Văn học trong nước

Ngõ Lỗ Thủng

ngo-lo-thung-trung-trung-dinh1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Trung Trung Đỉnh

Download sách Ngõ Lỗ Thủng ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  VĂN HỌC TRONG NƯỚC

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng ebook                 

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Tôi không có ý định làm văn chương ở những cái ghi chép nhỏ về những chuyện tình trong ngõ Lỗ Thủng này. Bởi bấy lâu nay, giới văn chương nước nhà dấy lên một cuộc cãi lộn khá sôi nổi, về nhân cách của nhà văn. Một bên khen ông Nguyễn Huy Thiệp là viết hay, viết sắc sảo và trung thực. Còn một bên chửi ông Thiệp là đồ bịp bợm, ăn nói văng mạng, tục tĩu đểu cáng. Thậm chí có người, để chứng tỏ chính kiến của mình, đã tuyên bố rất hùng hồn rằng, loại văn sĩ như Nguyễn Huy Thiệp thì không có cách xử lý nào hơn là đem chém!

Tôi phải xin lỗi nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, vì tôi chưa có dịp được gặp ông lần nào, cũng chỉ là mới đọc truyện của ông thôi. Truyện nào của ông được in ra tôi cũng tìm đọc. Và càng đọc, tôi càng phục ông. Thế mới biết cái sự khen chê ở đời lắm điều phức tạp. Nhưng cũng nên nghĩ cho nhẹ nhàng, cho giản dị, thì đó chẳng qua chỉ là quan niệm của mỗi người. Đến như ông Vũ Trọng Phụng hồi xưa, trung thực, sắc sảo là thế, vẫn có người tìm ra điều để mà chê, để mà trách nữa là.

Cái truyện mới nhất của ông Thiệp mà tôi được đọc là truyện “Cún”. Tôi cứ hình dung chàng “Cún” của ông đang tồn tại trong ngõ Lỗ Thủng chúng tôi. Tôi sống ở ngõ Lỗ Thủng này có tới hơn chục năm rồi. Kỳ thực thì, nếu làm cuộc phỏng vấn, hẳn chẳng ai muốn mình phải sinh ra và lớn lên trong cái ngõ Lỗ Thủng tối tăm bùn lầy ấy. Thế nhưng, số kiếp con người ta nó cứ khác nhau. Khác nhau một cách ngang ngược, khiến cho bản thân chúng tôi, những người sống trong ngõ, lại không bao giờ tự đặt ra câu hỏi để mà trả lời. Có lẽ cũng vì vậy mà người ta mới cần đến thứ văn chương trần trụi, đời thường. ở ngõ Lỗ Thủng chúng tôi sống, toàn dân tứ chiếng giang hồ, sau ngày giải phóng Thủ đô, dạt tới đây, tụ lại đây trên một khu rác rưởi và lần mò kiếm sống. Công bằng mà nói, chính là nhờ có công trình xây dựng Thủ đô, cái công viên này mới được xây dựng. Có công viên lên rồi thì ngõ Lỗ Thủng chúng tôi mới được hình thành.

Có lẽ chỉ vì đời sống quá lam lũ, nên đám dân trong ngõ chúng tôi ít có dịp đặt vấn đề văn hóa, ấy là nói lối sống văn hóa, chứ còn học chữ thì cũng có. Trẻ con trong ngõ thường cũng phải học hết lớp năm, lớp bảy rồi mới thôi. Cũng có người đi đại học, thành kỹ sư, bác sĩ, thành thầy giáo rồi. Nhưng những người thành đạt ấy thường nhanh chóng tìm cách thoát khỏi cộng đồng. Và lối sống trong ngõ thì vẫn dữ, ngày càng dữ, chưa hề có dấu hiệu gì khả quan. Ngay bây giờ tôi có thể dẫn bạn đi ngang qua một dãy nhà, ba phút, bạn có thể nghe rõ không dưới ba câu chửi tục. Rất tục. Tục tới mức không thể tục hơn thế. Nếu bạn tới đây lần đầu, hẳn bạn sẽ rất ghê tởm. Còn nếu bạn phải buộc ở đây một ngày, bạn sẽ rất kinh hoàng, chỉ vì phải chứng kiến những cảnh sống “không còn biết thế nào.” Ai lại bố nói với con: ” …Mẹ mày?”- (tôi bỏ cái chữ đầu đi để bạn đỡ ngượng khi phải đọc nó, chứ còn tôi thì nghe quen rồi). “Mày là thằng mất dạy!” Con trả lời bố: “… Mẹ! Có ông mất dạy thì có. Có đứa… nào dạy tôi đâu?”- “A! thằng này khốn lạn, mày cãi lại ông hả?” – “Thì tôi hỏi ông, ông không mất dạy, sao lại đẻ ra tôi là thằng mất dạy?… Mẹ!” – Bà mẹ xen vào: “…Tổ mẹ cái thằng mặt… Ai bảo mày đem bán cái quạt có hai chục ngàn để lấy tiền uống rượu? Còn bai cái mồm ra cãi nhau với con!” –

Ấy là bà vợ mắng ông chồng chứ không phải chửi con đâu nhé! Cứ tưởng như họ sắp giết nhau không bằng. Kỳ thực chỉ là hơi bực nhau tí thôi. Mà cái sự bực nhau kiểu ấy có mà suốt ngày, hai bốn trên hai bốn, nếu như ngần ấy thời gian họ cùng có nhau ở nhà! Xin bạn chớ vội lo ngại, bởi vì bạn cũng sẽ được chứng kiến những cảnh tươi mát, ví như ngoài xã hội có cái gì, thì trong ngõ chúng tôi cũng không đến nỗi kém cạnh. Không phải chúng tôi không biết sống hoa lá cành đâu nhá. Có cả đấy! Có cả mừng sinh nhật các cháu bằng hoa hồng, bánh ga tô, mừng đám hỏi, đám cưới trầu cau. Nghi lễ, hương khói ngày rằm, mùng một, vòng hoa khi chết, nâng li, cụng chén đến nơi đến chốn vào dịp tết nhất, hội hè, lễ lạt. Tóm lại là có đủ, nhưng theo cái lối tiến hành riêng, cái cách biểu hiện riêng, cách thẩm định riêng. Và vì thế, chia buồn, chia vui cũng đặc sắc, âu yếm hay tức giận, không nhất thiết theo một lề thói nào.

Tôi sống được ở đây không phải tôi tài giỏi gì. Là một anh nhà báo quèn, lại làm việc ở một tòa báo ngành, chẳng mấy ai để ý đến tờ báo lá cải ấy. Thêm nữa, tên tuổi tôi cũng chưa có gì đặc biệt nổi lên trong giới, và tôi được sống tự nhiên, ít ai để ý. Tôi sống độc thân, thỉnh thoảng mới về nhà. Mà cái nhà tôi mua lại là do anh Gù mách mối, thành thử chẳng ai dám đụng chạm tới tôi. Uy danh của anh Gù trong ngõ có thể xếp vào bảng A. Thật cũng khôi hài, một thằng lành lặn, khoẻ mạnh, có công ăn việc làm, đi Nam, về Bắc, ra sống, vào chết, lại phải núp dưới cái bóng của thằng Gù! Đây là lời bình luận của ông tiến sĩ, thư ký tòa soạn, người bạn già tốt bụng của tôi.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button