Văn học trong nước

Liếp Li

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Lan Khai

Download sách Liếp Li ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : VĂN HỌC TRONG NƯỚC

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                      Download

Định dạng MOBI                      Download

Định dạng PDF                         Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Trâm nào phải là khác lữ hành ưa cái thú cầu sương điếm cỏ, cảnh lạ phương xa như bao nhiêu người khác mà hằng ngày Trâm vẫn găp.
Năm hai mươi nhăm tuổi, chán cái vô vị của phồn hoa đô hội, vả cũng không có đủ tiền để mua những cuộc hành lạc mà chàng đoán vị tất đã có thú gì, Trâm bèn từ bỏ xã hội văn minh, bước chân lên đường phiêu lưu mạo hiểm…
Cái học vấn chắn chắn ban đầu khiến Trâm càng ham thấy xa nghe rộng. Anh chàng mơ mộng ấy rất ưa cái thú thâm trầm của triết lý và những giờ mặc tưởng thực dài. Chàng sớm đã yêu mến cái văn minh Chiêm Thành do văn minh Ấn Ðộ tạo nên, mà chàng đã từ thấy các sách vở ca tụng. Chàng sớm đã say sưa cái bí mật sâu thẳm của rừng hoang.
Cuộc phiêu lưu của Trâm bắt đầu chuyến thăm các tháp cổ Chiêm Thành còn rải rác trên đất Trung kỳ. Rồi, tự đấy, chàng sang thăm Cao Mên, mò đến Ðế Thiên Ðế Thích.
Nhưng, đứng trước cái khối ngổn ngang ấy, trước những mảng lâu đài cao lớn, những tượng phật, những rắn thần bằng đá bị nghẹt thở giữa đám rễ cây luồn lỏi, bền bĩ và ghê gớm như những cái chân bạch tuộc đến nổi tự hồ có dáng tiều tụy thẹn thùng, phải giấu mặt dưới rêu phong bụi phủ ấy, Trâm tuyệt nhiên không nhận thấy một dấu vết nào của những triết lý tôn giáo cao siêu nó đã khiến cho hàng ức vạn linh hồn phải say sưa, tin tưởng.
Ðế Thiên Ðế Thích chỉ còn là một bức tranh ảm đạm trong đó cái mộng tưởng bất diệt của người ta luôn luôn bị thời gian hủy hoại đã được tả ra một cách não nùng:
Lối xưa xe ngựa, hồn thu thảo,
Dấu cũ lâu đài bóng tịch dương!…
Chàng ngậm ngùi từ biệt đất Cao Mên câm lì, quay đầu về Huế. Thì, trên giòng nước tang thương in lộn bóng mây trời, ngoài tiếng:
Sóng lớp phế hưng nghe đã rộn,
Chuông hồi kim cổ lắng càng mau…
Trâm tuyệt nhiên chẳng thấy gì đáng để ý. Chàng não nùng, thất vọng, có cái cảm giác của người đi tìm bóng đẹp chung tình mà chẳng thấy. Từ Huế ra đi, Trâm tiếng thẳng sang đất Lào.
Tức khắc , Trâm bắt đầu có một cảm giác nghỉ ngơi thư thái…
Trước mắt chàng, bát ngát cái mầu xanh bất diệt của rừng cây. Thỉnh thoảng một xóm con khuất nẻo giũua tràn cỏ rậm, một cánh đồng, một cái cối máy bền gan đương cọt kẹt giã gạo suốt ngày đêm ở cạnh một giòng suối nước trắng như thủy ngân… Nếu ở những nơi Ðế Thiên Ðế Thích, loài người cậy tài cậy kéo tỏ ý kình địch với thiên nhiên để rồi thua thiên nhiên một cách đau đớn thì ở đây người ta và tạo vật hình như thân thiện nhau, giúp đỡ nhau, điều hoà sức mạnh cùng nhau. Loài người ngoan ngoãn chịu sự bảo hộ của tạo vật cầu lấy một cuốc sống bằng phẳng để chờ cái phút tiêu trầm trong tạo vật. Người vẫn thua mà thua một cách lặng lẽ, cuộc xung đột không đến nỗi hung tàn.
Trâm đi từ phía Bắc xuống phía nam và dừng chân ở một làng nhỏ, trên cù lao Khong, giữa một chi nhánh sông Cửu Long, đối diện với cái làng nhỏ bên địa giới Cao Mên: Kompòng Sralao.
Ở đây, Trâm gặp một người bạn học cũ: thọ, một viên cán sự lục lộ được cử sang hoạ địa đồ.
Ðôi bạn cũ gặp nhau trong một nếp nhà gỗ kiểu Lào dựng lên giữa một vườn cây râm mát. Ngoài hai tên cai phu mà Thọ đã mang từ Bắc Kỳ sang, có một toán người Lào do các nhà quyền chức địa phương cắt ra để giúp Thọ về việc phát rừng đo vẽ.
Lần thứ nhất Trâm trực tiếp với thổ dân Vạn Tượng: một đám người lực lưỡng, hiền lành, da ngăm đen, tính ưa nhàn đến thành lười biếng. Trong đám thổ dân ấy, mấy người Việt Nam được coi như thần thánh. Nhất là Thọ. Không những bởi địa vị, Thọ còn làm cho những người ở dưới quyền phải kính sợ và yêu mến bởi sự thông minh, bởi tài cán, bởi sự ngay thẳng và tấm lòng tốt của chàng.
Thọ nói cho Trâm biết rằng người Việt Nam hiện ở Lào nhiều lắm, tỏ ra dân tộc Việt Nam là một dân chinh phục rất giỏi vì không bao giờ phải chinh phục bằng võ lực hay chỉ phải dùng võ lực rất ít như khi xưa đối với dân tộc Chiêm Thành. Hiện nay, vẫn nhời Thọ nói, có nhiều thành thị và cả những vùng quê nữa trở nên những nơi đặc Việt Nam.
Trước sự tràn lấn êm đềm nhưng chắc chắn của người Việt Nam, dân Lào cứ lùi dần, lui dần, không hề tỏ ra phản kháng gì cả.
– Nhưng sự đắc thế đó, vẫn nhời Thọ, không nên là một cớ cho mình tự đắc. Trái lại, nó nên là một bài học cho mình ngẫm nghĩ, nó chứng tỏ cái lẽ “thích giả sinh tồn” và cái luật cạnh tranh “ưu thắng liệt bại” rất tàn khốc. Bài học ấy, nếu được nghiền ngẫm cẩn thận sẽ có một ảnh hưởng rất tốt cho một số đông ngưòi Việt Nam giầu thói ỷ lại, ươn hèn.
Thọ càng nói càng tỏ ra một người có tinh thần phấn đấu tự cường khiến Trâm lại nhớ đến những người mà chàng đã gặp ở Huế. Không biết rằng vì hoàn cảnh ảnh hưuởng hay là do thiên tính tự nhiên, dân Huế phần đông ẻo lả biếng lười. Lại những câu ca giọng hát Huế nữa mới buồn làm sao. Nó gợi trong lòng người một ham muốn quái gở về nhục dục và tự tử. Nó là một hoá chất mãnh liệt đánh tan cái nghị lực phấn đấu của tuổi trẻ, nó tự hồ một tiếng than vọng lại tự bên kia mồ mả của một cái gì đã tàn…


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button