Văn học trong nước

Thế Kỷ XXI Nhìn Về Nhân Vật Lịch Sử Phan Thanh Giản

the ki xxi sach ebook1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Đang cập nhật

Download sách Thế Kỷ XXI Nhìn Về Nhân Vật Lịch Sử Phan Thanh Giản ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  SÁCH VĂN HỌC TRONG NƯỚC

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu

Bạn đọc thân mến!

Lịch sử văn hóa của một dân tộc không phải của riêng cá nhân nào, chính vì vậy, việc bảo tồn, gìn giữ và phát triển lịch sử văn hóa cũng không phải riêng một người nào có thể gánh vác được, nó thuộc về nhận thức chung của toàn xã hội và vai trò của từng nhân tố trong mỗi chặng đường lịch sử. Lịch sử là một khoa học. Lịch sử không phải là việc thống kê sự kiện một cách khô khan rời rạc. Bởi mỗi sự kiện trong tiến trình đó đều có mối liên kết chặt chẽ với nhau bằng sợi dây vô hình xuyên suốt không gian và thời gian tạo nên lịch sử của một dân tộc.

Dân tộc Việt Nam trải hơn một nghìn năm Bắc thuộc, gần trăm năm dưới ách cai trị của thực dân, đế quốc, nhưng con cháu bà Trưng, bà Triệu, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… vẫn kiên trì bền chí, tin tưởng ở quá khứ hào hùng, không ngừng tranh đấu hướng tới tương lai rộng mở vì độc lập tự do của đất nước.

Một dân tộc, một quốc gia muốn trường tồn và phát triển, ngoài việc đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật, điều quan trọng hơn nữa là phải có một nền tảng giáo dục vững chắc. Trong đó, giáo dục về lịch sử và lòng tự hào dân tộc là cần thiết để ghi khắc trong tâm trí các thế hệ, đặc biệt là tầng lớp thanh niên, ý thức về nguồn gốc dân tộc, truyền thống văn hóa và nội lực quốc gia, đồng thời giúp định hình góc nhìn thấu đáo về vai trò của từng giai đoạn, triều đại và nhân vật – dù gây tranh cãi – tạo nên lịch sử đó.

Chính vì những giá trị to lớn đó, vấn đề học tập, tìm hiểu lịch sử nước nhà hiện đang là mối quan tâm hàng đầu của Nhà nước và toàn xã hội. Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Quỹ Phát triển Sử học Việt Nam, Tạp chí Xưa và Nay… và rất nhiều những tổ chức khác đã và đang kiên trì con đường thúc đẩy sự phát triển của nền khoa học lịch sử quốc gia, phổ biến tri thức lịch sử, góp phần giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc tới toàn xã hội.

Đồng hành với mối quan tâm của toàn xã hội, Công ty Cổ phần Sách Alpha – một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất bản, với tôn chỉ “Tri thức là sức mạnh” – đặc biệt quan tâm tới việc góp phần nâng cao hiểu biết của người dân về truyền thống văn hóa lịch sử đất nước.

Theo nhiều kết quả khảo sát, đánh giá nhu cầu của bạn đọc cho thấy, “lỗ hổng lịch sử” ở không ít người trẻ hiện nay hoàn toàn có thể bù lấp một phần dựa trên nhiều nguồn tư liệu, công trình nghiên cứu, sách cổ sách quý hiện đang được các Viện nghiên cứu, các tổ chức, cá nhân lưu giữ. Để chung tay tái hiện một cách rõ nét những mảnh ghép lịch sử dân tộc, Công ty Cổ phần Sách Alpha đã triển khai dự án xuất bản mang tên Góc nhìn sử Việt với mục đích xuất bản lại và xuất bản mới một cách có hệ thống các công trình, tư liệu, sách nghiên cứu, sách văn học có giá trị… về lịch sử, bước đầu hình thành nên Tủ sách Alpha Di sản.

ĐỌC THỬ

TÂM NIỆM

Ông Nguyễn Văn Kính

Thanh tra học chính liên tỉnh ở Vĩnh Long đã tận tình giúp đỡ rất nhiều tài liệu trong tập sách này. Cảo bản thành hình, trân trọng ghi dòng cảm tạ.

– Nam Xuân Thọ

Dàu dàu mây bạc cõi Ngao Châu!

Tú tài Nguyễn Đình Chiểu khóc Phan Thanh Giản

Một tấm lòng son tạc sử xanh

Án sát tỉnh An Giang Phạm Viết Chánh điếu Phan Thanh Giản

I. Sinh trong thời loạn

Phan Thanh Giản tự Tịnh Bá, lại có một tên tự nữa là Đạm Như, hiệu Lương Khê, biệt hiệu Mai Xuyên, sinh giờ Thìn ngày 12 tháng 10 năm Bính Thìn (1796), tại làng Tân Thạnh, huyện Vĩnh Bình, phủ Định Viễn, trấn Vĩnh Thanh (sau đổi ra làng Bảo Thạnh, tổng Bảo Trị, huyện Bảo An, phủ Hoằng Trị, tỉnh Vĩnh Long; nay là làng Bảo Thạnh, quận Ba Tri, tỉnh Bến Tre).

Nguyên xưa, tổ phụ Thanh Giản là Phan Thanh Tập (có nơi chép là Chỉnh), hiệu Ngẫu Cừ, vốn là người Tàu đời nhà Minh. Khi nhà Minh bị Mãn Thanh dứt, gia đình họ Phan cũng như hầu hết các con dân nhà Minh không tùng phục Mãn Thanh, bỏ nước lần sang qua Việt Nam, ở tỉnh Bình Định, phủ Hoài Nhân, huyện Bồng Sơn, tổng Trung An, làng Hội Trung. Nơi đây Phan Thanh Tập cưới Huỳnh Thị Học, sinh ra Phan Thanh Ngạn.

Năm Tân Mão (1771) nhà Tây Sơn dấy binh, Phan Thanh Tập dắt gia quyến vào Nam.

Khi ấy, đất “Nam kỳ” thuộc về chúa Nguyễn Phúc Ánh, sửa sang đất đai miền Nam gọi là Gia Định, chia địa phận ra làm bốn dinh:

1, Phan Trấn dinh

2, Trấn Biên dinh

3,Trấn Vĩnh dinh

4,Trấn Định dinh

Đến khi gồm được đất nước, Phúc Ánh lên ngôi hiệu là Gia Long, tổ chức lại cơ quan cai trị, thì đất Nam kỳ kêu là Gia Định trấn, đặt một vị Tổng trấn đầu tiên là Nguyễn Văn Thành, gồm coi cả năm trấn là:

Phan Yên trấn

Biên Hòa trấn

Vĩnh Thanh trấn

Vĩnh Tường trấn

Hà Tiên trấn

Năm Mậu Thìn (1808) vua Gia Long đổi Gia Định trấn làm Gia Định thành.

Đến năm Nhâm Thìn (1832), Tổng trấn Gia Định thành là Lê Văn Duyệt mất rồi, thì vua Minh Mạng liền bỏ chức Tổng trấn, chia đất Nam kỳ ra làm sáu tỉnh:

3 tỉnh miền đông:

1) Biên Hòa (tức Biên Hòa trấn ngày trước)

2) Gia Định (tức Phan Yên trấn)

3) Định Tường (tức Vĩnh Tường trấn)

3 tỉnh miền tây:

4) Vĩnh Long (tức Vĩnh Thanh trấn khi xưa)

5) An Giang (tức Vĩnh Thanh trấn khi xưa)

6) Hà Tiên (tức Hà Tiên trấn)

Phủ Phước Long gồm 4 huyện: Phước Chánh, Bình An, Nghĩa An, Phước Bình.

Phủ Phước Tuy gồm 3 huyện: Phước An, Long Thành, Long Khánh.

Phủ Tân Bình gồm 3 huyện: Bình Dương, Bình Long, Tân Long.

Phủ Tân An gồm 2 huyện: Cửu An, Phước Lộc (phủ Tân An nay làm tòa Tham biện Tân An).

Phủ Hòa Thạnh gồm 2 huyện: Tân Hòa, Tân Thạnh (nay làm tỉnh Gò Công).

Phủ Tây Ninh gồm 2 huyện: Tân Ninh, Quang Hóa, (nay cải làm Trảng Bàng).

Phủ Kiến An gồm 2 huyện: Kiến Hưng – Kiến Hòa (nay làm tỉnh Mỹ Tho).

Phủ Kiến Tường gồm 2 huyện: Kiến Phong, Kiến Long.

Phủ Định Viễn gồm 2 huyện: Vĩnh Bình – Vĩnh Trị (nay thuộc về tòa Tham biện Vĩnh Long).

Phủ Hoằng An gồm 2 huyện: Tân Minh, Duy Minh.

Phủ Hoằng Trị gồm 2 huyện: Bảo Trị, Bảo An.

Phủ Lạc Hóa gồm 2 huyện: Tuân Nghĩa, Trà Vinh.

Phủ Tuy Biên gồm 2 huyện: Tây Xuyên, Phong Phú.

Phủ Tân Thành gồm 3 huyện: Vĩnh An, Đông Xuyên, An Xuyên.

Phủ Ba Xuyên gồm 3 huyện: Phong Nhiên, Phong Thạnh, Vĩnh Định.

Phủ Quảng Biên gồm 2 huyện: Khai Biên, Vĩnh Trường.

Phủ An Biên gồm 3 huyện: Hà Châu, Long Xuyên, Kiên Giang.

Phủ Tịnh Biên gồm 2 huyện: Hà Dương, Hà Âm.

Đại phàm xem sử không thể không rõ địa lý. Biết sơ lược như thế rồi, chúng ta mới nhận thấy rằng: ban đầu gia quyến họ Phan Thanh ở về Thang Trông (thuộc tỉnh Định Tường, Mỹ Tho ngày nay), rồi dời xuống Mân Thít (thuộc trấn Vĩnh Thanh, Vĩnh Long ngày nay), kế đến huyện Bảo An, phủ Hoằng Trị, cũng ở trong tỉnh Vĩnh Long, sau mới dời qua lập nghiệp tại làng Tân Thạnh, huyện Vĩnh Bình, phủ Định Viễn, trấn Vĩnh Thanh (sau đổi ra làng Bảo Thạnh, huyện Bảo An, phủ Hoằng Đạo, tỉnh Vĩnh Long; nay là làng Bảo Thạnh, quận Ba Tri, tỉnh Bến Tre).

Lập nghiệp tại làng Tân Thạnh, cất nhà ở gãnh Mù U, bãi Ngao tức Ngao Châu, Phan Thanh Ngạn tục gọi là Xán, hiệu Mai Thự, cưới Lâm Thị Bút người làng Phú Ngãi, tổng Bảo Thuận, sinh ra Phan Thanh Giản giữa lúc chúa Nguyễn Phúc Ánh chiêu quân kịch chiến với Tây Sơn.

Thanh Ngạn để vợ con ở lại nhà lên tỉnh Vĩnh Long làm thơ lại.

Mậu Ngọ (1798), lãnh phận sự vận lương trên chiếc thuyền “Hồng Nhật”, tới vịnh Đà Nẵng rủi gặp bão, thuyền lương trôi tấp tận đảo Hải Nam, Thanh Ngạn may còn sống sót, lần về quê quán. Rồi nhờ có nhiều công lao, Thanh Ngạn được thăng chức Thủ hạp.

Nhâm Tuất (1802) Lâm Thị Bút qua đời, mới có 26 tuổi (1776-1802). Mất mẹ, Phan Thanh Giản vừa mới lên bảy tuổi. Và cũng trong năm này, nhà Nguyễn nhất thống Nam Bắc, Nguyễn Ánh lên ngôi xưng hiệu là Gia Long.

Gia Long năm thứ hai (Quý Hợi: 1803), Phan Thanh Ngạn không thể ở vậy nuôi con, liều cưới người vợ thứ là Trần Thị Dưỡng. Người mẹ kế này cũng không đến nỗi khắc nghiệt với Thanh Giản, cho Giản học với nhà sư Nguyễn Văn Noa ở chùa làng Phú Ngãi.

Ất Hợi (1815), Thanh Ngạn bị vu hãm can án, vì các quan lại ghét Ngạn cang trực. Ngạn bị khép tội phải phạt một năm tù. Thanh Giản bấy giờ đã 20 tuổi, thân hành lên tỉnh, xin vào yết kiến quan Hiệp trấn Lương ở Vĩnh Long, mà xin chịu tù thế cho cha. Quan Hiệp trấn Lương không thể nào làm khác được, chỉ an ủi Giản nên cố lo tương lai, và hết lòng giúp đỡ cho Giản ăn học.

Giản thọ ân. Hằng ngày Giản siêng cần học tập. ngày hai buổi chẳng khi nào quên nhân ra đôi ba giờ vào khám thăm cha, chịu cực khổ thay cha. Các quan thấy thế đều cảm động.

Chừng Thanh Ngạn mãn hạn tù, Hiệp trấn Lương bèn khuyên Thanh Ngạn nên để Giản ở lại Vĩnh Long mà học cho tiện. Thanh Ngạn rất vui lòng. Từ ấy, Phan Thanh Giản ở học tại tỉnh, thọ giáo với một người họ Võ (không rõ là tên gì. Nhưng chắc chắn không phải là cụ Võ Trường Toản như nhiều người đã nói. Vì khi cụ Võ Trường mất (Nhâm Tý: 1793) Phan Thanh Giản chưa ra đời)

Bấy giờ trong tỉnh lại có một người đàn bà tên là Ân cũng thương Thanh Giản hiếu thuận siêng cần, thường cho cơm áo. Thanh Giản lấy làm cảm khích, dốc lòng gắng gổ…

II. Con đường học vấn

Nhờ một tấm lòng hiếu thuận hơn người, Phan Thanh Giản đã gặt hái được nhiều kết quả tốt đẹp trong buổi thiếu thời. Ở với mẹ ghẻ, Giản vẫn tránh được cái nạn mẹ ghẻ con chồng thảm hại, đến nỗi người mẹ ghẻ cũng phải mến. Xử việc liệu lý, Phan Thanh Giản vẫn được lòng cả mọi người, đến quan trên như Hiệp trấn Lương cũng động lòng mà hạ cố, đến bà góa tên Ân cũng xem Giản như con mà giúp cho từ miếng ăn tấm mặc.

Chưa chường mặt trên trận đời, nhưng Thanh Giản đã thọ ân nhiều quá. Nặng mang một tấm lòng con hiếu, một dạ giồi mài đạo hạnh, lẽ cố nhiên Phan Thanh Giản phải cố gắng thế nào cho không phụ bao nhiêu tấm lòng kỳ vọng ở mình. Thanh Giản đã có được những động lực đun đẩy kích thích, tài năng ngày một nảy nở, tâm chí ngày một được rèn giũa cho trong sáng. Và tiền trình… chắc chắn vô hạn lượng. Thanh Giản chắc hẳn cũng lắm lúc tự hiểu mình như thế.

Năm Ất Dậu (1825) nhằm năm Minh Mạng thứ 6, Thanh Giản ra thi tại trường Hương Gia Định, đỗ Cử nhân. Năm sau (Bính Tuất: 1826) thi Hội tại Kinh, Thanh Giản đỗ Tiến sĩ.

Một điều nên biết khoa thi Hội có đến 200 người, mà chỉ lấy đỗ được có 10 ông Tiến sĩ: Bắc Việt 7 người, Trung Việt 2, Nam Việt 1. Một người ở Nam Việt đây chính là cụ Phan Thanh Giản vậy. Xem thế thì đủ biết công phu học tập của Thanh Giản rất già dặn và nhiều cố gắng đến bậc nào.

Đỗ tiến sĩ rồi, Thanh Giản vâng lời cha để làm lễ cưới Nguyễn Thị Mỹ người làng Mỹ Lộc, huyện Phước Lộc, phủ Tân An, tỉnh Gia Định. Năm ấy Phan Thanh Giản được 31 tuổi.

Xem thế, lại một lần nữa ta phải kính phục đức độ Phan Thanh Giản. Đến tuổi ngoài ba mươi, con người ấy mới nghĩ đến việc thất gia, há không là một gương tốt cho thanh niên?

Tháng 8 năm ấy (1862) Phan Thanh Giản được bổ Hàn lâm viện biên tu. Sang tháng 11 được bổ làm Tham hiệp tỉnh Quảng Bình.

Năm Đinh Hợi (1827) nguyên phối của Thanh Giản là Nguyễn Thị Mỹ hạ sinh một gái. Nhưng đứa con đầu lòng không sống, và người vợ trẻ cũng không thọ.

Thanh Giản lên đường vào Kinh nhậm chức ở Quảng Bình, trong lúc đi đường, trải qua rừng vắng, Thanh Giản bồi hồi ngâm mấy vần lai láng:

Muôn dặm đường xa mới tới Kinh,

Bao nhiêu non nước bấy nhiêu tình.

Rừng không người vắng chim kêu rốn.

Trăng lặn sao mờ gió thổi rinh.

Năm Mậu Tý (1828) nhằm năm Minh Mạng thứ 9, Thanh Giản nghe viên Huấn đạo Nguyễn Văn Đức ca tụng đức hạnh một người phụ nữ tên Trần Thị Hoạch, người làng Đơn Vệ, huyện Minh Linh, tỉnh Quảng Trị, con cụ Án Trần Công Án. Thanh Giản khi ấy đã 33 tuổi. Mà Trần Thị Hoạch cũng đã 30 tuổi nhưng chưa chồng vì rất kén. Thanh Giản hâm mộ tiếng tăm Trần thị, mới cậy người mai mối mà cưới.

Nếu Thanh Giản cưới vợ rồi lập gia đình thì cũng là chuyện thường, còn có gì đáng nói. Nhưng ở đây, chúng ta lại phải phục vợ chồng Thanh Giản là người rất phi thường. Vì sau khi cưới hỏi nhau rồi, chẳng được bao lâu, Thanh Giản ngậm ngùi nỗi cha già trong Nam vò võ, mới than thở với vợ, xin Trần thị hãy tưởng tình mình mà vào Nam phụng dưỡng cha già. Vợ chồng mới cưới, ân tình còn đang nồng, thế mà Trần Thị Hoạch vui lòng đảm nhận cái nhiệm vụ của Thanh Giản giao cho. Thanh Giản sa nước mắt vì cảm động. Ngày đưa vợ về làng Bảo Thạnh, vợ chồng Thanh Giản đều ngùi ngùi, riêng Thanh Giản đã băn khoăn cảm động rất mực mà đưa tặng vợ một bài thơ lâm ly tình tứ:

Từ thuở vương xe mối chỉ hồng,

Lòng nầy ghi tạc có non sông.

Đường mây cười tớ ham rong ruổi,

Trướng liễu thương ai chịu lạnh lùng.

Ân nước nợ trai đành nỗi bận,

Cha già nhà khó cậy nhau cùng.

Mấy lời dặn bảo cơn lâm biệt,

Rằng nhớ rằng quên lòng hỡi lòng!

Đừng tưởng Thanh Giản sở dĩ đưa vợ về Bảo Thạnh là vì còn có hầu thiếp thiếu gì. Không. Thật ra Thanh Giản là người không ưa sắc đẹp đàn bà, một phần cũng nhờ công phu học vấn sâu dày. Một điều minh chứng cho việc Thanh Giản không luyến sắc, là sau đó chính Trần thị có xin cưới cho chồng một người thiếp tên Thịnh ở làng Bảo Thạnh. Nhưng Thanh Giản cho thị Thịnh về lấy chồng khác. Và tội nghiệp! Thị Thịnh có lẽ cũng cảm vì đức độ của Thanh Giản mà từ đó cứ ở vậy cho đến chết!

Lại thêm một bằng chứng nữa. Về sau, Thanh Giản làm Kinh lược sứ ba tỉnh miền tây Nam Việt, một hôm có quan Tổng đốc Vĩnh Long là Trương Văn Uyển đến thăm, nhân vui miệng có hỏi:

– Sao quan lớn không dùng hầu thiếp.

Thanh Giản đáp:

– Tôi không đủ ngày giờ lo việc quốc gia, có ngày giờ đâu mà lo việc hầu thiếp. Tôi chỉ thích hoa quỳ, vì sắc nó đẹp tự nhiên, hương nó thơm dìu dịu, sắc hương người có sánh được đâu. Vả lại tính nó có rõ ràng ngay thẳng nó mới dám nhìn mãi mặt trời mà không chút thẹn. Vậy nên tôi yêu quý nó hơn đàn bà đẹp.

Đấy, cái công phu học vấn của Thanh Giản có thể tóm lại ở bốn chữ: “Sùng Nho trọng Đạo”. Ở chương này, xin chép tỉ mỉ về đức độ của Thanh Giản để làm một tấm gương sáng cho chúng ta soi.

Khi trẻ có hiếu đến cảm được người chung quanh. Rồi trót thọ ân người, Thanh Giản đã cố gẵng đỗ đạt để mong báo đền.

Có gì cảm động bằng khi Thanh Giản đi thi, bà Ân là người đã chu cấp cho Thanh Giản rất nhiều, khi ấy có may cho Thanh Giản một cái áo lương. Thanh Giản không bao giờ quên kỷ niệm, gìn giữ áo ấy cho đến chết vẫn còn, mà thời thường hay lấy ra xem và nhắc nhở cho con cháu biết gốc tích.

Đối với quan Hiệp trấn Lương là người đã đỡ đầu cho Thanh Giản, Thanh Giản luôn luôn kính trọng, thăm nom xem như cha mẹ. Còn đối với thầy học, Thanh Giản khi được vẻ vang rồi, mỗi khi có dịp về thăm thầy, đi gần tới nhà thầy thì lật đật xuống võng mà đi bộ vào nhà, rất mực cung kính đối với thầy học.

Năm Nhâm Dần (1842) cha mất, Thanh Giản thương tiếc vô cùng. Lúc về chịu tang, Thanh Giản tuy là một viên quan, song chỉ dùng một chiếc ghe thường mà đi. Khi ghe đi ngang Ba Lai, cai đồn kêu xét. Người bạn chèo bảo là ghe quan lớn. Người cai đồn vẫn nạt, nhất định kêu ghe phải ghé lại xét. Thanh Giản bảo bạn chèo cho ghe cặp bến, rồi lên trình đồn theo phép, không tỏ ra vẻ quan dạng gì cả. Viên cai đồn làm phận sự xong mới cho đi. Thanh Giản về đến nhà chịu tang xong rồi, một hôm cho đòi viên cai đồn Ba Lai đến. Người cai đến nơi nhìn biết cụ, lấy làm sợ sệt. Nhưng Thanh Giản mỉm cười:

– Ngươi lo tròn phận sự ta khen lắm. Ta dạy ngươi: từ đây cứ lo phận sự như thế. Dù là ghe quan lớn cũng cứ thi hành phận sự mà thôi.

Thanh Giản bèn tư tờ xin cho viên cai được thăng thưởng chức Chánh đội trưởng.

Những ngày cư tang, Thanh Giản thường ra mộ phần của cha mà lo sửa sang. Dân chúng trong làng thấy thế xin làm việc đào đất nhổ cỏ thay cụ, nhưng Thanh Giản bảo rằng:

– Đây là phận sự của tôi, để tôi làm. Cha mẹ sinh ta, nuôi ta, cực khổ nào có cậy ai.

Có một ngày kia Thanh Giản lên thăm mộ cha, đi đường gặp một người tên Cung đang vác tre đi phía trước. Chừng Cung day ngang qua, ngọn tre quất trúng cụ rách áo, trầy da. Cụ bèn lên tiếng bảo tên Cung hãy để cây tre xuống, và bảo đưa cái mác cho cụ. Cung thất sắc, lo lắng. Chẳng dè cụ tiếp lấy cái mác, rồi thản nhiên ngồi trảy nhánh, chặt ngọn tử tế, rồi bảo Cung vác đi, kẻo để vậy còn đụng người khác nữa.

Đức độ của Thanh Giản đại để đáng kính, đáng yêu dường ấy, chả trách về sau này trở lên một trang rường cột của quốc gia cũng phải.


 

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button