Văn học trong nước

Ký Sự Đòi Nợ

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Song Hà

Download sách Ký Sự Đòi Nợ ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : VĂN HỌC TRONG NƯỚC

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời tựa

Mấy năm gần đây, cái tên Song Hà, chủ nhân blog Boy Gia’s đã thực sự trở thành một hiện tượng của văn học online. Là tác giả của nhiều truyện dài, truyện ngắn và tạp văn từng nhận được hàng chục nghìn lượt like trên facebook, fanpage và blog, điều gì khiến Song Hà được yêu mến đến vậy?

Đó chính là lối viết điêu luyện, với giọng điệu vừa tưng tửng vừa phóng khoáng nhưng cũng hết sức mộc mạc và chân thật của cây viết cá tính này. Văn phong Song Hà hấp dẫn và cuốn hút người đọc ngay từ những dòng đầu tiên bởi sự hài hước, dí dỏm, ngang tàng, nhưng ẩn sâu sau tiếng cười là vị mặn chát của nỗi buồn, nước mắt và sự ngậm ngùi.

Từ “Ra mắt gia đình ex”, “Tôi đi tán gái”, “Ranh con tên Ly”, đến “Ký sự đòi nợ” và “Những chuyện XiZ thời sinh viên”, cây bút này đã có những bước đột phá rất táo bạo về bút pháp. Trong một cốt truyện gần như “không có chuyện“ và ít kịch tính, tác giả vẫn dẫn dắt người ta đi hết trang này đến trang khác bằng lối kể duyên dáng; thô mộc nhưng sinh động và cực kỳ tự nhiên. Anh có biệt tài “lạ hóa” những sự vật, tình huống rất đỗi bình thường nhờ cảm quan nhạy bén và khả năng diễn đạt độc đáo. Các con chữ qua tay Song Hà dường như được “sống” lại và trở nên sinh động một cách đáng kinh ngạc.

Người trẻ đọc Song Hà để được vui, được cười và thấy mình đáng yêu hơn khi bắt gặp hình bóng của chính mình trong đó. Người có tuổi đọc Song Hà là tìm về kỷ niệm của một thời đã xa; để rưng rưng thương nhớ, bâng khuâng, tiếc nuối và nhẹ lòng hơn khi gập lại trang sách cuối cùng.

Ban Biên tập

 

 

Chương 1

Tôi sinh ra ở miền quê nổi tiếng với hai món đặc sản, đó là gió Lào và kẹo cu đơ. Nơi tôi sống là thị trấn nhỏ như lòng bàn tay. Tốt nghiệp đại học, sau khi lông bông làm đủ thứ nghề nhưng chẳng ăn thua, tôi từ giã Hà Nội trong một ngày trời mưa tầm tã với cái balo căng phồng; bên trong có mấy bộ quần áo cũ, chiếc khăn len màu lông chuột bạn gái tặng, cuốn sổ nhật ký của hai đứa, và một trời thương nhớ đã bỏ lại sau lưng.

Về quê, ông chú thấy tôi suốt ngày đi ra đi vào vô tích sự bèn xin cho chân trông coi kho vật liệu của huyện. Công việc chẳng có gì. Hàng ngày tôi dậy lúc 7 giờ sáng, vệ sinh cá nhân xong, rang bát cơm nhai vội nhai vàng rồi phóng xe máy đi làm. Ở chỗ làm, tôi chủ yếu ngồi đếm số lượng vật liệu xuất nhập kho và ngáp hoặc lơ mơ ngủ gật. Trong giấc ngủ vặt ở kho vật liệu, tôi thường mơ thấy những ngày dặt dẹo ở Hà Nội, với mối tình từng khiến trái tim tôi đau đớn, tuyệt vọng. Tỉnh dậy có lần tôi ôm mặt khóc vì nhớ người yêu cũ, nhớ những ngày vật vã vì đói rét và tủi nhục đã qua.

Nhà tôi có ba người, bố mẹ và tôi. Anh chị và đứa em gái đã lập gia đình, không sống cùng chúng tôi. Câu chuyện sau đây được bắt đầu từ một lần cùng mẹ tôi đi đòi nợ.

Mẹ tôi buôn bán nhỏ ở chợ Phố. Cách đây một năm, bà cho một người đàn ông tên Việt, mọi người vẫn gọi là Việt lơ, vay 25 triệu để “mần ăn”. Chỗ bạn hàng quen biết nên chỉ tính lãi bằng lãi ngân hàng. Cho vay đâu được nửa năm thì mẹ tôi có việc nên đòi lại. Lần lữa mãi ông Việt chỉ trả được hết tiền lãi, còn số nợ gốc đòi hết lần này đến lần khác nhưng đều bất thành, vì nghe nói ông này đang gặp khó khăn. Đến lần thứ mười mấy thì điện thoại di động Việt lơ tò tí te, mẹ giao cho tôi nhiệm vụ truy tìm hành tung con nợ.

Tôi ngồi vắt chân uống trà, thấy cuốn danh bạ điện thoại trên tủ, bèn nảy ra ý nghĩ thử tìm số điện thoại cố định ông Việt xem sao. Nhà ông này ở Sơn Xuân, sang đấy cách một con sông, tôi chưa đến vùng này bao giờ.

Lật trên tay cuốn sổ dày cộp, dừng lại ở trang những người tên Việt ở địa chỉ trên. À đây rồi, gọi thử từng số một cho chắc.

“A lô có phải bác Việt đó không ạ?“

“Việt mô? Chú là ai?“

“Dạ Việt hay nhập hàng ở Phố Châu phải không ạ?“

“Lầm rồi nha, Việt ni đi cày nha… Tút… Tút… Tút“

Số khác.

“Nhà bác Việt hay đi nhập hàng phải không ạ?“

Giọng bà già nào đấy.

“Đây cũng có Việt, chơ mà Việt nhà tui hay đi rèo lợn đực đi phủ tê, lầm cụng nên con ạ.“

Vừa bực vừa tức cười rung cả rốn.

Thử gần chục phát như thế thì toàn gặp Việt mần thịt lợn, Việt cựu chiến binh, Việt giáo viên về hưu… Đến lần thứ n thì bắt đầu hay.

“A lô cho cháu gặp bác Việt… Bác Việt nhập hàng…“

Suýt rụng tim vì giọng một con bé thỏ thẻ trả lời.

“Có chuyện chi khung eng? Mà eng tên chi, nhà ở mô, eng quan hệ răng với bố em?“

Con hâm này hỏi khí nhiều, dồn dập như muốn áp đảo mềnh.

“Eng là bạn… À quên… Bố eng là bạn bố em…“

Ranh con e hèm rồi ngắt lời ngay.

“Láo hè, tuổi chi mà bạn bố người ta, tuổi Tý à?“

Cuống luôn rồi.

“Chẳng may anh lỡ mồm… Anh… Anh xin lỗi. Bố Việt ở nhà khung em? Mà em là con thứ mấy rứa, chắc xinh gái lắm hè, vì thấy đanh đá quá.“

“Rứa xinh mới đanh đá à? Em xấu mù mịt nhưng vẫn điêu đó.“

“Khung tin. À mà nhà em ở chộ mô hè?“

“Hỏi chi kị rứa?“

“Hỏi để khi mô rảnh qua rủ bố em đi bắn chim cho vui.“

“Bố em thèm đi chơi với trẻ trâu à? Có lẹ nỏ phải?“

Đối đáp vòng vèo một hồi chả ra đâu vào đâu, thông tin có được không đáng kể, chưa nói có khả năng trật lất vì nghe giọng ranh con này cũng cáo già quá trời. Nhưng phải thừa nhận con bé ăn nói sắc sảo, dứt khoát, kiểu của gái từng trải, ít ra là không quẩn quanh sau lũy tre.

Một tiếng sau, tự nhiên ngứa ngáy muốn chọc tức ranh con bèn bốc máy gọi lại.

“Ai gọi đó?“

Giọng bà già nhão nhão, bỏ xừ rồi.

“Chào bác, bác ăn cơm chưa ạ? Cháu là bạn của … đây mà.“

Hố hố, chả biết nó tên chi, cứ gọi bừa lí nhí trong cổ.

“Chi rứa cháu? Gặp Huyền á? Huyền hấn đi mô rồi a.“

“Dạ đúng rồi, cháu gặp bạn Huyền tí… Bạn nớ không có nhà ạ bác? Rứa phiền bác đọc cho cháu số điện thoại Huyền với ạ, cháu mới mất máy nên không nhớ số Huyền nựa bác ạ. Lạnh bác hè.“

Bà già lục lọi một lúc rồi cũng mò được số con bé. Cám ơn rối rít, còn dặn bác già rồi nhớ mặc cho ấm vào nha, chơ trời ni là gió độc lắm đó bác, thôi cháu lượn.

Có được số ranh con rồi, ngồi nghĩ lăng nhăng mãi. Nhắn tin là hạ sách, nói chuyện thì bắt đầu chém gió răng đây cho mượt, được vài câu nó dập máy thì bách nhục.

Cuối cùng lấy hết can đảm gọi cho ranh con.

“Hê lô chào bạn khi nãy nha!“

“Đứa mô đó? Hây, đứa mô hầy?“ “Khiếp, nhanh quên rứa.“

“À… Eng hồi nại ạ! Nhớ em à, hihi. Răng biết số rứa nả?“

Choáng luôn, tỉnh như ruồi mới kinh.

“Anh nhờ tổng đài Viettel truy mà. Mưa lạnh em hè, em đang làm chi đó?“

“Mần chi mô, em đang ngồi bếp nhà bạn. Gọi có việc chi nựa eng? Hay chỉ để tán tỉnh linh tinh thôi, hihi.“

“Tán thì để khi khác, mà anh cũng nỏ có nhu cầu nớ, người yêu anh ghen chết.“

“Hihiiii, sợ rồi ạ.“

Buôn độ nửa tiếng thì lòi ra tí thông tin không biết thật bao nhiêu phần. Ranh con chỉ là hàng xóm ông Việt con nợ kia, học năm thứ ba trường gì gì trong Hà Tĩnh, đang chờ đi thực tập. Hỏi địa chỉ cụ thể nhà ông kia thì nó chỉ vòng vèo, đại khái đến dốc tắt thì đi đò qua sông, đi đoạn nữa gặp ngã ba thì rẽ trái đi thẳng 200 mét gặp ao muống lại rẽ phải… Linh tinh beng cả lên.

Báo cáo với mẹ xong thì nhận lệnh chiều mai nắng ráo mang giấy biên nợ xuống nhà đòi. Tôi hỏi, “Có cần mang dao đi không?“. Bà lừ mắt, “Chi mà phải rứa“.

Tối trước hôm xuống nhà lão con nợ, cũng nhắn tin qua lại với em Huyền, nhưng giấu tiệt vụ xuống đó đòi nợ. Cái xã heo hút ven sông ấy quá lạ lẫm với tôi, trước tới nay cũng chả quen em nào xã ấy để mà bốc phét.

“Hi em, buổi tối vui vẻ nhé.“

Phóng một cái tin vô thưởng vô phạt, vì cũng đang nằm quèo trong chăn, rảnh mà.

15 phút sau mới có phản hồi.

“Uh, lạnh quá đi mất.“

Bố khỉ, trả lời cộc vãi.

“Lạnh thế này mà có ngô nướng chén thì vui em nhỉ, chỗ em nhiều ngô không, hôm nào anh xuống xin ít?“

Lại mất 10 phút sau.

“Dám xuống không mà nói? Chỉ được cái ba hoa cụng nên.“

Tụt hết cả hứng của trẫm, hay văn tôi không hay, kém mượt mà nên em í trả lời khô khan nhỉ? Mấy năm học xây dựng với cơ khí toàn khung với thép, kết cấu với áp lực… thì lấy đâu ra văn vẻ cơ chứ? Nghĩ mà hận tay hiệu trưởng không cho phụ đạo thêm môn văn.

Bấm cái tin cuối cùng rồi tắt máy đi ngủ, cóc thèm chờ trả lời.

“Em điêu quá, mất hứng…“

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button