Văn học trong nước

Mười câu chuyện văn chương – Nguyễn Hiến Lê

muoi-cau-chuyen-van-chuong-ebook1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Nguyễn Hiến Lê

Download sách Mười câu chuyện văn chương – Nguyễn Hiến Lê ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH VĂN HỌC TRONG NƯỚC

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Trọn bộ ebook :                 PDF | PRC | EPUB

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3, GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Nguyễn Hiến Lê quê ở làng Phương Khê, phủ Quảng Oai, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc huyện Ba Vì, Hà Nội). Xuất thân từ một gia đình nhà Nho, ông học tại Hà Nội, trước ở trường Yên Phụ, sau lên trường Bưởi.

Năm 1934, ông tốt nghiệp trường Cao đẳng Công chính Hà Nội rồi vào làm việc tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ, bắt đầu quãng đời nửa thế kỷ gắn bó với Nam bộ, gắn bó với Hòn ngọc Viễn Đông.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông thôi làm ở sở, đi dạy học ở Long Xuyên. Năm 1952 chuyển lên Sài Gòn mở nhà xuất bản và biên dịch sách, sáng tác, viết báo.

Những năm trước 1975 và cả trong thời gian sau này, Nguyễn Hiến Lê luôn là một cây bút có tiếng, viết miệt mài và là một nhân cách lớn.

Trong đời cầm bút của mình, đến trước khi mất, ông đã xuất bản được hơn một trăm bộ sách, về nhiều lĩnh vực: văn học, ngôn ngữ học, triết học, tiểu luận phê bình, giáo dục, chính trị, kinh tế, gương danh nhân, du kí, dịch tiểu thuyết, học làm người… Tính ra, số bộ sách của ông được xuất bản gần gấp 1,5 lần số tuổi của ông và tính từ năm ông bắt đầu có sách in (đầu thập niên 1950), trung bình mỗi năm ông hoàn thành ba bộ sách với 800 trang bản thảo có giá trị gửi tới người đọc.

Trong một số tác phẩm của mình, Nguyễn Hiến Lê đề bút danh Lộc Đình. Ông kể: “gần ngõ Phất Lộc có một cái đình không biết thờ vị thần nào mà kiến trúc rất đơn sơ. Hai cánh cửa gỗ luôn đóng kín, trên mái cổng tam quan có đắp một bầu rượu khá lớn nằm giữa hai con rồng uốn khúc châu đầu vào. Thuở bé, tôi được theo bà ngoại vào đình mấy lần, tôi thấy bên trong là một khoảng sân rộng vắng ngắt. Tuy vậy, mà quang cảnh lạnh lẽo trầm mặc thâm u của ngôi đình bỗng nhiên len sâu trong tâm tư tôi những khi ngồi học trong lớp, hoặc những khi tôi đến chơi nơi nào đông vui là tôi lại chạnh nghĩ đến ngôi đình, nhớ đến bà ngoại tôi. Nhất là sau ngày cha tôi và bà ngoại tôi vĩnh viễn ra đi trong cái ngõ hẹp tối tăm ấy…”“Bút danh Lộc Đình tôi dùng ký dưới một bài văn ngắn từ hồi trẻ… Lộc là ngõ Phất Lộc, còn Đình là cái đình ấy.”

Trích dẫn :

Ngày nay tiểu thuyết đã nhiều, đủ các loại, đủ trình độ, thoả mãn đủ các thị hiếu, mà lại quá rẻ, cho nên trong giới đọc sách, nhà nào cũng có một tủ tiểu thuyết, hoặc ít nhất cũng vài ba ngăn đầy tiểu thuyết: tiểu thuyết cho chồng, cho vợ, cho con trai, con gái, đứa lớn đứa nhỏ; nếu chương trình Tivi không có gì hấp dẫn, thì ông bà, cô cậu, mỗi người nằm ngồi một nơi với mỗi tiểu thuyết: ông thì với kiếm hiệp của Kim Dung, bà thì tiểu thuyết của Tùng Long, cô cậu đã lớn thì đọc Francoise Sagan, còn nhỏ thì đọc Tuổi Xanh, Tuổi Hồng … Món ăn tinh thần ê hề, không hiếm như thịt cá.
Nửa thế kỉ trước, chúng tôi đâu được sướng như vậy. Ngoài mấy cuốn Kiều, Nhị Độ Mai, Lục Vân Tiên, Thạch Sanh, Phạm Công Cúc Hoa … chỉ còn một loại là truyện Tàu. Thuê được một cuốn truyện Tàu (hai xu ở hiệu Cát Thành, đầu phố Hàng Gai – Hà Nội) thì phải đọc xong (100 trang khổ lớn chữ Romain 10) trong hai ba ngày và cả nhà đủ ba thế hệ, xúm lại nghe một một người đọc dưới ngọn đèn ba dây. Người đọc đó luôn luôn là tôi. Sướng mê đi. Được cả nhà cưng: chỗ ngồi sáng nhất, dĩ nhiên, được quấn chiếc mền nữa, nếu là mùa đông, có bình nước bên cạnh để nhấp giọng và đĩa lạc rang, đôi khi cam quít, bánh tai voi của chú Khách[6] đầu phố nữa. Đọc lớn tiếng[7] luôn hai giờ, hết bốn chục trang thì phải tẩm bổ chứ. Chỉ đọc vào lúc tối vì lúc đó mọi người mới rảnh việc, tụ họp nhau được. Càng đông người nghe lại càng vui.
Những khi sắp hết truyện thì mặt người nào người nấy cũng nửa hân hoan, nửa tiếc rẻ. Tôi ngừng lại, cố tình làm cho rềnh ràng một chút mà cũng không ai thúc: “Đọc tiếp đi.” Tới cái lúc bao nhiêu gút mắc trong truyện được cởi rồi đây, điệu nhạc sắp đưa vút lên tưng bừng rồi êm đềm hạ xuống đây, nhưng không ai vội vã. Mọi người đều biết chắc sắp được hưởng khúc vĩ thanh tuyệt thú ấy nên muốn kéo dài phút vui, cũng như cuối một bữa tiệc thịnh soạn, sắp tới món tráng miệng, người ta ngừng lại, hút một điếu thuốc thơm đã. Và tôi cũng ngừng lại, hớp một ngụm trà, ăn mấy hột lạc rang, đợi cho gần hết cái vị ngọt, béo, thơm trên lưỡi rồi mới đọc tiếp.
Vội vã làm gì? Vì biết trước thế nào rồi cũng ban sư hồi trào, thế nào cũng thưởng công phạt tội cho văn võ bá quan, thế nào rồi Tiết Đinh San cũng đẹp duyên với Phàn Lê Huê, con cháu đầy đàn, nối nghiệp ông cha trong cảnh non sông thịnh trị, ngôi báu vững vàng …
Cái lối kết đắc thắng khải hoàn, gia đình đoàn tụ, hễ công tử mà lâm nàn thì nhất định sẽ đổ trạng nguyên, còn tiểu thư mà tiết nghĩa thì thế nào cũng được phong nhất phẩm phu nhân, phu quí, tử vinh …, cái lối kết có hậu đó, ngày nay chúng ta chê là sơ đẳng và tới chương kết chúng ta không thèm đọc nữa.
Nhưng hồi xưa người ta lại rất thích. Chẳng thắc mắc gì cả. Đọc tới chữ “Chung”, gắp truyện lại, mọi người hân hoan, đi ngủ ngon lành để đón một giấc mộng đẹp toàn những cảnh vinh qui bái tổ, giai nhân tài tử dạo gót huê viên. Đời thật sung sướng. Hoàng thiên bất phụ hảo tâm nhân, có nhảy xuống sông Tiền Đường thì đã có Giác Duyên chờ sẵn để vớt, có đui mắt thì đã có thuốc tiên cứu lành, và có bị cọp tha thì cũng chẳng bị cọp ăn thịt mà chính là được cọp cứu sống; và nếu có chí học hành, bắt đom đóm bỏ vào cái vỏ trứng gà để đêm đêm đọc sách thì trong sách thế nào cũng hiện rõ một nàng “kì nhan như ngọc.”
Đời như vậy, thật tuyệt!


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button