Văn Trương học tiểu học ở Bắc Giang. Năm 1921, ông theo cha về Hà Nội thi vào học trường Trung học Bảo hộ (tức trường Bưởi, Hà Nội). Học đến năm thứ ba (có sách ghi năm thứ hai) thì bị đuổi, vì cùng với một vài bạn cầm đầu cuộc phản kháng chống lại một Hiệu trưởng người Pháp đã mắng học sinh người Việt là “Sale Annamite” (“Tên An Nam bẩn thỉu!”).
Năm 1926, sau khi đi học thêm, Lê Văn Trương thi đậu vào Sở Dây thép Đông Dương (Bưu điện Đông Dương). Mãn khóa, ông được bổ đi làm tại Battambang (Campuchia). Ở đây, ông cưới cô Ngô Thị Hương [2], một nữ sinh trường Battambang, và là con cả trong một gia đình người Việt đang cư trú nơi đó.
Năm 1930, ông chán nghề công chức, bỏ đi khai khẩn đồn điền ở huyện Monkolboray, thuộc tỉnh Lovea (Campuchia), giáp biên giới Thái Lan.
Sau khủng hoảng kinh tế 1931-1932, sau khi bị phá sản, ông đi làm thầu khoán, buôn bò, buôn ngọc, buôn lậu…có khi sang tận Thái Lan, Trung Quốc.
Năm 1932, ông trở về nước tham gia làng báo, làng văn ở đất Bắc, cộng tác với báo Trung Bắc tân văn, với nhà xuất bản Tân Dân và các cơ quan ngôn luận của nhà xuất bản này: Tiểu thuyết thứ Bảy, Phổ thông bán nguyệt san, Ích hữu, Truyền bá.
Năm 1937, Lê Văn Trương được Chủ nhiệm Vũ Đình Long cho làm Chủ bút tờ Ích Hữu. Cuối năm đó, ông chủ trương ra tờ tuần báo Ích hữu đổi mới, và sau nữa là tờ Việt Nam hồn. Thời này, ông thường đi đôi vớiTrương Tửu, cổ xúy cho cái “triết lý về sức mạnh”.
Sau 1945, ông làm chủ tịch Ủy ban Đãi vàng Bắc Bộ một thời gian rồi vào Tiểu ban Văn nghệ thuộc Ban Tuyên huấn thuộc Phòng Chính trị Liên khu III.
Lê Văn Trương có tham gia chiến dịch đánh Pháp ở Nam Định (28 tháng 5 năm 1951 – 20 tháng 6 năm 1951), và ở Hòa Bình (tháng 12 năm 1951 – tháng 1 năm 1952) và đã tường thuật lại trong cuốn tiểu thuyết “Tôi là quân nhân”, nhưng bị phê phán tơi bời là đề cao “chủ nghĩa anh hùng cá nhân”.
Buồn chán, nhân bệnh gan cũ tái phát ông đến Ủy ban Hành chính kháng chiến Liên khu III (lúc ấy đóng ở Xích Thổ, tỉnh Ninh Bình) xin phép được về thành (Hà Nội) chữa bệnh (1953). Về lại Hà Nội, ông cộng tác với báoMới ở Sài Gòn, và viết sách.
Đầu năm 1954, ông vào Sài Gòn làm thầu khoán, viết báo, tái bản sách. Năm 1959, ông làm việc cho Đài phát thanh Sài Gòn được một thời gian thì gặp chuyện không may: Vì trùng tên với một người dám đả kích bà Cố vấn Ngô Đình Nhu (tức Trần Lệ Xuân), ông bị gọi vào Phủ Tổng thống làm việc. Mặc dù đã minh oan và cả sau khi sự việc đã rõ, bà Trần Lệ Xuân vẫn dửng dưng không đính chính. Ông bị đài Phát thanh sa thải. Cảnh nhà hết sức quẫn bách cộng thêm nỗi sách in ra không bán được, công việc kinh doanh cũng đình đốn.
Ngày 25 tháng 2 năm 1964, Lê Văn Trương mất tại một căn nhà hẹp ở hẻm Bùi Viện, Sài Gòn (nay thuộc phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), trong cảnh nghèo đói và tật bệnh, lúc 58 tuổi.
Mộ phần ông và vợ ông (Ngô Thị Hương) hiện ở tại Gò Sao thuộc Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.
(Wikipedia)


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button