Văn học trong nước

Mối Tình Cuối

moi tinh cuoi1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Bình Nguyên Lộc

Download sách Mối Tình Cuối ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  SÁCH VĂN HỌC TRONG NƯỚC

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng PDF                   Download

Định dạng MOBI                 Download

Định dạng EPUB                Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Cả ba, Quang, Thăng và Cần, kinh-ngạc đứng nhìn con sông Đồng-Nai kỳ-dị. Họ chỉ quen với những sông-ngòi của quê hương họ mà mặt nước xấp-xỉ, là-là với mặt đất trên bờ. Một lòng sông chảy xiết dưới đáy vực thẩm, sâu mấy mươi thước làm cho họ chóng mặt lắm.

Năm thằng bé ở đâu trong rừng nhảy ra đề nghị:

– Cho em giữ xe quý thầy!

Cần lại ngạc-nhiên nhìn chúng rồi cười hỏi:

– Ở giữa rừng mà cũng có kẻ ăn cắp xe nữa à?

Chúng nó làm thinh cười đáp. Thạnh nói bằng tiếng ngoại quốc:

– Dẫu sao, cũng phải để tụi nó giữ. Nếu không, lũ nó đâm lủng bánh xe hết.

– Thì ra, y như ở Sài-gòn. Mà bọn nầy ở đâu mà bò tới đây?

– Thì cũng dân Sài-gòn chớ đâu. Chúng nó chở nhau lên đây bằng xe gắn máy.

Dựa bờ vực-thẩm, dựng lên năm bảy quán gió xớ-rớ, lợp bằng lá rừng mới hái. Thế mà trong quán đã bày đủ thứ, nào là la-ve, tôm luộc, nước ngọt, bánh mì.

Thấy thức ăn, cả bọn nghĩ đến khách và bây giờ mới chú-ý tới cái thác mà khách đi tắm.

Một thứ tiếng rì-rào to hơn tiếng gió trong cây lá, vừa dưới đáy vực đưa lên. Tiếng nầy vốn đã có từ bao đời rồi và vốn họ đã nghe từ khi mới đến, nhưng vì nó liên-tục quá, nên họ như không hay biết là có.

Họ nhìn xuống thì thấy hàng trăm điểm xanh đỏ trên mặt nước trắng xóa. Bờ sông cao quá nên họ không phân-biệt nam, nữ, lớn, bé được.

Ở đây, không thể có cái thác nước nào cả, sông Đồng-Nai chảy tới đó thì gặp phải một dãy đá hàn. Nước sông nhảy chồm trên đá, bị đá dồi lên, biến thàng nước bọt trắng phau phau.

Danh-từ “thác Trị An” lớn lối do người Pháp đặt hồi xưa, chớ dân địa-phương chỉ dám gọi nó là “Hàn Ông Sâm” một cách khiêm tốn thôi.

– Thôi, xuống tắm các cha!

Thanh mời mọc bằng một giọng ra lịnh rồi bước lại gốc da là nơi bắt đầu của con đường đưa xuống hồ.

Bây giờ đã hơn mười giờ sáng rồi. Nắng tháng tư gay-gắt lắm và cảnh sông nước gợi thèm họ. Hơn thế, nhìn lâu, họ phân-biệt được da trắng của phụ-nữ lòi ra khỏi những chiếc may-dô nên họ càng nôn-nao xuống sông. Tuy-nhiên, khi nối gót theo Thanh, ba người bạn của anh, người nào cũng do-dự khi trờ tới gốc da.

Có lẽ một sở du-lịch địa-phương nào đó đã lập ra công-trường đậu xe. Nhưng bàn tay người sắp đặt thiên-nhiên đã dừng lại nơi gốc da nầy. Bao thế-hệ qua đã lợi-dụng rễ da để leo xuóng mé nước một cách nên thơ thì, thế-hệ người bây giờ cũng phải noi theo dấu đó vì sở du-lịch kia không có đào lấy một bực đất nhỏ cho dễ đi. Những bực thang đất, vào tháng khô, bở như bằng bột và bước chân người đã làm bể nhiều cục đất to nó rơi từ nấc nầy xuống nấc khác. Nhiều bực không còn đất nữa và người leo xuống, phải đặt chân trên những sợi rễ không được bảo-hiểm.

Thạnh là người miền Đông, đã quen leo trèo như khỉ nên anh ta xuống được nửa thang ròi ngước lên nhìn bạn còn đứng trên mà cười:

– Ê, đi tắm hay coi lưng ta?

° ° °


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button