Văn học trong nước

Nếu Ngày Mai Không Bao Giờ Đến

neu-ngay-mai-khong-bao-gio-den1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Sưu tâm & Biên Tập : Trần Trọng Sâm

Download sách Nếu Ngày Mai Không Bao Giờ Đến ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : VĂN HỌC TRONG NƯỚC

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời nói đầu.

Một truyện hay không phải ở chỗ dài bao nhiêu mà ở chỗ chứa đựng bao nhiêu bài học, bao nhiêu ý nghĩa về cuộc sống.

Tinh hoa của tư tưởng không phải ở chỗ do ai nói ra mà ở chỗ nó nghiệm chứng được bao nhiêu sự thực, có được bao nhiêu hành động ý nghĩa trong thực tế.

Những truyện này được chọn lọc trong rất nhiều truyện hay của cổ kim đông tây, trong ngoài nước, so với những lý luận trừu tượng, chúng đã thể hiện được đạo lý nhân sinh một cách đơn giản, trực tiếp và dễ hiểu nhất, chấn động đến suy nghĩ của mỗi người. Nội dung của các câu chuyện đề cập đến nhiều vấn đề về tư tưởng và chân lý, ý chí và lòng tin, gian nan và cơ hội, lựa chọn và vứt bỏ, chức nghiệp và sự nghiệp, kinh doanh và quản lý, cuộc sống và của cải…, có thể giúp bạn đọc cảm ngộ một cách nhẹ nhàng về cuộc đời, tìm được đáp án mưu cầu về hạnh phúc và thành công.

Trần Trọng Sâm

ĐỌC THỬ

Không tàu nào không bị thương.

Tại thành phố cảng Barcelona – Tây Ban Nha có một xưởng đóng tàu cỡ lớn. Xưởng này có một bảo tàng trưng bày mô hình tàu. Do có lịch sử đóng tàu lâu đời, bảo tàng này đã có gần 10 vạn kiểu mô hình.

Điều đặc biệt của bảo tàng không phải là việc có nhiều mô hình tàu mà là có nhiều chiến tích được ghi lại trên các mô hình đó.

Ví dụ, tàu Công chúa Tây Ban Nha đã ghi như thế này: “Con tàu này hạ thủy năm 1884, đã hoạt động trên biển 50 năm. Trong 50 năm này 138 lần xuyên qua núi băng, 116 lần chạm phải đá ngầm, 27 lần bị bão vặn gãy cột buồm, 21 lần vì sự cố nên bị mắc cạn, 13 lần gặp cướp biển, 9 lần đâm phải các tàu khác, nhưng chưa từng bị chìm”.

Ngoài ra, trên bức tường ở giữa bảo tàng có ghi: “Xưởng này đã thành lập được 300 năm, đã xuất xưởng gần 10 vạn con tàu lớn nhỏ. Trong đó có 6000 tàu bị chìm ở biển khơi, có 8000 tàu bị hư hỏng nặng không thể phục hồi được, có 6 vạn tàu đều gặp nạn trên biển, mỗi tàu từ 20 đến 30 lần. Nghe nói, những người đã đến đây tham quan đều rất bất ngờ và nhận ra được những bài học sâu sắc. Đã là tàu hạ thủy không có tàu nào không từng bị thương. Cuộc đời con người chẳng phải cũng vậy sao?

Chim én qua đông.

Cuối thu, tiết trời mỗi một giá lạnh. Một con én luyến tiếc phương Bắc, nấn ná chần chừ mãi, không chịu bay về phương Nam tránh rét. Cuối cùng, dù muốn cũng không kéo dài được nữa, nó quyết định ngày mai khởi hành.

Sáng sớm ngày khởi hành, sau khi tỉnh dậy, én phát hiện tình hình bên ngoài khá gay go, vội ngẩng đầu khỏi tổ để quan sát.

– Ôi! Tuyết rơi rồi, tuyết rơi rồi!

Én nói xong liền vụt bay khỏi tổ hướng về phương Nam.

Tuyết rơi mỗi lúc một dày, đôi cánh bị ướt làm cho én cảm thấy thân thể mình mỗi lúc một nặng, không thể bay nhanh được. Cuối cùng sau hơn 2 giờ bay, én như bị đóng băng, mệt quá nên nó đã rơi xuống một bãi cỏ, và rồi cũng bị tuyết phủ một lớp mong mỏng.

Sang ngày thứ hai trời tạnh, một con bò đi qua để lại một bãi phân cạnh chỗ én nằm. Nhờ hơi ấm của bãi phân bò, én dần dần tỉnh lại. Thấy yên tĩnh quá, én vui mừng hớn hở và bỗng hát ca như để tận hưởng giờ phút yên bình.

Đúng lúc này, một con mèo hoang đi qua nghe thấy tiếng chim kêu, liền theo hướng có âm thanh tìm đến. Rất nhanh nó thấy én đang nằm cạnh đống phân. Nó lập tức lao tới vồ lấy và ăn thịt con én.

Bán lược.

Ông chủ một công ty nọ đưa ra một yêu cầu rất oái ăm: Bán lược cho hòa thượng.

Được giao nhiệm vụ, ba nhân viên bán hàng vai đeo ba lô hướng đến các nhà chùa.

Nhân viên bán hàng thứ nhất nghĩ mãi, không tìm được cách nào để giới thiệu hàng. Chỉ nói được mấy câu:

– Lược của tôi rất tốt, giá lại rẻ, hòa thượng mua dùng thử thì biết.

Kết quả người này không bán được cái nào.

Nhân viên bán hàng thứ hai thông minh hơn, anh nói với hòa thượng:

– Thường xuyên dùng lược cà đầu, có thể giúp cho khí huyết lưu thông, có lợi cho việc kéo dài tuổi thọ.

Cuối cùng người này cũng bán được hơn chục chiếc.

Nhân viên bán hàng thứ ba khi trở về công ty, với điệu bộ rất hồ hởi, phấn khởi, nói:

– Tôi bán hết sạch. Tôi nói với vị sư trụ trì: “Bạch thầy xem! Khách đến vãn cảnh chùa, cúng lễ xong, mái tóc không còn được như trước nữa. Bạch thầy trên mỗi bàn để mấy chiếc lược, khách thập phương có thể chải đầu, khiến họ càng cảm thấy thiện tâm của Bồ tát. Hoặc bạch thầy có thể tự tay viết trên lược này mấy chữ lược tích thiện tặng lại cho khách thập phương đã có hảo tâm công đức, thì ý nghĩa càng lớn biết bao. Nghe tôi nói xong, sư trụ trì liền quyết định mua hết. Còn dặn tôi cứ cách vài ba tháng lại đến một lần.

Nghe xong mọi người trong công ty đều vỗ tay tỏ lòng khâm phục.

Nhà sư mù.

Vì gia cảnh nghèo túng, cha mẹ không nuôi nổi anh, người bẩm sinh bị mù hai mắt, nên đành xin cho anh đi tu ở một ngôi chùa.

Trải qua nhiều năm tu tập, anh đã tinh thông kinh Phật. Đến năm 20 tuổi, anh được sư phụ là lão phương trượng phong cho là “Hành Khước Tăng”(1), giao cho nhiệm vụ “vân du tứ hải” giải thoát khổ nạn cho nhân gian. Sau đó, lão phương trượng đưa cho anh một bọc giấy, một cây gậy dò đường, rồi dặn dò:

– Trong bọc giấy có phương thuốc gia truyền, ta đã tìm được trong dân gian, nó có thể giúp con sáng mắt. Nhưng trước khi mở bọc giấy này, con phải làm được một công việc: Đi truyền kinh Phật cho tới khi hỏng hết 10 cây gậy dò đường.

Vâng lời dạy của lão phương trượng, anh lên đường.

Năm này qua năm khác, anh luôn luôn làm đúng theo lời dạy của sư phụ. Truyền bá kinh Phật, cầu siêu cho nhiều vong linh khổ nạn, không biết đã nếm trải bao mưa gió, vượt qua bao dặm đường, trong lòng anh chỉ một hy vọng: Bao giờ dùng hết 10 cây gậy dò đường để mở bọc giấy lấy phương thuốc chữa cho sáng mắt. Nhưng gậy dò đường của sư phụ giao cho anh rất chắc, đi hết sáu năm mới phải bỏ đi.

Cứ như vậy, nhà sư này đi truyền kinh Phật cho đến khi dùng hết 10 cây gậy và trở thành một ông lão 80 tuổi, tóc đã bạc trắng. Khi nhà sư mù hết sức vui mừng đưa bọc giấy cho chủ một tiệm thuốc, chủ tiệm liền bảo rằng:

– Trong bọc giấy không hề có một vị thuốc nào.

Nhà sư mù hoảng hốt, suy nghĩ một lát ngộ ra điều mà sư phụ nhắn nhủ nên hết sức mừng rỡ thốt lên:

– Sư phụ! Xin cảm tạ sư phụ. Sư phụ đã dùng phương thức này để cho con luôn sống trong hy vọng. Con không còn cảm thấy oán trách cuộc đời này.

Nơi cao nhất của núi.

Rất nhiều năm về trước, ở một nơi rất xa xôi, một vị tù trưởng mắc bệnh nguy kịch. Để chọn tù trưởng thay thế mình, ông cho người gọi ba thanh niên ưu tú nhất trong bộ tộc, nói với họ:

– Ta sắp sửa rời trần thế, các con hãy vì ta làm một việc cuối cùng. Các con biết cả đời ta đều một lòng thờ cúng ngọn núi cao thần thánh trước mặt các con đó. Bây giờ ta yêu cầu các con cố hết sức leo lên đỉnh núi, leo đến nơi cao nhất. Sau khi trở về, nói cho ta rõ các con đã thấy những gì?

Ba thanh nhiên nghe rõ ý nguyện của tù trưởng rồi lập tức lên đường.

Đi được nửa đường, một thanh niên nghĩ bụng: “Nói về sức lực, sức ta không bằng họ. Đợi leo lên đỉnh núi rồi mới trở về, sợ tù trưởng đã trở thành người thiên cổ. Mình thông minh lanh lợi như thế này, sao lại có thể để cho người khác chiếm mất ngôi vị?”. Nghĩ đến đây, thanh niên này quyết định quay trở về.

Để có thể nói với tù trưởng những gì mình thấy, anh cố gắng đi tiếp đến chân núi, ngắm nhìn quang cảnh một lúc, cố ghi nhớ những hình ảnh ấn tượng. Trở về bên cạnh tù trưởng, anh kể lại như sau:

– Con đã trèo lên tận đỉnh núi. Con nhìn thấy nhiều khe suối trong veo chảy róc rách. Cây xanh rậm rạp, hoa cỏ tốt tươi, chim hót líu lo, phong cảnh thật tuyệt vời.

Tù trưởng nghe xong, lắc đầu nói:

– Con ạ! Nơi có nhiều chim hót, hoa cỏ tốt tươi không thể là đỉnh núi được, chỉ có thể là chân núi mà thôi.

Người thanh niên thứ hai lên đến lưng chừng núi, tim đã đập thình thịch, liền bắt đầu than thở: “Núi này cao hơn 2000 mét, lên đến đỉnh núi phải mất nửa ngày. Nếu mình về muộn, hẳn là không đến phần mình. Không gì bằng trở về ngay. Tù trưởng có hỏi, mình nói phong cảnh ở đây cũng đủ rồi, chắc cũng chẳng khác gì đỉnh núi”.

Nghĩ vậy, anh liền quay về nói với tù trưởng:

– Con đã leo lên đến đỉnh núi, con nhìn thấy không biết bao nhiêu cây tùng, cây bách thân cây lớn đến mức mấy người ôm không xuể. Chung quanh núi có rất nhiều chim chóc bay lượn…

Tù trưởng vừa nghe đến đây đã xua tay, lắc đầu nói:

– Đó không phải là đỉnh núi, là sườn núi mà thôi.

Bây giờ chỉ còn người thanh niên thứ ba. Trời tối vẫn chưa thấy anh ta trở về. Một giờ, hai giờ, ba giờ sau đó cũng không thấy anh trở về. Trong lúc mọi người đang rất lo lắng cho an nguy của anh thì anh đột ngột xuất hiện, quần áo nhem nhuốc, dáng vẻ mệt mỏi bước vào nhà.

Nói đến phong cảnh đỉnh núi, vẻ mệt nhọc của anh hầu như biến mất, mắt như long lanh hơn. Anh nói:

– Trên đỉnh núi thực tế là không có gì cả, chỉ có gió thổi vù vù, nhìn lên chỉ có bầu trời xanh thăm thẳm. Con nhìn thấy duy nhất chính mình. Con có cảm giác như một mình trơ trọi giữa trời đất. Trong thời khắc này, con như quên hết kiêu ngạo và thỏa mãn, hơn nữa tự nhận thấy xấu hổ và hối hận về những gì con đã làm trước đây.

Tù trưởng nghe đến đây, mỉm cười nói:

– Con ngoan của ta! Đúng là con đã leo lên đến đỉnh núi. Theo truyền thống của bộ tộc, ta lập con làm tù trưởng mới. Chúc phúc cho con.

A! Hóa ra nơi cao nhất của ngọn núi không hề có gì.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button