Văn học trong nước

Một chuyện chép ở bệnh viện – Bùi Đức Ái

sach-mot-chuyen-chep-o-benh-vien1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Bùi Đức Ái

Download sách Một chuyện chép ở bệnh viện – Bùi Đức Ái ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH VĂN HỌC TRONG NƯỚC

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng PDF                  Download

Định dạng PRC                  Download

Định dạng EPUB                Download

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Cách đây hơn 40 năm, trong một lần nằm điều trị tại Bệnh viện Việt-Xô, Hà Nội, nhà văn Bùi Đức Ái đã gặp một người phụ nữ miền Nam là bệnh nhân nặng với nhiều di chứng do hậu quả của những năm tháng hoạt động gian khổ ở chiến trường. Nhà văn đã viết tập bút ký “Một chuyện chép ở bệnh viện” và sau đó chính ông chuyển thể thành kịch bản phim Chị Tư Hậu để Đạo diễn Phạm Kỳ Nam dựng thành phim.

Mặc dù bối cảnh trong phim chỉ mới thể hiện được một phần cuộc đời hoạt động cách mạng của má Nguyễn Thị Huỳnh, nhưng chị Tư Hậu đã trở thành hình ảnh tiêu biểu cho những người phụ nữ miền Nam nói riêng, và phụ nữ Việt Nam nói chung, trong cuộc kháng chiến đầy gian khổ giành lại độc lập cho dân tộc: trung hậu, đảm đang, anh dũng, kiên cường.

Tác phẩm của nhà văn Bùi đức Ái(Anh Đức) đã được đạo diễn Phạm Kỳ Nam xây dựng thành phim Chị Tư Hậu(1963).Phim đã đạt giải thưởng Bông sen Vàng LH Phim VN lần II(1973).Nhân vật chị Tư Hậu do NSND Trà Giang thủ vai.

Trích dẫn :

Người đàn bà ấy đến bệnh viện trước tôi mươi hôm. Chị ta là người tôi lưu ý đầu tiên khi tôi đặt chân tới đây. Không phải chị là người miền Nam mà tôi ngợ đã gặp lần nào, hoặc đã nghe ai kể chuyện về chị. Song dáng vẻ của chị mấy ngày gần đây đã để lại trong tôi một cảm tưởng hơi đặc biệt. Dạo đó mùa đông đã đến. Xung quanh bệnh viện, những thân cây to cứ mỗi chiều tới hình như lại thu mình đứng im sừng sững. Vòm lá xanh sẫm của cây cao những chiều này vẫn chưa hóng lấy được một tia nắng mặt trời. Chị ngồi đấy, trên chiếc băng đá cạnh đường sỏi. Lúc chị tựa lưng vào thành ghế, tôi thấy vóc người chị dong dải, cặp mắt hiền dịu. Đôi mắt nhìn vật gì cũng như muốn tươi đón, hỏi han. Thoạt trông, tôi đoán chừng tuổi chị độ hăm bảy, hăm tám. Làn tóc chị hãy còn đen nhánh, vài sợi xòa nhẹ xuống mép trán. Cằm chị thon thon và đôi gò má hãy còn hây hây ửng đỏ như gò má một cô con gái. Toàn thể gương mặt chị lộ vẻ hiền hậu và nỗi buồn thầm kín.
Tôi đinh ninh chị là một bệnh nhân thường, bệnh trạng chưa đến nỗi nào. Một buổi chiều nọ sau khi ăn cơm xong, tôi cầm quyển sách định ra ghế đá ngồi đọc thì đã gặp chị lặng lẽ ngồi ở đấy. Không muốn làm động đến sự yên tĩnh của chị, tôi vội rời gót đi. Thấy tôi đi, chị vội vàng thu người lại:
– Chết, có một mình tôi mà choán cả ghế. Anh ngồi đi, anh! – Chị nói và nhường chỗ cho tôi. Không lẽ bỏ đi, tôi liền ngồi xuống. Nhìn cái khăn rằn xanh cũ choàng trên cổ chị, tôi mỉm cười nói:
– Thấy chị tôi biết là Nam bộ rồi!
– Vậy sao?
Cái tiếng “vậy sao” nửa như hỏi, nửa như đùa, nghe rất đỗi quen thuộc. Tôi hỏi chị trước ở tỉnh nào. Chị đáp:
– Tôi ở Long Châu anh à. Còn anh?
– Tôi tỉnh nào cũng có ở. Tình quê tôi trước thì cũng ở Long Châu.
– Thiệt sao? ở miệt vườn hay tại chợ?
– Tôi ở vườn hồi bé, sau thì lên tỉnh. Thế còn chị?
– Tôi ở biển.
Giữa lúc đang nói chuyện, trời chuyển mưa to. Gió thổi mạnh đập vào các cửa kính bệnh viện. Vài ánh chớp xanh loé lên giữa bầu trời đang tối sầm lại.
Người đàn bà đồng hương với tôi che trán nhìn trời, lẩm bẩm bảo:
– Có lẽ sắp mưa. Trồi nổi giông thế này ở biển là sắp động. Mùa này ở chỗ tôi, biển không lúc nào chịu yên, cứ động luôn thôi.
Tôi nói:
– Được ở biển thật là thú quá. Từ thuở nhỏ, tôi hằng ao ước được đi biển một chuyến lâu, nhưng không có dịp, thường là chỉ đi ngang qua thôi.
– Anh nói phải, sống ở biển thích lắm. Nhưng gian khổ, kể cũng gian khổ lắm.
Nói dứt câu, vẻ mặt người chị đồng hương mà tôi vừa quen đó trở nên xa vắng. Tầm mắt chị không nhìn thẳng một cái gì hết. Chừng như chị đang hình dung lại vùng biển của chị. Có lẽ chị đang nhớ lại tháng ngày cũ, khi tôi với chị nhắc tới quê hương. Cái quê hương mà trong thực tại này lắm lúc gợi cho tôi và những người đồng hương tôi bao nhớ nhung day dứt. Nhưng ở ngoài vẻ mặt, thực tình lâu nay tôi chưa hề thấy người nào biểu lộ cách xúc cảm rõ rệt như thế.
Tôi bắt đầu quen chị, biết được chị thứ tư, tên Hậu. Chị vừa mới ở nhà máy dệt lên đây. Nghe đâu chị là người thợ dệt đứng bốn máy loại giỏi. Và tôi mới rõ ra chị không phải là một bệnh nhân thường. Trong bệnh viện cái bệnh như chị kể ra hiếm lắm. Những hạch trong cổ chị bị nhiễm trùng lao sưng to lên. Theo lời ông bác sĩ ở bệnh viện thì hạch lao ấy là kết quả của những chịu đựng, những gian khổ tích lũy trong nhiều năm. Hồi cuối tháng, cơn bệnh bạo phát. Giữa một đêm chị đang đứng máy bỗng thấy người xây xẩm khó chịu. Cố làm xong kíp, khoảng ba giờ sáng chị về đến khu nhà tập thể liền bị sốt nặng.
Sau đó, mấy lần chị bị ngất đi. Xí nghiệp liền đưa chị đến bệnh viện thành phố. Nhưng ở đấy, sau khi xem xét bệnh tình, người ta đề nghị đưa chị về Hà Nội. Từ hôm về đây, bệnh chị giảm xuống. Nghe nói là chị đòi về xí nghiệp ngay. Nhưng bác sĩ không chấp thuận, bảo là bệnh chị giảm bớt như thế không có nghĩa là hết hẳn, cần ở lại để điều trị.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button