Văn học trong nước

Ngõ Cây Bàng

ngo cay bang sach ebook1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Nguyễn Thị Ngọc Tú

Download sách Ngõ Cây Bàng ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  SÁCH VĂN HỌC TRONG NƯỚC

Đọc thử Xem giá bán

DOWNLOAD

Định dạng PDF                   Download

Định dạng MOBI                 Download

Định dạng EPUB                Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

… Có lẽ trời đã gần sáng. Tôi bỗng nhiên thức giấc. Từ nhà ngoài, qua cửa sổ và tấm màn buông rủ, thoảng vào một mùi hương thơm lạ lùng, tôi bật ngọn đèn ngủ đầu giường. Căn phòng bừng lên một thứ ánh sáng xanh mát dịu dàng. Những bức tranh treo trên tường như cũng thức dậy làm cho căn phòng có vẻ chật chội hơn và cũng ấm áp hơn. Bên cạnh tôi, bé Liên vẫn ngủ say. Bé nằm nghiêng, mái tóc tơ mềm xõa trên gối, một tay bé vòng ôm ngang người tôi. Cạnh bàn làm việc, trên ghế tựa là cái ba lô to sụ để cạnh cái túi nhỏ thò ra những hộp gỗ, bảng gỗ, bút lông và cái ca sắt, cái bi đông… lúc này như nói với tôi điều gì. Tôi khẽ gỡ tay Liên ra, kéo con nằm thẳng lại rồi ngồi lên.

— Vọng ơi! – Tiếng mẹ gọi ở nhà ngoài.

— Dạ! – Tôi thưa khẽ.

— Con dậy làm gì sớm thế? Ngủ thêm lúc nữa không đi xa, mệt lắm. – Tiếng mẹ lẫn trong tiếng dép lê nhè nhẹ.

Tôi nhìn đồng hồ báo thức. Đã bốn giờ rồi! Chỉ còn hai tiếng nữa là trời sáng và cũng chỉ còn độ hai tiếng nữa là tôi lên đường.

— Mẹ già rồi ngủ ít, con cứ ngủ thêm đi, mẹ thắp nén hương cho thơm nhà – Mẹ nói và lại đánh diêm. Tôi biết mẹ thắp hương lên bàn thờ tổ tiên và thắp hương cho bố. Bao giờ cũng thế, trong nhà cứ có đứa con nào đi xa là mẹ lại thắp hương lên bàn thờ và khấn lầm rầm.

— Đêm qua con khó ngủ quá! Không hiểu sao mà mắt cứ cứng đơ ra mẹ ạ! Tôi nói và ra khỏi giường.

— Không phải nghĩ ngợi lo lắng gì, mọi sự đâu sẽ vào đấy cả thôi. Con đi ít lâu rồi con lại về. Cháu ở nhà với bà. Con của cái Ân chưa đầy một tuổi nó đã để cho mẹ chồng nuôi đi học hàng năm trời nữa là cái Liên hơn bốn tuổi rồi còn gì?

— Con có lo gì về cháu đâu, cháu ở nhà có bà trông nom con yên tâm lắm nhưng trước mỗi chuyến đi xa con cứ nghĩ ngợi nhiều.

— Đi như tôi, ngồi như buộc, con đi độ bao lâu?

— Con chưa biết, mẹ ạ! Có thể lâu, có thể chóng, nếu như gặp được thuận lợi thì cũng nhanh thôi.

— Cứ làm xong việc hẵng về! Cái Liên ở nhà với bà chỉ có béo ra chứ không gầy đi đâu. Cốt làm sao cho thằng Trung quốc không đánh đến đây là được rồi – Mẹ nói và lấy gạo thổi cơm.

— Thằng Tàu thì làm sao mà đến được đây? Bà ở nhà đừng cho cháu ăn mía hại răng, bà nhé! Tối đi ngủ nhớ bắt cháu nó ngậm nước muối, bà thì nhớ uống thuốc Pô – ly nhé, con thấy bà cứ quên luôn.

— Tao nhớ rồi! Con lên đây có gặp bố cái Liên không?

— Con cũng chưa biết đơn vị anh ấy có còn ở chỗ cũ hay không. Con có mua quà cho anh ấy đây nhưng có khi khó gặp, mẹ ạ.

— Con mang lủng củng quá nhỉ, lại không quen đi núi…

Mẹ nhắc cái túi, cái ba lô lên xem rồi lại đặt xuống.

— Cái nghề của con nó thế, đi đâu là cứ lỉnh cà lỉnh kỉnh. Cái bi đông này vừa để lấy nước uống vừa lấy nước vẽ…

Tôi nói và để thêm vào trong túi cái bảng nhỏ với mấy cái kẹp giấy. Biết nói thế nào để mẹ hiểu về công việc của tôi và những con tem mà tôi định vẽ. Bao nhiêu con tem ra đời trong ngôi nhà nhỏ này rồi nhưng công việc bao giờ như cũng mới. Có những ngày tôi lang thang trên các đường phố Hà nội, ngước nhìn lên các gác cao những ngôi nhà có phong lan. Không biết bao nhiêu nhà có phong lan và tôi đã vẽ bao nhiêu phác thảo để có một bộ tem về phong lan. Rồi bộ tem về quả. Mỗi lần tôi ngồi vẽ, mẹ thường đứng xem và có nhiều ý kiến.

— Con vẽ những quả chuối này trông hình thì giống như màu của nó không đẹp, không phải màu của quả chuối ngoa, màu chuối dấm chứ không phải màu chuối chín cây.

Tôi chịu những ý kiến của mẹ. Tôi sửa chữa và những bức tranh hoặc những con tem đẹp hơn. Trong thời gian này tôi định dành toàn bộ đợt đi thực tế để lên biên giới và sẽ làm một bộ tem vẽ biên giới những ngày chống giặc, về những người chiến sĩ. Hôm nghe tôi nói, mẹ hỏi “Thế con vẽ tem ngay ở trên ấy hay về nhà mới vẽ?” – “Về nhà, mẹ ạ! Con đi chỉ phác thảo thôi, ở đấy không có điều kiện.” “Ừ, cứ vẽ phác ra đấy rồi về nhà hãy làm tem…”

Lúc này mẹ đã ngồi bên bếp lửa và mùi cơm gạo mới thơm lừng. Nét mặt mẹ có vẻ nghĩ ngợi. Có lẽ mẹ đang nghĩ đến những con tem của tôi. Xinh xinh nhỏ bé, tôi có một tập nhỏ mẹ cất vào trong tủ, những con tem của tôi để riêng, những con tem của người khác để riêng. Từ ngày bé Liên lên hai, bập bẹ biết nói và thích xem tranh thỉnh thoảng mẹ lại lấy tập tem ra cho bé xem. Mẹ biết cách xem tem mà tôi bầy cho mẹ. Bàn tay già nhăn nheo run run cầm cái panh nhỏ gắp từng con tem và giới thiệu tỉ mỉ từng cái một làm con bé con thích thú cười tít mắt.

Bức tranh tôi vẽ mẹ bằng sơn dầu treo ngay trên bức tường ở giữa nhà. Thỉnh thoảng, tôi biết mẹ lại nhìn lên bức tranh ấy và cười một mình. Có một lần, mẹ nói:

— Bây giờ mẹ mới hiểu con cần hộp màu mười sáu ô để làm gì. Chứ ngày ấy tuy biết là con thích nhưng mẹ vẫn chả hiểu để làm gì…

Hộp màu mười sáu ô, có khi bây giờ ngồi bên bếp lửa mẹ lại nhớ cả đến chuyện ấy cũng nên! Nhà đun dầu hỏa nhưng mẹ vẫn thích đun củi, nhất là trong những ngày mùa đông. Trong nhà có bếp lửa đỏ và những cục than hồng thật là ấm cúng. Tôi chạy ra ngoài sân, tập thể dục rồi đến ngồi bên bờ giếng. Cái giếng thơi nhỏ bé thành xây cao, nước không nhiều nhưng trong suốt là một vật kỷ niệm của gia đình được giữ lại mặc dù nhà đã có máy nước. Cái giếng hàng ngày soi bóng cuộc sống chúng tôi. Mặt nước xóa đi mọi dấu vết nhưng không hiểu sao cứ mỗi khi nhìn thấy bóng mây in dưới đáy giếng tôi lại nhớ đến bao nhiêu điều. Riêng mẹ, mẹ vẫn thích dùng nước giếng và hình như tiếng gầu va vào trong thành giếng làm cho mẹ vui vui. Mẹ nói:

— Chả bù với ngày trước cả ngõ cũng chỉ có một cái giếng…


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button