Văn học trong nước

Làm Đĩ

lam-di-vu-trong-phung1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Vũ Trọng Phụng

Download sách Làm Đĩ ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  VĂN HỌC TRONG NƯỚC

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

 

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Sau ba mươi năm bị ghi vào sổ đen, các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng đã lần lượt được tái bản thấm thoắt đã gần bảy năm rồi, duy có một vài tác phẩm vẫn còn chưa được thấy lại ánh sáng mặt trời trong đó có cuốn Làm đĩ này. Vì chỉ nghe cái tên sách là lắm người đã lấy làm sợ quá đi rồi. Nhưng sợ thế thì nghĩ cho cùng là vì người ta chưa thoát hẳn được cái thành kiến mà từ năm 1936 Thái Phỉ đã gây ra: văn Vũ Trọng Phụng là “văn chương dâm uế”[1]. Bốn chữ cái mà hai mươi năm sau, khi đất nước đã trải qua một cuộc cách mạng thành công rồi một cuộc kháng chiến thắng lợi rồi, Hoàng Văn Hoan còn mượn lại để gây ra cả một phong trào đấu tranh chống Vũ Trọng Phụng, mà không biết Hoàng Văn Hoan có đọc các tác phẩm hay không. Và cái việc vu hãm, phỉ báng người quá cố ấy – Vũ Trọng Phụng làm sao mà thanh minh được như đã tự do trả lời Thái Phỉ và Nhất Chi Mai trong sinh thời? – cuộc lên án ấy buồn thay lại đã có nhiều kẻ nghiên cứu, và nhất là nhiều kẻ dạy học gieo sâu vào nhận thức của bao nhiêu lớp sinh viên trong suốt ba chục năm trời gấp đôi cái cuộc trầm luân, cái kiếp phong trần của chị Thuý Kiều ấy. Đến nỗi ngày nay có nói đến “phục hồi” chân giá trị của Vũ Trọng Phụng vẫn còn không ít người cứ e dè, để riêng cuốn Làm đĩ ra một bên.

Hôm nay cuốn sách đã ở trước mặt bạn đọc đây rồi, mong rằng sau khi đọc hết hai trăm rưỡi trang của nó, các bạn sẽ tự kết luận là có cảnh nào khêu gợi tình dục như trong bao nhiêu tiểu thuyết dịch của Mỹ và phương Tây và cũng có của một số nhà văn ta hiện đang cầm bút viết ra và đang bày bán câu khách đầy các quầy sạp, phố phường và như không ít cảnh diễn ra trên sâu khấu các nhà hát, màn ảnh các rạp chiếu bóng và các máy truyền hình hiện nay không?

Cuối thế kỷ trước, Liep Nhikalaievits Tolxtoi, đã ngoài bảy mươi tuổi, trải qua khủng hoảng tinh thần, phủ nhận toàn bộ sự nghiệp văn chương lớn lao của đời mình gồm những Chiến tranh và hòa bình, Anna Karenina… vì cho là vô đạo đức, rồi quyết tâm xây dựng một nền văn học khác, lấy đạo lý làm kim chỉ nam, làm mục đích. Và mở đầu cho cái sự nghiệp không chỉ là đổi đời, mà là “đẻ ra lại trong một cuộc đời khác” Tolxtoi đã viết gì? Viết Sống lại, cuốn tiểu thuyết về “ả Maxlova” gái điếm bị ra tòa và kết án phát vãng đi Xibia. Xây dựng một nền văn hóa phục vụ việc chấn hưng đạo đức xem như là một nhiệm vụ thiêng liêng mà “đại văn hào của đất Nga” lại bắt đầu bằng cuốn sách về một gái điếm và không bỏ sót những cảnh sống nhầy nhụa, ê chề của các kẻ trụy lạc ấy. Sống lại có hiện thực trong các cảnh đời mô tả, nhưng xây dựng theo khuynh hướng chủ quan và không tưởng, nhưng ngót trăm năm nay vẫn được thế giới quý trọng vì tinh thần nhân đạo và ý thức trách nhiệm của tác giả, và nó cũng xứng đáng được như thế.

Vũ Trọng Phụng viết Làm đĩ cũng xuất phát từ một ý thức trách nhiệm. Gần chục cuốn tiểu thuyết của mình có cuốn nào vũ Trọng Phụng thấy cần phải viết lời tựa đâu. Nhưng cuốn Làm đĩ, trước khi vào truyện đã có bốn trang “Thay lời tựa” nói rõ ràng:

“Xã hội Việt Nam này, thật vậy, đã bắt đầu loạn dâm.

“Sự làm giàu đùng đùng của các thầy lang chữa bệnh hoa liễu, sự phát đạt của những tiệm khiêu vũ, tăng số của bọn giang hồ, nạn hoang thai, những vụ án mạng vì tình mà hàng ngày các báo đăng lên mục tin đặc biệt, sự chán đời đến tự tử của một số nam nữ thiếu niên[2] nạn hiếp dâm, vân vân, đã đủ dẫn chứng cho lời than ấy.

“Đứng trước tình thế ấy mà chỉ khoanh tay kêu: “Ôi phong hóa suy đồi” thì nào có ích gì cho ai?

“Tìm một nền luân lý cho sự dâm giáo hóa cho thiếu niên. Biết rõ tình dục là những gì, đó là những việc phải làm ngay vậy.

“Nam nữ thiếu niên vào lúc dậy thì, vào lúc xác thịt rạo rực lên vì sự biến đổi âm thầm và sự phát triển của những cơ quan sinh dục, là rất dễ lầm lỗi, rất dễ hư hỏng, nếu không được bậc cha mẹ chỉ bảo những điều cần biết và đề phòng mọi hoàn cảnh xấu xa hộ cho…

Và Vũ Trọng Phụng khẳng định: “Vì những lẽ ấy mà truyện Làm đĩ ra đời”:

Một tác phẩm xuất phát từ thiện ý như vậy thì dù có đạt được mục đích tác giả để ra hay không thì cũng đáng để người đời biết ơn rồi.

Cuốn Làm đĩ này ra đời là kẻ viết bài này đã thực hiện được một phần nhiệm vụ mà chị Vũ Mỵ Hằng, con gái ông Phụng trao cho tôi: “cố gắng công bố cho đồng bào tất cả ngôn ngữ gì mà sinh thời ông Phụng đã viết. Tôi cũng xin thú thật là đa số các tác phẩm của ông đã hết lòng tin cậy trao lại cho Nhà xuất bản Văn học, riêng cuốn Làm đĩ này tôi đã có ý định dành cho một nhà xuất bản thuộc ngành giáo dục vì nghĩ là cuốn sách gần với chức năng xã hội của nhà xuất bản ấy, nhưng một người có trách nhiệm của nhà xuất bản đã thành thực bảo tôi “thông cảm là nhà xuất bản chúng em mà in Làm đĩ thì cũng khó ăn khó nói quá”. Tất nhiên là tôi rất “thông cảm” nhưng dù nhà xuất bản nào mà in Làm đĩ thì tôi cũng cho là đã phục vụ nền giáo dục, và các bạn đọc được phục vụ trước tiên trên là những cô giáo, thầy giáo có học trò và các mẹ, cha có con gái, con trai đang đến tuổi dậy thì. Nhất là dăm năm nay, nhà trường của chúng ta cũng đã phải thấy ra rằng giáo dục giới tính là quá cần thiết rồi. Mà không muốn thấy làm sao được trong lúc bệnh Sida đang lan nhanh như lửa cháy thảo nguyên, đe dọa sinh mệnh của toàn thể nhân loại ngày mai đây. Mà đến nay nhà trường ta mới có môn giáo dục giới tính thì chẳng phải là sớm sủa gì, “nước đến chân” rồi. Trong báo Tương lai ra ngày 11-3-1937, trả lời một độc giả[3] Vũ Trọng Phụng đã viết “hiện giờ bên Pháp dự án Sciller[4] đương ở thời kỳ thảo luận. Nay mai, chỉ nay mai thôi, nó sẽ ban hành ở Pháp và ở nơi đây. Đối với nạn mãi dâm, sẽ có khoản nam nữ giao cấu giáo dục (éducation sexulle)[5] cho các trường sơ đẳng”[6].


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button