Văn học trong nước

Ký Ức Đông Dương

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Tô Hoài

Download sách Ký Ức Đông Dương ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : VĂN HỌC TRONG NƯỚC

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

CẢ ĐẤT NƯỚC MÚA LĂM VÔNG

Các chiến sĩ quân đội nhân dân Lào – hình tượng tiêu biểu những con người của xã hội mới trên đất nước Lào đang đổi mới hôm nay.

Đi đến các đơn vị quân đội nhân dân Lào, qua các làng mạc, các thành phố, trên những dọc đường sông nước đò giang khắp nước, đâu tôi cũng thấy rực rỡ những hình ảnh ấy.

Ở lịch sử chiến đấu của một quân đội cách mạng, ở tinh thần mỗi chiến sĩ và tinh thần cách mạng mỗi chiến sĩ đương bồng bột trong tuổi trẻ cả nước. Ở mọi người mà tôi tiếp xúc, chan chứa tình cảm và tấm lòng nhân dân đối với chiến sĩ, một tình thương mến, một tấm gương tỏa sáng từ đơn vị Lát Sa Vông đầu tiên của quân đội cách mạng Lào.

Tinh thần mới ấy thực sự được bắt nguồn từ truyền thống độc lập quật cường của dân tộc được cách mạng hun đúc, đương đi sâu và phát triển trong mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp nhân dân. Nước Cộng hòa Nhân dân Lào đương sôi nổi đứng lên xây dựng và bảo vệ đất nước, mà lực lượng trụ cột là tuổi trẻ cách mạng.

Kể chuyện đất nước, kể chuyện tuổi trẻ đất nước là kể chuyện các chiến sĩ. Tôi đã đến với các chiến sĩ đáng yêu đấy.

Mỗi ngày ở Lào, tôi càng thấy hòa lẫn sâu sắc trong tâm hồn con người sôi nổi cuộc sống cách mạng, bao giờ cũng đượm bóng dáng truyền thống lịch sử của dân tộc, của quê hương. Chỉ có con người thuần phác ấy trong vẻ hiền hòa của cánh đồng, của chùa tháp tĩnh mịch và của cây vườn cây rừng Lào xanh một màu xanh bồng bột lạ lùng.

Trung đoàn X, một trong những đơn vị đương làm nhiệm vụ bảo vệ Thủ đô – các chiến sĩ của Thủ đô Viêng Chăn.

Doanh trại bộ đội thấp thoáng trong vườn xoài như một làng ven nội. Một con suối đục nước mưa mới chảy quanh xóm. Các chị trong xóm ra xúm xít kéo vó. Hoa sen nở đỏ thẫm trên mặt ao thả cá mới đào năm ngoái.

Chúng tôi ngồi trong phòng ban chỉ huy trông ra Viêng Chăn, nghe kể chuyện lịch sử trung đoàn. Cả hai mươi năm phát triển của trung đoàn anh dũng này là hai mươi năm chiến đấu tiến vào Viêng Chăn, cho tới khi thực sự tiến vào giải phóng Viêng Chăn.

Trung đoàn trưởng Sai-nha Súc Cham-pa quê trên Luông Pha-bang, người đã có mặt ở trung đoàn từ những ngày đầu tiên. Khi đó, anh là một thanh niên vừa rời làng quê trên phía Bắc đất nước tìm ra vùng giải phóng gia nhập quân đội cách mạng.

– Vâng, rồi các đồng chí sẽ đến với từng đơn vị của anh em chúng tôi. Nhưng tôi cũng phải phác qua vài nét để các đồng chí hình dung trước được. Trong tình hình hiện nay, quân đội nhân dân Lào chúng tôi trên cả nước đương trong hòa bình, lại cũng đương trong tư thế chuẩn bị chiến đấu. Nhiệm vụ thật phức tạp và nặng nề. Bởi vậy, phải kể đến hai mặt công tác và sự phát triển của quân đội cách mạng trong tình hình mới. Chúng tôi luôn luôn sẵn sàng chiến đấu và chúng tôi cũng ra sức công tác chính trị, xây dựng lực lượng dự bị và tăng gia sản xuất tự túc. Thành tích sáu tháng đầu năm nay của chúng tôi đã đạt được những việc đáng kể. Trước nhất, chúng tôi hoàn thành kế hoạch diễn tập chiến đấu. Chúng tôi giúp các làng, các phố trong vùng đóng quân xây dựng tổ chức thanh niên, phụ nữ, chúng tôi lập cho xã và khu phố nhiều đại hội dân quân tự vệ. Đợt tuyển quân đầu năm, thanh niên thành phố xung phong nhập ngũ rất đông, hơn cả chỉ tiêu cần lấy. Chúng tôi vỡ đất cày ngay trong vùng này thôi, mùa vừa rồi, thu lúa nương, lúa ruộng được năm mươi hai tấn. Đại hội nào cũng đào ao thả cá, nuôi trâu bò và lợn gà vượt kế hoạch dự định.

Những con số, những công việc mang ý nghĩa của một quân đội cách mạng, vừa tiêu biểu tinh thần mới, vừa trở thành sức hút mạnh mẽ đối với xung quanh.

– Mỗi đơn vị trung đoàn chúng tôi đều là hình ảnh sự họp mặt của các dân tộc cả nước. Đơn vị nào cũng có thành tích, được nhiều huân chương đơn vị và cá nhân. Xin mời các đồng chí đến tiểu đoàn 1. Đến đây, có thể thấy rõ hơn lịch sử chiến đấu của trung đoàn chúng tôi. Trong hai mươi năm, tiểu đoàn này đã đánh trên ba trăm trận. Tiểu đoàn 1 đã vào Viêng Chăn hoạt động từ năm 1973 – trước giải phóng hai năm – và bây giờ làm nhiệm vụ bảo vệ Viêng Chăn. Nó chính là tinh thần Viêng Chăn mới, Viêng Chăn cách mạng.

ĐỌC THỬ

Doanh trại tiểu đoàn 1 trong một vườn cau chen lẫn những bụi trúc. Chúng tôi qua các cánh rừng thưa. Có lẽ ở đây gỗ nhiều hơn tre trúc. Cứ trông nhà cửa thì có thể đoán biết. Các nhà trong làng và doanh trại nhà nào cũng sàn gỗ vách gỗ tốt đen bóng.

Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn I là Thong Sa-vát và chính trị viên Luông Chay, cả hai đều rất trẻ, nước da đen cháy. Câu chuyện được kể trong nét mặt tươi tắn; đôi lúc chợt đăm đăm, mỗi khi các đồng chí nói đến những bước gian khổ phải vượt qua, những đồng đội đã ngã xuống trong chiến đấu.

– Tiểu đoàn chúng tôi được thành lập ở Sầm Nưa năm 1957. Hồi ấy, cũng vào giữa mùa mưa như thế này. Có lẽ không đâu trên thế giới có quân đội cách mạng trải những hoàn cảnh khác thường đặc biệt như quân đội cách mạng Lào. Chúng tôi đã liên tiếp, lúc cầm súng, lúc ngồi bàn hội nghị, rồi lại cầm súng rồi lại hội nghị quân sự phối hợp… Hai mươi năm nay trải nhiều cuộc đấu tranh chính trị, tham dự nhiều chiến dịch lớn, nhưng một điều đặc biệt mà chúng tôi luôn luôn phấn đấu là lúc nào tiểu đoàn chúng tôi cũng giữ được đủ quân số và trong tiểu đoàn bao giờ cũng bao gồm thành phần ba dân tộc Lào Lùm, Lào Thênh, Lào Sủng. Chúng tôi thường nói: tiểu đoàn 1 là nước Lào đoàn kết và chiến đấu, trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Ồ, nói thế thì có vẻ lộ bí mật quân sự, nhưng mà đúng như thế.

Những nụ cười nở trên khuôn mặt đen sạm của những ngày gian khổ đã qua.

Đúng là câu chuyện trải dài trên hai mươi năm xây dựng và chiến đấu, lịch sử tiểu đoàn 1 cũng như lịch sử quân đội Lào, khúc khuỷu quanh co trên con đường sự nghiệp của đất nước tiến tới vinh quang ngày nay của dân tộc.

– Thử thách đầu tiên của chúng tôi thật là lạ lùng. Tiểu đoàn của chúng tôi vừa thành lập xong, được lệnh vào đóng trong thành phố Luông Pha-bang năm ấy, theo hiệp định chính trị ký kết với đối phương. Thế là trận đánh thứ nhất không phải trận đánh bằng súng, mà đó là cuộc vật lộn giằng giựt người bằng tư tưởng và chính trị. Bấy giờ, trên mặt trận chính trị, cách mạng đã đấu tranh tiến tới thắng lợi trong một số hiệp định ràng buộc đối phương. Theo hiệp định, đơn vị chúng tôi được vào đóng trong vùng của đối phương. Thế là khởi đầu trận đánh không có tiếng súng, nhưng trận đánh đã diễn hết sức quyết liệt, gay gắt, lay động đến tư tưởng hành động mỗi chiến sĩ và mỗi chiến sĩ bắt buộc phải đối phó. Không phải chúng tôi chỉ bị quân đội đối phương vây bọc bốn phía, mà lúc đầu, ở khu giải phóng vào thành phố, hoàn cảnh đổi khác, nhiều cái hấp dẫn vô cùng đã lôi cuốn người ta. Chúng tôi luôn luôn bị bao trong những âm mưu, thủ đoạn mua chuộc, những dụ dỗ, những dọa dẫm, những ép buộc, đủ thứ. Đối phương ngày ngày dùng mọi cách làm tan rã tinh thần đơn vị chúng tôi. Chúng tôi sống trong cảnh nghẹt thở oái ăm như thế, vừa nửa năm trời. Giữa lúc ấy, tình hình chính trị lại căng thẳng. Chúng tôi được lệnh tức khắc rời ra vùng giải phóng. Chúng tôi bí mật rút quân. Ôi, biết bao nhiêu khó khăn. Không có tiếng súng mà vô cùng vất vả, mà lúc nào cũng lo mất người.

Những lời nói mộc mạc ở những con người mộc mạc – mỗi lời các đồng chí kể càng làm tôi hiểu biết vô vàn nỗi khó khăn, dằn vặt và thấy được các chiến sĩ phải hết sức quyết tâm đi đến dứt khoát, mỗi con người mới có thể giữ được tinh thần chiến sĩ. Tinh thần đó thể hiện bằng một cái lắc đầu, một thái độ khinh bỉ trước những lời đường mật rủ rê, “ở đây có cơm xôi ngon, có nước dừa uống, có cô gái xinh, lấy vợ rồi ở nhà, tội gì mà đi đâu…”, “ở đây có chức tước, làm quan to quan bé, có tiền bạc… Hãy ở lại đây, tội gì mà đi đâu chịu gian khổ, nước Lào độc lập hay không độc lập thì có khác gì đâu, cũng chẳng sao mà.”

“Các chiến sĩ đã quay mặt đi. Có thể sắp chóng mặt đến nơi. Nhưng không thể nghe thêm một lời tỉ tê giết người như thế nữa!

“Đến bây giờ, mỗi lần nhớ lại, còn giật mình. Chúng tôi đã biết thế nào là cái nguy hiểm của lời đường mật.

“Rồi tình hình đổi khác. Chúng tôi phân tán từng bộ phận, bí mật về Sầm Nưa. Có chiến sĩ đi lạc, chỉ còn một người chạy trong rừng, nhưng cũng nhất quyết không trở lại thành phố. Đến cuối năm ấy, tập hợp lại được đủ các đại đội. Chúng tôi kiểm điểm, tự hào, thấy thế là đã thắng một trận lớn. Các chiến sĩ trên đường rút quân, cả các chiến sĩ rút lẻ loi, không ai quay lại, tất cả đều tìm được về nơi tập kết ở Sầm Nưa.

“Từ đấy, chúng tôi thực sự bước vào cuộc sống chiến đấu và từ đấy tới nay, mười tám năm liền, tiểu đoàn 1 đã có mặt trong hầu hết các chiến dịch lớn, các chiến dịch giải Hua Mường, Mường Hiềm, Nà Khăng…

“Các đồng chí hỏi những kỉ niệm chiến đấu sâu sắc nhất của đơn vị? Trước nhất, chúng tôi phải kể đến chiến dịch Phu Cút 1964. Đối với cả tiểu đoàn, đối với mỗi chiến sĩ, chiến dịch Phu Cút, một thử thách to lớn, cả chiến dịch là một tấm gương chiến đấu vô cùng dũng cảm. Bảy ngày đêm liền, chúng tôi và địch giằng giựt nhau từng sườn núi. Cuối cùng, đến khi chúng tôi chiếm được núi, thì từ trên đỉnh núi trở xuống đã bị bom lở tan hoang và cả rừng cây bao quanh bị cháy rụi hết. Địch tỏa ra, phản công liên tiếp. Chúng tôi bị lộ giữa một vùng trơ trụi, tình thế vô cùng bi đát. Nhưng tinh thần hy sinh cực kỳ dũng cảm của trung đội trưởng Khăm Sinh đã thúc đẩy chúng tôi. Đồng chí Khăm Sinh lúc ấy đã bị thương gãy bả vai. Nhưng Khăm Sinh nhất định vẫn đứng chỉ huy quân đội. Khăm Sinh hô trung đội tiến lên, trong khi ấy anh xông thẳng vào họng đại liên địch. Địch hoàn toàn tan rã, rút chạy thẳng.

“Năm 1961, chúng tôi đánh chiếm Sa-la Phu-khum rồi chuyển quân đi nơi khác.

“Mười năm sau, năm 1971, chúng tôi trở lại chiếm Sa-la Phu-khum lần nữa. Lần ấy, đóng hẳn lại. Rồi từ Sa-la Phu-khum chúng tôi tấn công sang chiếm Ca Xỉ, Văng Viêng, mở rộng địa bàn, hướng mũi tiến vào Viêng Chăn – tỏ rõ sức mạnh hơn hẳn đối với đối phương.

“Trong khi ấy, một cuộc hiệp thương chính trị mới lại bắt đầu.

“Khí thế quân đội cách mạng bấy giờ rất bồng bột. Đi đến đâu cũng được nhân dân hết sức giúp đỡ. Nghe tin bộ đội đã về, ai cũng tin tưởng chiến thắng tới nơi. Các làng xóm mấy năm nay chạy tản cư vào rừng sâu, bây giờ trở về làng cũ, đón quân đội.

“Nhưng không phải chỉ có dễ dàng chờ đợi chiến thắng đâu. Nhân dân đã biết rõ ràng như thế, vì trong khi đó, địch vẫn phản công mạnh mẽ. Nhiều trận đánh quyết liệt xảy ra. Nhưng ai nấy đều không lùi bước. Tinh thần ủng hộ quân đội cách mạng, đi dân công, đi tải thương, cung cấp cái ăn, cho con em nhập ngũ, những việc làm vì tinh thần yêu nước cao cả ấy của mọi người càng đem cho chúng tôi niềm tin toàn thắng đến nơi rồi, và chúng tôi càng hăng hái chiến đấu.

“Đối phương định phá thế chủ động của ta trong đàm phán. Nhưng tình thế ngày ấy đã không còn cho phép họ có thể làm bất cứ điều gì họ muốn. Chúng tôi được nhân dân hết lòng ủng hộ, càng hoạt động ráo riết. Nhiều đơn vị khác đã tiến sâu vào vùng tạm chiếm với chúng tôi và chỉ một thời gian ngắn, chúng tôi đã có đầy đủ cơ sở nhân dân, cơ sở du kích võ trang ở cả sáu huyện xung quanh Viêng Chăn. Chúng tôi đã ở thế bao vây được Viêng Chăn”.

– Có lẽ các đồng chí vào đến ngoại ô Viêng Chăn từ khi hiệp định chính trị 1973 được ký kết?

– Đúng như thế. Chúng tôi có mặt ở ngoại ô Viêng Chăn lúc ấy, đầy đủ các ban chỉ huy đại đội. Rồi đầu năm 1973, chúng tôi được lệnh tiến vào Thủ đô Viêng Chăn làm nhiệm vụ bảo vệ các đồng chí lãnh tụ và cán bộ vào thành phố thi hành hiệp định.

– Các đồng chí lại vào thành phố?

– Chúng tôi lại vào thành phố như đã vào Luông Pha-bang hơn mười năm trước.

– Nhưng bây giờ các đồng chí đã có kinh nghiệm đấu tranh chính trị rồi.

– Vâng, chúng tôi có kinh nghiệm, nhất là kinh nghiệm chiến đấu. Máu các chiến sĩ tiểu đoàn 1 đổ mười năm qua trên các chiến trường đã dạy chúng tôi thế nào là người yêu nước chân chính. Chúng tôi vào Viêng Chăn với tinh thần nhân dân đưa đà cách mạng tiến công vào Viêng Chăn. Ở giữa thành phố chung đụng với đối phương, chúng tôi đấu tranh ngoan cường như ở ngoài chiến trường. Chúng tôi giữ vững vị trí, bảo vệ có thành tích mọi công tác của cách mạng trong đấu tranh chính trị. Chúng tôi đã thắng.

Thế là tiểu đoàn 1 đã ở ngay Viêng Chăn từ đấy cho tới khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân.

– Từ trong Viêng Chăn, chúng tôi đón các đơn vị bạn vào giải phóng Thủ đô, đón Đảng và Chính phủ về Thủ đô, thành lập nước Cộng hòa Nhân dân. Chúng tôi là một trong những đơn vị đầu tiên của quân đội nhân dân Lào được vinh dự sống trong những ngày đầu Thủ đô giải phóng. Trong những ngày Viêng Chăn cực kỳ phấn khởi ấy, chúng tôi đi giữa cả vạn nhân dân thành phố xuống đường hoan nghênh Đảng và Chính phủ. Chúng tôi lại nghĩ lại mười năm trước ở Luông Pha-bang. Chúng tôi thấy vô cùng tự hào. Lòng tự hào của nhân dân về đất nước độc lập, tự do, và lòng tự hào của mỗi chiến sĩ đã trưởng thành trong chiến đấu.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button