Văn học trong nước

Luật Đời Và Cha Con

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Nguyễn Bắc Sơn

Download sách Luật Đời Và Cha Con ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : VĂN HỌC TRONG NƯỚC

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                      Download

Định dạng MOBI                      Download

Định dạng PDF                         Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Ngôi nhà hai tầng giữa một con phố cũ, nằm khu trung tâm thành phố, vốn của một quan chức thời thuộc Pháp. Hàng rào sắt lửng, nửa dưới là tường gạch phủ đầy hoa tiên. Mùa đông chết khô đến tận gốc, vừa thấy mưa phùn đã lại mơn mởn, tua tủa những ngọn và tay vịn non tơ, đỏ tía như những tia máu. Chỉ mười ngày hóng gió xuân, từ những ngọn ấy đã phun hoa, hệt những hạt máu nhỏ li ti, để mấy ngày sau, những hạt máu li ti nở thành những trái tim vỡ.

Ngôi nhà vuông vắn lành lặn, không phình trước đẻ sau, không cơi nới. Cổng sắt gần như còn nguyên vẹn. Chỉ tấm sắt bưng phía dưới bị nước mưa ăn mòn, chứng tỏ chủ nhân ngôi nhà sống nguyên tắc đến mức nào.

Hôm nay, ông Hoè lại bị bà vợ làm cho một trận kịch liệt:

– Quái lạ, tôi nhờ ông có mỗi việc hỏi hộ các bác ấy một câu mà ông lại cứ lần khân là nghĩa làm sao?

Ông gắt:

– Đã biết thế nào mà hỏi cơ chứ.

– Chưa biết nên mới phải hỏi – Bà nói giọng giảng giải – Nếu biết rồi thì còn hỏi cái nỗi gì?

– Nhưng đã hỏi thì phải có nội dung cụ thể. Có phải cứ bâng quơ được đâu.

Trông sắc mặt, biết là bà đã điên lên rồi. Y như rằng, bà phê phán:

– Ông thì chỉ khi nào có chỉ thị, nghị quyết thì mới làm thôi. Đợi đến lúc nghị quyết thành chính sách, chính sách thành nghị định, quyết định hay định định gì nữa thì có mà ăn cám nhớ. Tôi đã nghe ngóng tình hình rồi. Phải lường trước, phải tính trước. Đợi nước đến chân mới nhảy như ông thì chỉ có trắng mắt ra mà nhìn. Việc ông, ông cứ làm. Ông quen lên lớp giảng nghị quyết thì cứ đi mà giảng nghị quyết. Việc này tôi chỉ nhờ có thế thôi, rồi ông cứ việc ngồi đấy cho tôi nhở, ông nghị quyết ạ.

Ông bị chạm nọc. Gớm chưa? Nó dám mang nghị quyết ra mà giễu ông thì hết chỗ nói.

Ông nghiêm giọng:

– Bà ăn nói kiểu gì thế?

Bà câng câng cái mặt, trả miếng liền:

– Thế ông ăn nói kiểu gì thế? Đây là hội trường cho ông lên lớp đấy à? Tôi là học viên cho ông cao giọng giảng dạy đấy à? Này dạy ai thì dạy, ra ngoài đường mà dạy, chứ đừng có lên mặt dạy tôi nhớ.

Tất cả các thớ thịt trên gương mặt to, quắc thước của ông đều căng ra. Đôi lông mày rậm trợn ngược lên:

– Tôi cấm bà động đến nghị quyết!

Bà cười nhạt. Rõ là coi sự cáu giận của ông chả là cái đinh gì.

– Tôi động đến nghị quyết bao giờ mà ông dựng chuyện lên? Định vu cáo chắc? Vì ông chỉ biết có mỗi việc giảng nghị quyết nên tôi gọi ông là “ông nghị quyết” chứ tôi động đến nghị quyết bao giờ?

Đuối lí trước bà vợ đanh đá cá cầy, nên ông địu giọng đánh bài chuồn.

– Thôi kệ bà, muốn làm gì thì làm, miễn không ảnh hưởng đến tôi là được rồi.

– Còn phải nói! Thì từ khi lấy tôi, ông vẫn để mặc tôi xoay xoả đấy chứ. Ông chỉ biết có nghị quyết, chứ biết gì đến nhà cửa, vợ con…

Bà chưa nói hết câu, ông đã gầm lên trong cổ họng:

– Câm mồm ngay!

Ông hầm hầm bỏ đi, mặt đỏ tía tai. Thật không làm sao chịu đựng được cái mụ yêu tinh này.

Chồng bát nào chả có lúc xô. Toàn những chuyện vớ vẩn, chả đâu vào đâu, rồi đâu lại vào đấy thôi. Vợ chồng nhà nào chả thế.

Hôm sau, ông phải đèo bà trên chiếc xe ba-bét-ta đến dự đám cưới đứa cháu gái gọi bà bằng bác. Trong câu chuyện gia đình, cô em gái khen ông anh rể hiền lành, cả ngày chả nói một câu. Chả hiểu sao, giọng bà bỗng nhẹ tâng:

– Cô nhận xét tinh đấy! Anh cô thì suốt ngày chả nói một câu thật, còn đành hơi sức để… – Suýt nữa thì bà buột mồm nói “giảng nghị quyết”, chọt nhớ đến câu chuyện hôm trước, bà vội lái đi -… để giảng bài – Bà cười nửa miệng – … Nhưng chả lành như cô tưởng đâu.

Cô em vô tình cứ bênh anh rể:

– Anh em lành thế còn gì?

Chỉ đợi có thế, bà tung đòn ra, nhưng giọng thì cứ tâng tâng:

– Lành, lành mà mà cũng biết vành … thổi sáo đấy!

Bà nói toẹt cả cái từ cần nói ra, chứ không chỉ phát âm một chữ “l…” đâu. Tất cả những người xung quanh đều cười phá lên nhìn ông. Cô em vợ cười to hơn cả, cười rũ rượi. Lấy cái giấy ăn chấm nước mắt xong, cô quay lại mắng chị:

– Gớm cái bà này, ăn nói khiếp quá! Không lành mà anh ấy chịu im thế kia à? Phải tay chồng em thì nó cho mấy cái tát xiếc!

Thời chống Pháp ông là người lính chiến, cấp trên bảo đánh đâu thì đánh đấy. Bây giờ là người lính chính trị. Đảng bảo đi phổ biến đường lối chính sách thi ông đi. Ông chỉ biết phục tùng, chấp hành. Đấy là nghĩa vụ cũng là quyền lợi. Quyền lợi nữa đấy. Làm sao dám mang ra mà giễu được?

Mấy tháng trước, ông được mời về phổ biến nghị quyết cho hội nghị cán bộ chủ chốt ngành Giáo dục Đào tạo của thành phố biển Hải An. Từ khách sạn Hải Âu đến hội trường chỉ một quãng ngắn, nên ông bảo, để tớ đi bộ một chốc cho thoải mái. Điều này nằm ngoài dự kiến của ban tổ chức, nên đến nơi vừa vặn đến giờ làm việc. Ông nhìn đồng hồ, định lên thẳng hội trường, thì Trần Vân, Giám đốc Sở mời vào phòng khách, xin được báo cáo một số nét về tình hình ngành, ông đành phải theo, nhưng vẫn hỏi:


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button