Văn học trong nước

Đố Kiều Nét Đẹp Văn Hóa

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Phạm Đan Quế

Download sách Đố Kiều Nét Đẹp Văn Hóa ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : VĂN HỌC

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download Ebook         

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu


Năm 1990, cùng với việc viết quyển Truyện Kiều đối chiếu, chúng tôi đã hoàn thành một chuyên luận khác về Truyện Kiều: TRONG NỀN VĂN HÓA KIỀU đề cập đến các hình thức văn hóa mà kiệt tác đã đóng góp vào nếp sinh hoạt tinh thần của nhân dân ta. Nhưng do những khó khăn khách quan trong thời kỳ đó và trong việc xuất bản, chỉ chọn in một ít trong phần đầu của chuyên luận và cuốn BÌNH KIỀU, VỊNH KIỀU, BÓI KIỀU được ra đời, do Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành năm 1991.

Năm 1994, Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin cho in tập thứ hai: TẬP KIỀU – MỘT THÚ CHƠI TAO NHÃ (NXB Văn học in lần thứ ba, NXB Thanh Niên in lần thứ tư với nhan đề Thú chơi Tập Kiều năm 2002).

Và mãi đến năm 2000, chuyên luận TRONG NỀN VĂN HOÁ KIỀU của chúng tôi mới có dịp ra mắt quý vị độc giả được đầy đủ bằng việc Nhà xuất bản Văn học cho ra đời tập thứ ba: TỪ LẨY KIỀU, ĐỐ KIỀU… ĐẾN CÁC GIAI THOẠI VỀ TRUYỆN KIỀU.

Từ bấy đến nay, sách đã được tái bản nhiều lần. Trong các hình thức hoạt động văn hóa Kiều, bói Kiều và đố Kiều vốn được nhân dân ta rất ưa chuộng với những biểu hiện hết sức phong phú và đa dạng. Để đáp ứng yêu cầu của bạn đọc, lần này chúng tôi xin đi sâu vào hai lĩnh vực này và giới thiệu với quý vị độc giả hai quyển sách mới được biên soạn về BÓI KIỀU và ĐỐ KIỀU.

Chúng ta đã biết câu đố Việt Nam ra đời và tồn tại cùng với thời gian là do nhu cầu giải trí trong lúc lao động, nhu cầu cần hiểu biết các sự vật, sự việc và hiện tượng chung quanh và giúp nhau thêm hiểu biết để sản xuất đạt hiệu quả cao hơn. Đố Kiều cũng xuất hiện trên cơ sở ấy, cùng với lòng yêu mến của nhân dân ta đối với tác phẩm thiên tài của Nguyễn Du. Hình thức đố Kiều thực đa dạng, từ những câu đố riêng lẻ bằng thơ, đối đáp bằng thơ, những câu đố chiết tự, những câu đố qua các giai thoại … đến những câu đố mẹo và cả những câu đố mang tính chất đố thanh giảng tục hay đố tục giảng thanh vốn cũng đã xuất hiện nhiều trong kho tàng Câu đố Việt Nam. Chúng tôi đã cố gắng nhiều trong việc sưu tầm những câu đố Kiều, nhưng chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu sót.

Quyển Đố Kiều, nét đẹp văn hóa này gồm 5 chương:

Chương 1. Đố Kiều trong câu đố Việt Nam

Chương 2. Thơ đố Kiều

Chương 3. Đố Kiều đối đáp

Chương 4. Đố Kiều trên sách báo

Chương 5. Đố Kiều qua các giai thoại

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Nhà xuất bản Thanh niên đã giúp đỡ để sách được kịp thời ra mắt quý vị độc giả cùng với mấy quyển khác viết về Truyện Kiều được in và tái bản trong năm nay.

ĐỌC THỬ

Chương IĐỐ KIỀU VÀ CÂU ĐỐ VIỆT NAM

I. Đố Kiều trong câu đố Việt Nam

II. Đặc tính của câu đố Kiều

III. Chơi chữ đố Kiều

IV. Câu đố đi sâu vào câu chữ Truyện Kiều

V. Các loại hình đố Kiều trong dân gian

I. ĐỐ KIỀU TRONG CÂU ĐỐ VIỆT NAM

1. ĐỐ KIỀU

Truyện Kiều càng được đông đảo người đọc say mê thì thuộc Kiều cũng là niềm tự hào của nhiều người. Họ đố nhau xem ai thuộc kỹ cuốn truyện, nghĩa của từng chữ, tình ý của từng câu. Lại còn đố nhau về vị trí của chữ này, số lượng của chữ kia trong toàn bộ Truyện Kiều…

Câu đố về mặt cấu tạo có cấu trúc của một đối thoại gồm hai phần: Lời đố và lời giải. Lời đố là một câu hỏi dưới hình thức tìm tên vật hoặc sự vật có hình dáng, đặc điểm hoặc công dụng, thuộc tính nào đó đã biết. Ở đây, đố Kiều là câu hỏi dưới hình thức một câu đố tập Kiều, thí dụ:

Còn thiên Tích Việt ở tay,

Nỗi đêm khép mở nỗi ngày riêng chung.

là cái gì?

Lời giải: Đây là cái quạt giấy thường cầm ở tay, ngày đêm khép mở, lúc dùng riêng, lúc dùng chung.

Như vậy câu đố là một định nghĩa, xét theo nội dung thì dựa trên khái niệm căn bản là sự tương tự. Xét về phương diện ngôn ngữ, câu đố còn dựa trên tình trạng đồng nghĩa dị âm. Về mặt xã hội, câu đố là một cuộc chơi sử dụng đồ chơi, là hình ảnh, từ và ý nghĩa, một cách chơi chữ nhằm giải trí tinh thần vì sử dụng trí tuệ và óc phán đoán, suy luận.

Rõ ràng trong ngọc trắng ngà,

Sầu tuôn đứt nối châu sa vắn dài.

Một mình âm ỉ canh chầy,

Đoạn trường ai biết kiếp này mới thôi.

Thì đúng là cây nến (đèn cầy) vừa trong, vừa trắng với các đoạn nến đứt nối nhỏ giọt được thắp sáng, cháy âm ỉ suốt canh khuya mà không biết sẽ tắt lúc nào, tác giả lại biểu thị hình ảnh cây nến nhỏ giọt bằng chữ đoạn trường (đứt ruột) thì thật khéo.

Trong văn học dân gian, nếu tục ngữ là trí khôn, là kho tàng về kiến thức, đạo lý về đối nhân xử thế, ca dao, dân ca là tiếng nói của tình cảm thì câu đố là tiếng cười của trí tuệ, óc thông minh linh hoạt.

Là một hình thức tiếp nhận Truyện Kiều sinh động và độc đáo, đố Kiều có thể có hai loại: mượn Kiều để đố và đố về Truyện Kiều. Mượn Kiều để đố thì có thể có vế đố tập Kiều. Loại này được thể hiện qua các câu thơ đã được chuyển từ nghĩa không ẩn dụ thành nghĩa ẩn dụ. Hình tượng câu thơ được gán ghép với cách hiểu khác. Có hai cơ sở để chuyển hóa câu Kiều thành câu đố loại này, hoặc đều dùng phương tiện nhận thức và phản ánh thế giới khách quan bằng hình tượng, hoặc phản ánh câu đố được trình bày nửa kín nửa hở, mượn cái nọ để nói cái kia, vì câu lục bát Kiều thường đa nghĩa. Lời đố mô tả những yếu tố cấu tạo nên vật đố nhưng chỉ cần đưa ra một vài đặc điểm chính có thể kèm thêm một vài điểm phụ như:

Rỡ mình lạ vẻ cân đai

Sao cho trong ấm thì ngoài mới êm

… là cái chăn…

Loại đố về Truyện Kiều – trong đó vế đáp là một bài tập Kiều – thường diễn ra dưới hình thức hát đối, hát đối đáp giao duyên của nam nữ nông thôn. Loại này rất phong phú. Vật đố có thể là chữ hoặc câu thơ hay những chi tiết về nhân vật hay nội dung tác phẩm. Tính nghệ thuật của câu đố Kiều là ở nét tương đồng giữa nhận thức và hiện thực khách quan, mối liên hệ giữa chúng càng bất ngờ khiến câu đố càng thú vị tạo nên một sự nhòe nghĩa mà người đố có thể sáng tạo trong một quy ước ngầm.

Truyện Kiều anh thuộc đã lâu

Đố anh kể được hai câu hết Kiều.

ĐÁP:

Trăm năm trong cõi người ta…

… Mua vui cũng được một và trống canh

Câu đố tưởng như vô lý, vì Truyện Kiều dài những 3.254 câu thơ thì làm sao tóm tắt được chỉ trong hai câu. Ấy vậy mà có đấy. Người ta đã chắp câu đầu tiên của Truyện Kiều với câu cuối cùng (câu thứ 3.254) đổi chữ “một vài trống canh” thành “một và trống canh” là được một câu lục bát tập Kiều kể được hết Truyện Kiều từ câu đầu đến câu cuối vì đó chính là câu đầu tiên và câu cuối cùng của Truyện Kiều.

Cũng tương tự, còn một câu đố nữa là:

Nghe chừng anh thuộc đã nhiều

Đố anh tóm tắt được Truyện Kiều lại chỉ bằng bốn câu .

Với câu trả lời thực khéo lại là:

Anh xin trả lời như sau

Truyện Kiều tóm lược bốn câu ấy là:

Trăm năm trong cõi người ta,

Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài.

Lời quê chắp nhặt dông dài,

Mua vui cũng được một vài trống canh.

Câu đố Kiều – theo các nhà nghiên cứu văn học dân gian – vừa có tính nghệ thuật vừa có tính khoa học. Tính nghệ thuật thể hiện ở khả năng tạo ra câu đố và trong đó ý nghĩa của các câu thơ không còn được hiểu như cũ mà theo cách ẩn dụ riêng của người đố, họ đã tạo ra một nét mới cho câu thơ, vừa hóm hỉnh, vừa thông minh bắt người giải đố phải hiểu theo cách của mình. Sự chuyển nghĩa trong câu đố lại thể hiện trực tiếp ở trong câu trả lời như khi người con gái hỏi:

Quen hơi bén tiếng đã lâu,

Quê Kiều, chàng biết ở đâu hỡi chàng?

Ta đều biết quê Kiều vốn ở Bắc Kinh, nhưng người đố lại đòi hỏi một câu trả lời khác hẳn:

Giữa đường đứt gánh tương… tư,

Quê Kiều nghe nói đâu như… Nam Đàn.

Bán tương nàng gánh hơi tham,

Gãy triêng bể bộng rõ ràng… tương… tư.

Họ đã dựa vào câu Nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn để hiểu rằng gánh tương… tư ở đây là gánh tương… riêng tư của nhà nàng khi gia đình nàng chưa kịp vào hợp tác xã.

Đố Kiều còn là một phương tiện để nhận thức cũng như kiểm tra sự nhận thức của nhau về Truyện Kiều, những nhận thức khoa học thật sự về tác phẩm, không chỉ chú ý đến từng chi tiết hoặc ở câu chữ bề ngoài mà cả cái đẹp, cái hay của ngôn ngữ có so sánh và đối chiếu như câu đố:

Chữ “lẻn” dùng đến năm lần,

Chỗ nào hay lại có “thần” chàng ơi?

Đố Kiều cũng có thể diễn ra dưới hình thức sau đây: Lấy một câu Kiều có tác dụng đưa đến một hành động nào đó. Một cô gái đố chàng thư sinh làm sao chọn đọc một câu Kiều làm cho con trâu đang đi phải đứng lại. Anh lúng túng mãi tìm câu Kiều có chữ đứng trong Vừng đông đâu đã đứng… ngay nóc nhà, hay chữ dừng trong Dừng… chân gọi chút niềm đây gọi là – Xem giai thoại số 2 chương V – đọc lên mãi mà con trâu vẫn cứ đi. Chỉ đến khi cô gái đọc to chữ Họ trong câu Họ Kim tên Trọng vốn nhà trâm anh thì con trâu mới đứng lại, bởi người nông dân vẫn bắt con trâu phải dừng lại bằng chữ ấy.

Nguyễn Văn Trung cho rằng: Loại đố Kiều giống đố Kinh tôn giáo của các dân tộc khác, như đố Kinh của người Ấn độ theo Ấn độ giáo – hay đố Kinh thánh của người Tây phương. Lối đố này dựa vào một đòi hỏi chủ yếu: thuộc lòng Kinh thánh – Kiều, biết rất nhiều chi tiết về nội dung của cuốn Kinh – Truyện Kiều. Câu đố làm cho ta liên tưởng đến một cuộc khảo Kinh, kiểm tra kiến thức (Câu đố Việt Nam).

Truyện Kiều phải là rất quen thuộc đối với cả người đố lẫn người được đố đến mức họ có nhu cầu kiểm tra nhận thức của nhau về Truyện Kiều, chính vì vậy Kiều mới được dùng làm vật đố. Qua hát đố, người lao động không những đùa vui với nhau và với Truyện Kiều mà họ còn đặt các nhân vật Truyện Kiều vào những tình huống bất ngờ, họ thay đổi hành trình số phận của các nhân vật trong tiếng cười lạc quan để tạm quên cái thực tại có nhiều đau khổ và đến với thế giới của tình yêu của tuổi trẻ và cũng với thế giới của văn nghệ.

Người dân xem đố Kiều như một trò chơi trí tuệ đầy sáng tạo, nó đã cho ta một dẫn chứng thật sinh động từ cách người bình dân sáng tạo ý nghĩa của từng câu Kiều riêng lẻ đến các hình thức tiếp nhận tác phẩm. Cùng với những hoạt động sinh hoạt văn hóa khác, đố Kiều trở thành một sinh hoạt giao lưu văn hóa trong cộng đồng dân gian.

Cái mấu chốt của câu đố là nguyên tắc mượn cái không phải nó để nói đến nó. Mà muốn biến nó thành cái không phải nó để đố nhau thì ta phải am hiểu tường tận đối tượng, chính vì vậy những câu đố làm người ta dễ nhớ hơn khi những câu đố dựa trên tính chất đồng âm dị nghĩa mà như ta sẽ thấy ở sau đây có rất nhiều câu đố Kiều đều theo kiểu đó. Trong các câu đố Kiều cũng có cái nghịch lý giữa được và thua như trong các câu đố dân gian khác. Người đố dù bị thua vẫn có thể coi là được vì qua những câu đố nhau như vậy, nhận thức của họ về sự vật khách quan hay về Truyện Kiều sẽ càng sâu sắc và phong phú hơn.

2. CÂU ĐỐ VIỆT NAM

Câu đố là một loại hình của văn học dân gian. Nó phản ánh các sự vật, sự việc, hiện tượng của thế giới khách quan theo một lối nói đặc biệt, nói một đàng hiểu một nẻo. Câu đố là những định nghĩa ngược lại, thường ngắn gọn về một hiện tượng hay một sự vật nào đó, nhưng khác tục ngữ ở chỗ những định nghĩa ấy được phát biểu dưới một dạng khác, nói ngược và dùng liên tưởng. Ngoài một số câu đố do trí thức bình dân sáng tác ra, từ xưa đa số câu đố Việt Nam đều từ người nông dân làm ra, do đó mà vật đố, việc đố, hiện tượng đố đều xoay quanh đời sống nông thôn. Từ sau Cách mạng tháng Tám, cuộc sống thành thị cũng đã được đưa vào đề tài câu đố Việt Nam, nhất là trên báo chí. Một số vật đố từ sản xuất công nghiệp, từ đời sống sau cách mạng… đã làm cho gia tài câu đố Việt Nam thêm phong phú và giàu màu sắc.

Theo Nguyễn Văn Trung trong quyển Câu đố Việt Nam, có hai định nghĩa về câu đố:

Định nghĩa về mặt cấu tạo. Câu đố có cấu trúc của một đối thoại gồm hai phần: lời đố và lời giải. Lời đố là một câu hỏi dưới hình thức: tên vật có những hình dáng, đặc điểm, công dụng này, hay tên vật giống như vật được nói ra là gì? Như vậy câu đố là một định nghĩa, xét theo nội dung dựa trên khái niệm căn bản tương tự (analogie), vật đố trong lời hỏi và vật giải trong lời đáp giống nhau ở những nét chính, đặc điểm. Xét theo phương diện ngôn ngữ, câu đố dựa trên tình trạng đồng nghĩa dị âm (synonymie), không phải hiểu trong khuôn khổ so sánh hai từ mà là so sánh một bên, cả câu hay bản văn gồm nhiều câu và bên kia, một câu thường chỉ có một từ.

Hai vế của câu đố tuy khác nhau về xây dựng ngôn ngữ nhưng bắt buộc phải giống nhau về nghĩa. Lời đố nhằm mô tả những yếu tố cấu tạo vật đố, nên chỉ cần đưa ra hai ba điểm chính hoặc hai ba điểm chính kèm theo một vài điểm phụ. Dựa vào những điểm chính này, người nhận giải câu đố sẽ tìm ra lời giải. Vì vậy câu đố thực chất là một kiểu xây dựng ngôn ngữ theo lối chuyển nghĩa pháp (Synecdoque) là một biện pháp chỉ lấy một đặc điểm tiêu biểu, một phần để chỉ thị toàn phần của sự vật…

Định nghĩa về mặt xã hội. Câu đố là một cuộc chơi sử dụng đồ chơi là hình ảnh, từ và ý nghĩa, là một cách chơi chữ, nhằm mục đích giải trí vui vẻ, nhưng là một cách giải trí tinh thần vì chủ yếu người chơi sử dụng trí tuệ, óc phán đoán lý luận. Nói một cách khác, câu đố là một bài toán, không phải toán số mà là toán văn học (vận dụng hình ảnh, chữ nghĩa) có một trật tự luận lý chặt chẽ và hợp lý theo cách riêng của câu đố. Do đó, câu đố biểu lộ chức năng sinh hoạt trí thức thông qua cuộc đấu trí mà trình độ thông minh quyết định ý nghĩa giá trị câu đố và khả năng của người chơi…

Người nhận đoán giải câu đố không những phải có kiến thức dồi dào về không gian cư ngụ, dựa vào óc quan sát tinh tế và trí nhớ thật tốt mà phải còn có óc tưởng tượng phong phú, óc suy luận linh hoạt để sử dụng nhanh và đúng vốn kiến thức kinh nghiệm đã có. Và vì câu đố thường đưa ra dưới hình thức lắt léo với mục đích làm lạc hướng suy nghĩ của người đoán nên ta phải có tinh thần cảnh giác cao để không sa bẫy. Tuy nhiên có điều là câu đố tuy ra lắt léo nhưng vẫn phải bao hàm khả năng thực sự có thể đoán giải, nghĩa là vẫn ở trong một giới hạn nhất định và vẫn để hé mở một đôi điều cho nên ta chỉ cần tỉnh táo và nhanh trí là đoán được.

Như vậy, câu đố nói chung không phải là bày tỏ những ý nghĩ, tư tưởng về con người và cuộc đời như trong ca dao tục ngữ hay chuyện cổ tích… mà chỉ nhằm gọi tên đúng sự vật là đối tượng của câu đố.

Điều quan trọng đối với câu đố không phải là khía cạnh văn chương nghệ thuật, bởi câu đố thường có vần điệu nhưng không phải là thơ mà là chỉ một thứ văn vần có tính cách thực dụng để dễ nói, dễ đọc và dễ nhớ mà thôi. Tuy cũng có vần và nhịp điệu, đặc biệt là khi câu đố được làm theo những thể thơ quen thuộc như lục bát, song thất lục bát, nhưng câu đố không phải là thơ, bởi câu đố thực ra cũng chỉ là một thứ văn vần. Nhà văn Ngô Tất Tố cho rằng: “Thơ và văn vần là hai thứ tính chất khác nhau rất xa. Thơ là môn mỹ thuật bất luận tỏ tình hay tả cảnh, mỗi câu thơ hay, ngoài những điều kiện phải có phải theo như cách điệu, thể tài, nó cần gợi sâu xa tình tứ man mác ở ngoài câu văn mặt chữ, khiến cho người đọc tự nhiên thấy có cảm tưởng chứa chan. Văn vần không thế. Tuy cũng là một thứ văn vần có điệu nhưng nhiệm vụ của nó chỉ cốt thuật lại một công việc nào hay phô diễn một tư tưởng gì miễn cho lời lẽ rõ ràng là được, không cần có đủ tính cách mỹ thuật đã nói ở trên kia. Trong văn chương ta, nói về đại thể câu vè, câu ví, câu sấm, câu kệ và gia huấn ca đều là văn vần, ngoài mấy thứ đó phần nhiều là thơ”.

Tuy nhiên, có rất nhiều câu đố lại có giá trị không kém gì những câu thơ hay, dù rằng cũng như câu vè, câu ví, câu kệ…, có những câu đố là văn vần nhiều hơn là thơ.

Câu đố thường được viết dưới dạng những câu văn vần được truyền miệng cho nhau trong dân gian để dễ hiểu lại dễ nhớ, nhưng có nhiều người lại nhầm câu đố với thể loại thơ và ca dao. Câu đố đúng ra chỉ cần cung cấp những thông tin để chỉ ra tên của đối tượng được đố. Trong sản xuất lao động người dân sáng tác hay giải được câu đố cũng có cái khoái cảm như nghĩ ra hoặc giải một thế cờ. Có những câu đố tưởng rất vô lý nhưng khi được chỉ ra thì mới thấy đầy đủ tính chất của vật. Người bị đố nhiều khi bị cuốn hút bởi tính tò mò nên dễ lạc hướng. Trong một câu đố các thông tin để xác định vật đố thường có những điều nghịch lý nhưng có khi lại đã cho sẵn mà ta không ngờ và chỉ đến khi câu đố đã được giải thì mới thấy không còn vô lý nữa.

Như mọi loại hình khác của văn hóa dân gian, câu đố đến với từng nhà, đi vào tư duy của em bé ngây thơ đến ông già đầu bạc. Đối với các cụ già câu đố giúp các cụ giải trí lúc rảnh rỗi khi về già. Người nông dân thường đố nhau trong mọi tình huống có thể. Đố nhau trong những khi lao động tập thể như khi đắp đê, lúc cùng nhau cấy lúa, nhổ mạ, đi củi, lúc tụ tập tại một sân nhà nào đó trong xóm để quay xa, kéo sợi. Khi mùa cày cấy về, những ngày gặt hái tới, lúc xuân sang, khi gặp gỡ bên hồ sen, cạnh giếng hay dưới gốc đa làng. Khi hát ghẹo, hát phường vải, phường nón, hát giặm… Họ hát đố với nhau cho quên mệt nhọc và cùng vui lao động. Câu hát không chỉ ca ngợi quê hương, vui tuổi trẻ, ao ước hạnh phúc, thao thức nỗi niềm đôi lứa… mà cũng là một cách kiểm tra sự nhanh trí của nhau.

Câu đố còn đem lại cho người dân Việt Nam những tràng cười khoái trá, khoái trá không chỉ ở sự giảng được mà ngay ở bản thân câu đố. Nhiều câu đố đọc lên đã thấy ngộ nghĩnh, hóm hỉnh, có khi tươi mát, đến trở thành tục tĩu. Giảng được hay không giảng được, cả người đố và người đoán đều buồn cười. Câu đố Việt Nam trước hết là một phương tiện để thư giãn gân cốt trong lúc lao động và mua vui trong lúc nghỉ ngơi. Nó làm cho người ta không những quên mệt nhọc, quên cái nắng nồng rát mặt, quên cả gió táp mưa sa… giúp người ta hăng hái hơn trong lao động.

Qua câu đố, người dân thể hiện những nhận xét tinh khéo của mình, giúp nhau nhận xét, hiểu biết sự vật, sự việc. Đố nhau hoặc hát đố nhau là thử thách kiến thức thông thường về các sự vật, sự việc quanh đời sống nông thôn, có liên quan đến sản xuất. Qua câu đố, họ tìm hiểu trí phán đoán, óc suy xét, trí thông minh của nhau, cũng là kiểm tra nhau những kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn và phát triển tư duy và nhận thức.

Không phải chỉ ngày nay mà từ xưa bà con ta đã hay đố trẻ con, nhất là trong từng gia đình và trẻ con cũng thích được đố vì câu đố thường thích hợp với tâm hồn ngây thơ, hồn nhiên của các em muốn thỏa mãn được trí tò mò, niềm khao khát muốn hiểu biết môi trường xung quanh trẻ. Bằng hình thức văn vần, hợp với tâm lý lứa tuổi để các em dễ thuộc dễ nhớ, câu đố là những bài cách trí nhỏ giáo dục cho các em óc quan sát, trí liên tưởng, sự nhận xét các sự vật, sự việc và hiện tượng chung quanh.

Về thể loại, ít có câu đố được sáng tác theo thể văn xuôi. Câu đố Việt Nam hầu hết đều được sáng tác theo thể văn vần. Văn vần Việt Nam dễ viết và cho ta những câu đố ngắn gọn, cô đọng. Về các câu đố của ta, Ninh Viết Giao tổng kết có 5 dạng thức và đưa ra những ví dụ dẫn chứng trong quyển Câu đố Việt Nam. Chúng tôi cũng xin nêu những câu đố Kiều tương ứng để quý vị độc giả tham khảo.

– Dạng thức đầu tiên là các tác giả thường hay miêu tả một cách mộc mạc, nhưng tươi mát những nét đặc trưng về hình dáng của vật đố, việc đố. Như đố về cái bừa:

Đi nhe răng về nhe răng,

Muốn cấy ruộng hoang có tôi mới được.

Trong đố Kiều là câu đố về con chó mực:

Đêm ngày giữ mực giấu quanh,

Ai ai trông thấy hồn kinh phách rời.

– Dạng thức thứ hai là nhiều câu đố, sự vật, sự việc được trình bày cả hình dáng và trạng thái đang hoạt động như câu đố về nồi cơm:

Nhà đen đóng khố đen sì,

Trên thì sấm động dưới thì đèn chong.

Trong đố Kiều là câu đố về cửa hàng xe đòn đám ma:

Sắm sanh nếp tử xe châu,

Song song ngựa trước ngựa sau một đoàn.

Dựng cờ nổi trống lên đàng,

Họa là người dưới suối vàng biết cho.

– Dạng thức thứ ba là có nhiều câu đố được nêu rõ chức năng công dụng của sự vật như khi nói về cái chổi rơm:

Mình vàng mà thắt đai vàng,

Mình em dọn dẹp sửa sang cửa nhà.

Trong đố Kiều là câu đố về cái tủ:

Ở trong còn lắm điều hay,

Nỗi đêm khép mở, nỗi ngày riêng chung.

– Dạng thức thứ tư là các tác giả dân gian đã trình bày nhiều câu đố không những nêu rõ nguồn gốc của sự vật mà cả quá trình phát triển của nó như câu đố sau đây về cái ấm đất đun nước:

Vốn xưa ở đất sinh ra,

Mà ai cũng gọi tôi là con quan.

Dốc lòng cùng nước lo toan,

Đầy vơi phó mặc thế gian ít nhiều.

Bởi con quan thường được gọi là cậu ấm. Trong đố Kiều là câu đố về cái máng nước:

Cúi đầu luồn xuống mái nhà,

Lòng này ai tỏ cho ta hỡi lòng.

Một lòng chẳng quản mấy công,

Nỗi lòng ai ở trong lòng mà ra?

Trên vì nước dưới vì nhà.

– Dạng thức thứ năm là nhiều câu đố biểu thị những điều quan sát có cả một quá trình của nhân dân đối với các sự vật như câu đố về cái đòn gánh (vốn được làm từ cây tre xanh, và màu sắc của nó chuyển dần từ vàng sang thâm qua sử dụng):

Thân em cùng lá xanh xanh,

Về cùng anh chị ngả xanh ra vàng.

Nhưng rồi thu tới xuân sang,

Nhờ tay anh chị màu vàng hóa thâm..

Trong đố Kiều là câu đố về chiếc quạt giấy:

Kiếp hồng nhan có mong manh,

Liễu bồ mình giữ lấy mình cho hay.

Nỗi lòng càng nghĩ càng cay,

Nỗi đêm khép mở, nỗi ngày riêng chung.

Vì ai ngăn đón gió đông,

Để lòng thì phụ tấm lòng với ai.

Dẫu sao cũng ở tay người!

Cái quạt làm bằng giấy vốn mỏng manh mà người ta luôn giữ ở tay ngày đêm lúc khép, lúc mở …

Cũng trong quyển Câu đố Việt Nam, Ninh Viết Giao nêu ra ba đặc tính của câu đố Việt Nam:

Đặc tính 1 – Câu đố Việt Nam thể hiện tài quan sát, thấy cái gì cũng quan sát của người bình dân Việt Nam. Nhờ có tài này mà câu đố vẽ ra trước mắt ta các sự vật, sự việc của dân tộc từ hình dạng, thuộc tính đến nguồn gốc, quá trình biến hóa, công dụng…

Đâu phải chỉ quan sát, qua câu đố ta còn thấy trí thông minh mẫn tiệp, óc phán đoán lanh lẹ, óc tưởng tượng phong phú của người bình dân Việt Nam. Thông minh trong cách cấu tạo câu đố cũng như thông minh trong cách giảng được…

Từ quan sát đến cấu tạo câu đố, óc tưởng tượng phong phú của nhân dân ta đã thể hiện một cách sắc sảo. Nhờ có óc tưởng tưởng mà phần lớn hình tượng trong câu đố, được tạo nên bằng phương pháp so sánh và miêu tả gián tiếp để giúp cho người đoán liên tưởng. Hai hình tượng song song của hai sự vật khác nhau trong mỗi câu đố: một hình tượng phô bày bên ngoài, một hình tượng ẩn náu bên trong; đó là điều ta thường thấy ở mỗi câu đố. Hình tượng bên trong tức là vật đố, hình tượng bên ngoài là hình tượng của vật ta mượn làm phương tiện để phản ánh, để miêu tả.

Đặc tính 2 – Câu đố Việt Nam biểu thị tính hóm hỉnh, thích vui, thích cười, lạc quan trong đời sống của người bình dân Việt Nam.

Ta thấy tính hóm hỉnh này thể hiện ở cách vận dụng hình ảnh, từ ngữ để sáng tạo câu đố; hóm hỉnh trong sự so sánh, liên tưởng bất ngờ, xa xôi mà rất trúng, rất lôgich; hóm hỉnh cả ở sự nêu được mâu thuẫn trong một sự vật, sự việc hay giữa các sự vật, sự việc. Nhờ tính hóm hỉnh đó mà từ những sự vật sự việc rất bình thường, bà con đã tạo nên được những hình tượng ngộ nghĩnh, ý nhị…

Câu đố của ta xưa thường đề cập đến những vật nào gần gũi nhất, tác động đến lao động sản xuất, đến đời sống hằng ngày. Cũng trong quyển Câu đố Việt Nam, Ninh Viết Giao cho biết: “…Trong số câu đố mà chúng tôi sưu tập được có đến 15 câu đố nói về cái cối xay lúa, 10 câu đố về cái chày giã gạo, 9 câu đố về cái liềm, 12 câu đố về cái bừa, 10 câu đố về cái cày, 8 câu về cái hái, 8 câu về đôi quang, 9 câu về cái khung cửi, 11 câu về cái nồi, 10 câu về con dao, 8 câu về cái áo, 15 câu về miếng trầu, 13 câu về cái điếu, 15 câu về con gà, 12 câu về cây tre, 10 câu về cây lúa, 9 câu về cây chuối, 8 câu về cây cau, 9 câu về con cua đồng, 9 câu về con trâu…”

Đặc tính 3 – Câu đố Việt Nam biểu thị sự giàu có sinh động và tế nhị của ngôn ngữ Việt Nam.

Ta đã biết phương pháp miêu tả trực tiếp, gián tiếp trong phương thức sáng tác câu đố; ta cũng đã thấy xu hướng mỹ hóa và tục hóa trong lối phô diễn câu đố; và qua bao câu đố, ta thấy tính chất chơi chữ như lối nói lái, lối sử dụng từ đồng âm khác nghĩa, từ phản nghĩa… cùng bao lối chơi chữ hóc hiểm, tinh vi khác, tất cả đều biểu thị sự giàu có, sinh động, tế nhị của ngôn ngữ dân tộc ta. Điều đặc biệt là hầu hết hình tượng được xây dựng trong câu đố là hình tượng ngôn ngữ…

II. ĐẶC TÍNH CỦA CÂU ĐỐ KIỀU

1. ẨN DỤ TRONG CÂU ĐỐ VÀ TRONG CÂU ĐỐ KIỀU

Đặc tính của câu đố là miêu tả phản ánh đặc điểm, hình dáng, công dụng của sự vật trong thế giới khách quan, chứ không phải chủ yếu là miêu tả và phản ánh xã hội. Phương pháp cơ bản để hình thành câu đố Việt Nam là ẩn dụ. Ẩn dụ cho phép dựng nên một ngôn ngữ cấu tạo hết sức mềm dẻo, ghép những hiện tượng rất khác nhau lại, tạo nên những sắc thái ý nghĩa đa dạng mà vẫn giữ được sự hợp lý vừa đủ để câu đố tồn tại. Bởi ẩn dụ còn gọi là ví ngầm, một biện pháp tu từ, nằm trong phạm trù so sánh, nhưng ở mức độ nghệ thuật cao hơn, không còn vế bị so sánh, chỉ còn vế đem ra so sánh, gây một tác dụng liên tưởng kín đáo. Cở sở tâm lý của ẩn dụ là liên tưởng và cho dù tinh tế kỳ diệu đến đâu cũng phải có căn cứ và có thể hiểu được. Nhưng ẩn dụ trong câu đố không phải là những ẩn dụ tu từ trong văn học nghệ thuật, vì nó không chứa đựng mối quan hệ giữa nghĩa đen và nghĩa bóng. Hầu hết câu đố Việt Nam đều được xây dựng trực tiếp từ mục đích mô tả bằng hình tượng ngôn ngữ qua những dấu hiệu đặc trưng và chức năng của những vật đố, việc đố. Vì vậy ẩn dụ trong câu đố không nhất thiết nói về người mà có thể bất kỳ một sự vật nào trong thế giới khách quan mà câu đố định nói đến, nó không giống như lối ẩn dụ trong các thể loại văn học khác. Kho tàng câu đố Việt Nam rất phong phú và đa dạng, không phải câu nào cũng hay nên ở đây chúng tôi xin chọn những câu đố thật điển hình để quý vị độc giả cùng thưởng thức.

Ta hãy xét câu đố:

Thuở bé em có hai sừng,

Đến tuổi nửa chừng mặt đẹp như hoa.

Ngoài hai mươi tuổi sắp già,

Rồi thì em lại mọc ra hai sừng.

Thuở bé là khi còn trẻ khi còn non – đầu tháng – đã có hai sừng là hình dung trăng khuyết cong cong như sừng con trâu ở hai bên đầu trâu. Đến tuổi nửa chừng là ngày rằm thì trăng tròn nên mặt đẹp như hoa. Ngoài hai mươi hằng tháng thì đã là trăng già để đến đầu tháng sau lại mọc ra hai sừng. Nhưng đồng thời câu đố cũng lại cho ta hình ảnh của người thiếu nữ duyên dáng hồn nhiên, tin rằng sức sống, tuổi trẻ và sắc đẹp luôn luôn rồi trở lại với mình.

Ta lại xem câu đố:

Phận em con gái nữ nhi,

Chồng thì không có, con thì vạn thiên.

Thường thường lại kết nhân duyên,

Những ai có bạc có tiền đến chơi.

Chơi thì một lát rồi thôi,

Kẻ Nam người Bắc duyên tôi hãy còn.

Xét câu đố này, cái gì mà lại có thể đông người đến vậy – con thì vạn thiên – những ai có bạc có tiền hay đến, đến mà chỉ đến một lát rồi lại đi. Hóa ra đó là cái chợ. Tác giả câu đố dân gian đã mượn cái chợ, đến ngày chợ phiên, bà con thập phương đến vạn thiên chỉ để mua bán, đã tạo nên hình ảnh rất thực tưởng như nói về một cô gái đa đoan hay tham tiền, mà phải bán đi nhân phẩm, một cô gái làng chơi. Trong tư tưởng người đố và người đoán, vật đố đã chìm đi nhưng còn hình tượng về cô gái lẳng lơ thì cứ hiển hiện lên như một lời thách thức trước thiên hạ …

Ta hãy xét câu đố Kiều sau đây về cái diều. Cái diều sáo tung bay trên trời được ví với cánh hồng bay bổng hay với vầng trăng vằng vặc thì không chỉ ở chỗ mảnh trăng trên bầu trời mà cả hình dáng chiếc diều ngày xưa cũng giống với vừng trăng khuyết:

Cánh hồng bay bổng tuyệt vời,

Đinh ninh hai miệng một lời song song.

hay: Vầng trăng vằng vặc giữa trời,

Đinh ninh hai miệng một lời song song.

Còn cái sáo diều thì sao? Sáo diều cái nào cũng có hai miệng sáo song song mà mỗi loại sáo lại phát ra một loại tiếng kêu (một lời) to nhỏ tuỳ cái: ro…ro… hay rô…rô… Người đặt ra câu đố đã hiểu rất kỹ về các loại sáo diều mà cũng thật là thông hiểu Truyện Kiều.

Kiếp hồng nhan có mong manh,

Liễu bồ mình giữ lấy mình cho hay.

Nỗi lòng càng nghĩ càng cay,

Nỗi đêm khép mở, nỗi ngày riêng chung.

Vì ai ngăn đón gió đông,

Để lòng thì phụ tấm lòng với ai.

Dẫu sao cũng ở tay người!

Đáp án chính là cái quạt giấy mỏng manh đã nói đến ở trên. Người ta luôn giữ ở tay lúc khép lúc mở, cả ngày lẫn đêm mà lại tuỳ tay người để rồi nếu không sử dụng (Vì ai ngăn đón gió đông) thì thật phụ lòng cả quạt lẫn người có quạt.

2. ĐỐ MẸO GÀI BẪY.

Yếu tố gài bẫy được sử dụng trong việc chơi chữ, hay tìm ra các mâu thuẫn, các nghịch lý. Tính nghệ thuật của câu đố là ở nét tương đồng giữa nhận thức và hiện thực khách quan – mối liên hệ giữa chúng càng bất ngờ khiến câu đố càng thú vị tạo nên một sự nhòe nghĩa mà người đố có thể sáng tạo trong một quy ước ngầm.

*Câu đố: Con chó khi đái nó nhấc chân trước hay nhấc chân sau?

Câu này được gài bẫy như sau:

1. Nhấc chân trước có hai nghĩa: hoặc là nhấc cái chân trước lên mỗi khi đái hoặc là nhấc cái chân lên trước khi đái.

2. Nhấc chân sau có hai nghĩa: hoặc là nhấc cái chân sau lên mỗi khi đái hoặc là nhấc cái chân lên sau khi đái.

Vì vậy với câu đố này ta trả lời thế nào cũng có thể bị coi là sai, vì trước sau có thể là trước hay sau hành động của con chó mà cũng có thể là cái chân ở đằng trước hay đằng sau của con chó. Nếu không cảnh giác ta dễ bị sa bẫy là vì thế. Vì vậy câu trả lời đúng phải là: Con chó nhấc cái chân sau lên trước khi đái.

*Khi sáng tác câu đố người ta thường lợi dụng tính đồng âm khác nghĩa của từ để đưa đến hiệu quả hết sức bất ngờ như câu đố sau đây:

Con gì mà càng lớn càng nhỏ?

Nếu ta hiểu nghĩa chữ càng bình thường thì đây là một điều vô lý, vì không thể nào có một con gì càng lớn đồng thời lại càng nhỏ. Nhưng nếu ta hiểu chữ càng là danh từ tức cái càng của một con cua thì sẽ rất thú vị. Vì con cua bao giờ cũng có hai cái càng to nhỏ khác nhau, vừa có càng lớn vừa có càng nhỏ. Ở đây người ta bớt đi chữ có mà thay bằng chữ mà nên câu đố như được gài bẫy làm cho người giải đố dễ lầm. Không gài bẫy thì phải viết: Con gì có cả càng lớn lẫn càng nhỏ?

*Có khi dùng cả một câu, một mệnh đề để tạo nên mấu chốt của câu đố:

– Báo cáo đồng chí, trâu bò có mấy chân?

Nếu ta hiểu đây là một câu hỏi bình thường thì trâu bốn chân, bò bốn chân thì hoặc trâu và bò đều có bốn chân hoặc cả hai con thì có tám chân. Nhưng cái bẫy gài ở đây là những chữ Báo cáo đồng chí, khi đọc nhanh người ta bỏ bớt dấu phảy thành một câu hỏi liền, tức là thêm con báo bốn chân, con cáo bốn chân, cộng với đồng chí hai chân nữa hóa ra đáp số của câu đố trên là mười tám chân, bốn con vật và một người.

*Câu đố này cũng giống như câu đố Kiều sau đây:

2333. Vợ chàng quỷ quái tinh ma,

Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau![1]

Đố trong câu thơ trên có mấy người và mấy chân?

Theo cách hiểu thông thường thì câu này chỉ có ba người (vợ chàng Thúc sinh tức Hoạn thư, kẻ cắp và bà già), ba người vậy thì tất cả có sáu chân.

Nhưng người ra câu đố lại không tính như vậy. Họ tính: vợ là một, chàng là hai, quỷ là ba, quái là bốn, tinh là năm, ma là sáu, rồi kẻ cắp và bà già nữa. Cái khéo ở đây là người ra câu đố đã tách chữ vợ chàng vốn chỉ nói về Hoạn thư thành hai người: vợ và chàng. Mà ai bảo quỷ, quái, tinh, ma không có liên hệ gì đến con người, không phải là những con người. Như vậy tất cả là tám người với ít nhất 16 chân. Còn nếu coi quỷ quái tinh ma vốn là người nhưng đã biến thành những con vật thì 4 con này đã có 16 chân thành thử tất cả có đến 24 chân.

Câu đố này còn được viết dưới dạng:

Truyện Kiều anh đã thuộc làu,

Đố anh đọc được hai câu tám người.

Theo cách hiểu thông thường như câu: Này chồng, này mẹ, này cha, này là em ruột, này là em dâu, là câu nói đến nhiều người nhất thì cũng chỉ có năm hoặc sáu người là cùng. Ấy thế mà câu Vợ chàng quỷ quái tinh ma… trên lại cho đáp số đến tám người!

*Mấy câu đố khác có thể kể ra là:

Truyện Kiều anh đọc đã nhiều,

Nhớ chăng đoạn nói nàng Kiều có mang?

ĐÁP – Đầy sân gươm tuốt sáng lòa

Thất kinh, nàng… chửa… hẳn là có mang!

Câu Kiều nguyên là: 1643. Đầy sân gươm tuốt sáng loà – Thất kinh, nàng chửa biết là làm sao. Thất kinh chính nghĩa là kinh sợ đến mất hồn mất vía nhưng ở đây lại được hiểu là hết kinh hay tắt kinh hàng tháng của người phụ nữ (tắt kinh nguyệt) – còn nàng chửa biết là làm sao nguyên có nghĩa là nàng chưa biết giải quyết thế nào thì lại được hiểu thành nàng (Thuý Kiều) có chửa tức là có thai (có bầu hay có mang). Thật là độc đáo!

Ai cắt buồng trứng đi rồi,

Mà còn đẻ giống sinh nòi hở em?

ĐÁP – Hoạn bà, bà Hoạn chứ ai

Hoạn rồi mà vẫn sinh nòi Hoạn thư.

Hoạn nguyên là họ Hoạn (nguyên nghĩa chữ Hán dùng trong Truyện Kiều là chỉ việc làm quan như trong Hoạn lộ, chứ không phải nghĩa thứ hai của chữ Hán này trong chữ Hoạn quan là viên quan bị thiến). Nhưng ở đây người ta không muốn hiểu theo nghĩa chính mà lại cố hiểu hoạn theo nghĩa thông thường đã được Việt hóa là thiến, nên hoạn rồi là Hoạn bà đã bị cắt buồng trứng mà sao vẫn đẻ ra được Hoạn thư. Những câu đố trên đây đều là loại câu đố gài bẫy bằng chơi chữ.

3. NGHỆ THUẬT TƯỞNG TƯỢNG VÀ LIÊN TƯỞNG.

Do quan sát kỹ, lại biết so sánh và tưởng tượng nên người ta tìm ra những tính chất không những gây sự tò mò và còn làm nhiễu cho người giải câu đố và khi giải được thì thấy thú vô cùng. Chẳng hạn câu đố:

Ăn đằng bụng,

Ỉa đằng lưng,

Hễ mó đến sừng thì vãi cứt ra.

Nghe câu đố không những có vẻ tục lại như vô lý nhưng sẽ trở nên dễ hiểu nếu ta nhớ đến người thợ mộc với cái bào trong tay – cái bào vốn có một cái thanh gỗ ngang dài thò ra hai bên như hai cái sừng, là chỗ để người thợ mộc nắm lấy mà điều khiển. Khi anh ta cầm chuôi bào (hai cái sừng) mà bào thì quả thực cái bào trở thành con vật ăn gỗ từ đằng bụng. Lúc này phoi bào vọt ra phía trên hay trên lưng – cái bào nằm úp sấp nên dùng chữ ăn đằng bụng, ỉa đằng lưng. Phoi bào lại là thứ bỏ đi cho nên dùng thì vãi cứt ra là rất sát hợp.

Lại còn câu đố:

Ba bà đi chợ Cầu Nôm,

Bà đi sau rốt luôn mồm: Nhanh lên!

Bà đi trước thì thiếu hàm trên,

Bà đi giữa thì thiếu hàm dưới,

Chỉ có bà đi cuối là đủ cả nguyên hai hàm!

Quả cũng khó biết đó là cái gì nhưng nếu được biết lời giải là người đi bừa ruộng, cái bừa và con trâu thì ta thấy rất rõ: ba nhân vật trên chính là ba bà, con trâu đi trước chỉ có hàm răng dưới, cái bừa đi giữa lại chỉ có hàm răng trên, còn người nông dân đi bừa đi sau cùng lại có đủ cả hai hàm trên và dưới. Người đi bừa đi sau rốt muốn mau xong công việc nên phải luôn mồm giục con trâu đi nhanh lên. Với địa chỉ chợ Cầu Nôm quen thuộc, bài thơ đố lại được viết với cách hành văn và giọng điệu như của một bài ca dao nên dễ đi vào lòng người bình dân Việt Nam.

Câu đố. Con gì mà:

Mặt trời vừa ló rạng,

Phải đi bằng bốn chân.

Ban ngày đầy ánh sáng,

Lại đi bằng hai chân.

Trời nhá nhem nhập nhoạng,

Phải cần có ba chân.

Lúc tối đêm buồn thảm,

Di chuyển bằng tám chân?

Câu đố này chúng tôi chỉ giữ lại ý mà thay một số chữ ứng với ánh sáng từng thời điểm trong ngày cho phù hợp cũng như vần điệu để êm tai hơn. Con vật gì thì kỳ vậy? Trong một ngày thay đổi cách đi phải đến bốn lần. Ấy vậy mà đó lại là câu đố về một… con… người. Lúc nhỏ – mặt trời vừa ló rạng – con người chưa biết đi thì phải bò (bằng bốn chân). Lớn lên gần cả cuộc đời dài – ban ngày đầy ánh sáng – thì đi bằng hai chân. Lúc về già, cuộc đời đã xế bóng – Trời nhá nhem nhập nhoạng – lại phải cần thêm cái gậy cho có ba chân để khỏi ngã và đến lúc nhắm mắt xuôi tay đã nằm trong quan tài – Lúc tối đêm buồn thảm – lại phải nhờ tới bốn người khiêng với tám chân mới di chuyển được. Câu đố đầy óc tưởng tượng, cả cuộc đời được ví với một ngày mà sáng, trưa, chiều, tối lại là bốn giai đoạn của một đời người, câu đố cho ta một hình ảnh thực là sinh động về một con … người. Cái hay lại ở chỗ người ra đố chọn ban ngày đầy ánh sáng là khoảng thời gian dài nhất để dành cho cuộc đời và đêm tối dài dằng dặc để chỉ con người sau khi chết, lúc đã đi vào thế giới vĩnh hằng và khi đặt câu đố, người ta hỏi đó là con gì? để chờ câu trả lời là con… người!

Đối với những các đố Kiều thuộc loại này, chúng ta có thể nêu ra đây một vài trường hợp:

Cúi đầu luồn xuống mái nhà,

Lòng này ai tỏ cho ta hỡi lòng.

Một lòng chẳng quản mấy công,

Nỗi lòng ai ở trong lòng mà ra?

Trên vì nước dưới vì nhà.

Đây là bài tập Kiều có năm câu Kiều đều nói được về cái máng nước trên mái nhà: rõ ràng cái máng xối luôn phải lắp ở chỗ giọt gianh chảy, phải cúi đầu luồn xuống mái nhà – cứ trời mưa là nó hứng nước đêm ngày cũng chẳng quản công, mà có ai hiểu được cho nó đâu? Lại nữa, đúng là Trên vì nước dưới vì nhà, nhiệm vụ của nó là hứng nước chảy từ mái nhà!

Còn đây là cái chăn bông luôn được người ta dùng để đắp trong những lúc lạnh lùng để được trong ấm ngoài êm:

Lửa hương chốc để lạnh lùng,

Nào người tiếc lục tham hồng là ai?

Gọi là đắp điếm lấy người,

Sao cho trong ấm thì ngoài mới êm.

Và vật dùng quen thuộc mà ai ai cũng phải đội trên đầu, che nắng che mưa nào có quản gì với những câu Kiều lại làm ta liên tưởng đến cái nón:

Trong khi ngộ biến tòng quyền,

Nắng mưa biết đã mấy phen đổi dời.

Công trình kể biết mấy mươi,

Dẫu rằng xương trắng quê người quản đâu?

Ai ai cũng đội trên đầu…

Và còn nhiều nữa những câu đố như vậy mà hầu hết đều là những bài tập Kiều tức là chỉ dùng những câu Kiều ở những chỗ khác nhau ghép lại mà vẫn nói được một vài ý, một vài hình ảnh có liên quan đến vật hay sự vật mà người ta muốn ra trong câu đố.

4. NHÂN CÁCH HÓA TRONG CÂU ĐỐ

Là biến thể của ẩn dụ chuyển đổi từ vật vô sinh sang vật hữu sinh, nhân cách hóa cũng là chuyển từ thế giới vật chất sang thế giới ý thức của con người. Nhân cách hóa làm cho câu đố trở nên lắt léo, sinh động và đầy tính hấp dẫn. Nhiều câu đố được xây dựng trên cơ sở quan sát những đặc điểm về hình dáng và công dụng cùng thuộc tính của những sự vật đem ra đố với những đặc điểm và tất cả những biểu hiện phong phú của con người. Nhân dân ta đã sử dụng nhân cách hóa rất khéo. Chính điều đó làm cho người giải câu đố dễ đi đến chỗ phạm phải sai lầm.

Ta hãy xét câu đố:

Áo nâu mỏng mảnh,

Râu ngắn lơ phơ,

Bề ngoài trông thật lờ đờ,

Nhưng ai động đến không ngờ lại hăng.

Nghe câu đố ta có cảm tưởng là trông thấy một con người từ hình thức với áo quần với màu sắc, râu tóc đến tính chất bề ngoài và phản ứng khi có ai động đến. Nhưng thực ra đáp án lại là… một củ hành. Từ vật vô sinh củ hành được nhân cách hóa như một con người, nhưng lại rất đúng với tính chất: vỏ hành ngoài nâu trong trắng mỏng tang, rễ hành được ví như những sợi râu lơ thơ, trông ngoài quả là hiền lành mà động đến thì cay sè, hăng đến chảy nước mắt.

Sang câu đố Kiều, nhân cách hóa được dùng với câu đố về cây nến:

Rõ ràng trong ngọc trắng ngà,

Sầu tuôn đứt nối châu sa vắn dài.

Một mình âm ỉ canh chầy,

Đoạn trường ai biết kiếp này mới thôi.

Thì thấy đúng là cây nến (đèn cầy) vừa trong suốt vừa trắng như ngà với cái đoạn nến đứt nối nhỏ giọt cháy cả đêm mà không biết sẽ tắt lúc nào. Ví đoạn nến đứt nối nhỏ giọt khi được thắp sáng với châu sa vắn dài thì thật là đầy hình ảnh. Người xưa vẫn coi cuộc đời là bể khổ – một cuộc đoạn trường – Cây nến cháy âm ỉ cả đêm không biết sẽ tắt lúc nào mà đem ví với một con người đau khổ với châu sa vắn dài mà thức thâu đêm để tự hỏi rồi kiếp này sẽ ra sao thì thật là tuyệt diệu. Câu đố này lại được lấy làm đề ra ở tạp chí Thế giới mới số 237 với phần khai thác bình luận ở bài đáp trên TGM số 243 (Xem mục IV, Chương IV).

Câu đố:

Trong ngọc trắng ngà dày dày…

Trông càng đắm ngắm càng say!

Ở trong còn lắm điều hay!

Chẳng duyên chưa dễ vào tay ai cầm.

Cái gì mà Trong ngọc trắng ngà dày dày… đẹp đẽ hấp dẫn làm vậy, càng ngắm càng say lại quyến rũ với nhiều điều hay mà không có duyên thì đừng có mà sờ tay vào! Hóa ra đó chính là “Đôi gò bồng đảo thanh tân của người thiếu nữ” nên mới có chuyện Chẳng duyên chưa dễ vào tay ai cầm.

Cái hay của câu đố ở đây là người ta đã dùng 4 câu thơ liên hệ đến 4 nhân vật liên quan đến “Đôi gò bồng đảo…”:

1. Bức tranh về nàng Kiều khoả thân rất nổi tiếng của Nguyễn Du:

1311. Rõ ràng trong ngọc trắng ngà,

Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên.

2. Cái nhìn say đắm của Hồ Tôn Hiến trước tài sắc của Thuý Kiều:

2579. Nghe càng đắm, ngắm càng say,

Lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình!

3. Mụ Tú bà biết bao khoái trá lúc dạy Kiều về nghề chơi:

1207. Ở trong còn lắm điều hay,

Nỗi đêm khép mở, nỗi ngày riêng chung.

4. Cái thích thú của chàng Kim khi được cầm trong tay chiếc trâm của Thuý Kiều mà chàng vừa với lấy được trên cành đào:

0297. Ngẫm âu người ấy báu này:

Chẳng duyên chưa dễ vào tay ai cầm!

Kết hợp cả 4 ý đó được trong một câu đố về “Đôi gò bồng đảo thanh tân của người thiếu nữ” thì thật là tuyệt diệu. Nhất là câu đố lại không hẳn là 4 câu thơ lục bát mà là 3 câu lục và một câu bát. Câu thứ nhất lại được bỏ lửng bằng nối 4 chữ cuối của câu 1311 với hai chữ đầu của câu 1312 để 3 câu đầu của câu đố đều là câu lục:

Trong ngọc trắng ngà … dày dày…

Trông càng đắm ngắm càng say!

Ở trong còn lắm điều hay!

Chẳng duyên chưa dễ vào tay ai cầm.

III. ĐỐ KIỀU BẰNG CHƠI CHỮ

1. CHƠI CHỮ

Trong sáng tác câu đố, việc phát hiện và tạo ra những nghịch lý giả, thực ra là một cách chơi chữ dùng những chữ đồng âm khác nghĩa và tạo ra tình huống vốn khêu gợi được óc tò mò cũng là tính hiếu kỳ ở người chơi câu đố, không chỉ được áp dụng thành công trong câu đố dân gian mà cả trong những câu đố Kiều.

Trước hết ta hãy xem con gì mà:

Lù lù như con trâu thui,

Chín mắt chín mũi chín đuôi chín đầu.

Chắc đó phải là con vật gì to lớn lắm như con trâu thui, rất kỳ dị, bởi con vật thường chỉ có hai mắt, một mũi, một đuôi mà kỳ lạ lắm thì cũng đến hai đầu là cùng, câu đố ở đây lại là một con vật có những chín con mắt, chín cái mũi, chín cái đuôi và chín cái đầu. Trong câu đố này, tưởng không thể là con trâu vì nếu thế thì quá dễ, bởi đầu đề đã cho là con trâu thui thì đâu còn là câu đố nữa, nhưng hóa ra đáp án lại đã được cho sẵn ở đầu đề, bởi đó chính là con trâu thui. Con trâu đã đem thui rồi thì đó là cả con trâu đã bị chín nên mắt, mũi, đuôi, đầu đều phải chín hết, người ta đã chơi chữ vì chín ở đây không phải là số từ – con số 9 mà chín là tính từ trái nghĩa với còn sống còn tươi.

Lại nữa, cái gì mà:

Đã đi đến đấy,

Lại thấy ở đấy,

Lấy được thì để lại đấy,

Không lấy được thì đành mang nó về.

Lấy được thì để lại, không lấy được thì mang về – thực là mâu thuẫn. Nhưng đó lại chính là cái gai đâm vào chân, rút ra được thì vứt đi và chỉ khi không rút ra được thì mới phải mang về. Còn sau đây là câu đố về cái bắp chân:

Lưng đằng trước,

Bụng đằng sau,

Con mắt cái đầu,

Cách độ vài gang.

Cũng thuộc dạng này là câu đố Kiều sau đây:

Cởi ra rồi lại buộc vào,

Vườn hồng đâu dám ngăn rào chim xanh.

Cho hay là giống hữu tình,

Đố ai gỡ mối tơ mành cho xong.

Cái gì mà cởi ra rồi lại buộc vào. Lại là vườn hồng mà chim cò ra vào thoải mái chẳng ai ngăn rào được. Tơ mành lại cứ rối như tơ vò không tài nào gỡ được. Hóa ra đó chính là cái quần hay cái váy của một gái giang hồ. Ở đây vườn hồng và chim cò đều được dùng với nghĩa đặc biệt – một lối chơi chữ với nghĩa dung tục, không được nghiêm chỉnh mà lại rất đúng như trong thực tế bởi vườn hồng gắn được với má hồng mà chim xanh lại đi được với chim cò.

Và sau đây người đố lại muốn hiểu làm gương … theo nghĩa là làm nghề … tráng gương rất mới, rất hiện đại:

Chập chờn cơn tỉnh cơn mê,

Nghe đâu Kiều có làm nghề… tráng gương?

ĐÁP – Mười lăm năm bấy nhiêu lần,

Làm…(ra những cái) gương để cho khách hồng trần thử soi.

Không phải: Làm gương cho khách hồng quần là phụ nữ như ở trong câu Kiều, mà là làm ra những cái gương cho mọi người tức là khách hồng trần thử soi.

Còn ở đây người nghe thấy chữ một tay – vốn là một hoán dụ chỉ con người Từ Hải – lại được hiểu theo nghĩa đơn giản đến mức hài hước là Từ Hải chỉ có một tay, tay kia của chàng không còn nữa, nên chắc hẳn chàng là một thương binh rồi:

Rằng: Năm Gia Tĩnh triều Minh,

Thúy Kiều… có lấy thương binh không chàng?

ĐÁP – Một tay trời bể ngang tàng,

Kiều lấy Từ Hải… rõ ràng thương binh!

– Một tay gây dựng sơn hà,

Lấy chàng Từ Hải… đúng là thương binh!

2. CHIẾT TỰ CHỮ HÁN

Chiết tự là từ một chữ viết tách ra từng bộ phận hoặc thêm bớt đảo lộn để tạo ra những nghĩa khác nhau. Kiểu đố chữ này rất phổ biến khi còn thịnh hành chữ Hán mà thí dụ hay nhất là giai thoại câu đố về chữ Điền của Mạc Đĩnh Chi. Câu chuyện không biết hư thực đến đâu nhưng đã được kể lại như sau:

Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam tuy giữ được hữu hảo nhưng vẫn luôn luôn là một cuộc đấu tranh không ngừng vì Trung Quốc luôn ở thế nước lớn muốn chèn ép nước ta. Một lần nhà vua cử Mạc Đĩnh Chi (1284-1361) đi sứ Trung Quốc. Nhưng trên đường đi trời mưa lớn, ông bị lỡ hẹn, đến Ải Nam Quan trễ mất mấy hôm. Biết ông là Trạng lại nổi tiếng hay chữ, quan trấn ải người Tàu ra câu đối để thử thách và đố quan Trạng ta đối được. Nếu ông đối hay sẽ mở cửa cho Đoàn sứ đi qua. Vế ra đối như sau với 4 chữ quan, 2 chữ quá ở cuối câu được lặp lại:

Quá quan trì, quan quan bế, thỉnh quá khách quá quan.

(Qua ải chậm, cửa ải đóng, xin mời khách qua ải)

Mạc Đĩnh Chi vốn hay chữ đã từng được coi là thần đồng của Việt Nam ta, nên đã đối lại ngay bằng cách lặp lại 4 chữ đối, 2 chữ tiên cũng ở cuối câu được lặp lại như sau:

Xuất đối dị, đối đối nan, nguyện tiên sinh tiên đối.

(Ra đối dễ, đối lại khó, xin mời ngài đối trước)

Câu thách đối có nhịp 3-3-5 thì câu đối lại cũng có nhịp ấy (3-3-5), lại rất chỉnh cả ý lẫn lời, những chữ được lặp lại lại ở cùng vị trí, nhịp cuối thay chữ thỉnh bằng chữ nguyện (cùng là xin mời) của câu thách đối… Nếu đọc lại kỹ cả hai câu mới thấy được tài đối của sứ thần ta. Câu đối lại của Trạng quá hay khiến viên quan giữ cửa ải phải mở cửa cho Đoàn sứ ta đi qua.

Vua quan Trung Quốc từ đấy vẫn ấm ức vì không có cách nào tỏ ra nước mình là hơn hẳn để lấn át được Việt Nam. Vì vậy sau đó đến lượt sứ Trung Quốc sang Việt Nam, họ bèn tìm cách làm khó dễ. Sứ thần nhà Nguyên sang tới trạm Xương Giang thì không đi tiếp nữa mà gửi tới vua Trần Anh Tông một bài thơ và hẹn rằng nếu Việt Nam giải được bài thơ đố thì sứ mới đi tiếp vào Thăng Long. Bài thơ như sau:

Lưỡng nhật bình đầu nhật,

Tứ sơn điên đảo sơn,

Lưỡng vương tranh nhất quốc,

Tứ khẩu tung hoành gian.

Tạm dịch:

Hai mặt trời bằng đầu,

Bốn trái núi đảo điên,

Hai vua tranh một nước,

Bốn miệng dưới cùng trên.

Cái gì mà Hai chữ nhật … bốn chữ sơn … hai chữ vương… lại thêm bốn chữ khẩu nữa …. Các quan trong triều đọc đi đọc lại mãi vẫn không tài nào giải được xem đó là chữ gì, một bài thơ đố chữ mà cả triều đình đều bí không ai đoán nổi. Cuối cùng vua Trần Anh Tông phải cho vời Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi đến. Quan Trạng vừa đọc bài thơ đã giải ngay được như sau:

– Hai chữ NHẬT bằng đầu để song hàng thành ra chữ ĐIỀN

– Bốn chữ SƠN xuôi ngược nghiêng ngửa gộp lại cũng thành chữ ĐIỀN

– Hai chữ VƯƠNG đặt đứng và đặt ngang ghép lại cũng thành chữ ĐIỀN

– Mà bốn chữ KHẨU hai trên hai dưới dính lại liền nhau cũng thành chữ ĐIỀN

Hóa ra đó chỉ là một chữ ĐIỀN chiết tự ra mà thành (Xem chữ minh họa ở dưới). Các quan ai cũng khen quan Trạng giỏi và sứ giả nhà Nguyên đành phải chịu thua phen nữa mà cung kính vào chầu vua Trần Anh Tông và phục người Việt Nam ta thực là tài giỏi.

田 日 山 王 口

ĐIỀN NHẬT SƠN VƯƠNG KHẨU

Hay câu đố của nữ sĩ Hồ Xuân Hương:

Xuân thiên, chưa thấy nhô đầu dọc,

Phận liễu sao đà nẩy nét ngang.

Chữ Thiên với nghĩa là ngày nếu thò đầu lên thì lại thành chữ Phu nghĩa là chồng. Chữ Liễu thêm một nét ngang lại thành chữ Tử nghĩa là con. Câu đố này tài tình ở chỗ chuyển nghĩa từ chữ Hán sang con người: Sao ngày xuân chưa đến mà liễu đã nảy lộc, chưa có chồng mà sao lại đã có con (Xem chữ minh họa ở dưới).

天 夫 了 子

THIÊN PHU LIỄU TỬ

Còn những câu đố chiết tự đơn giản mang tính dân gian như câu đố sau đây:

Hỡi anh cắp sách đi thi,

Ba xe hợp lại chữ gì hỡi anh?

… là chữ OANH 轟

(vì chữ OANH 轟 gồm 3 chữ XA 車 車 車 là xe)

Trong Truyện Kiều, chiết tự được biết đến trong lời hẹn của Sở Khanh trong thư gửi Thuý Kiều ở lầu Ngưng Bích:

1087. Mở xem một bức tiên mai,

Rành rành “Tích Việt” có hai chữ đề.

Kiều mở ra chỉ thấy có hai chữ Tích Việt. Kiều vốn thông minh (Thông minh vốn sẵn tính trời) nên nàng đã giải được hai chữ ấy như sau:

1089. Lấy trong ý tứ mà suy:

Ngày hai mươi mốt tuất thì phải chăng?

Nguyên trong chữ Hán thì chữ Tích gồm các chữ Trấp – nhất – nhật có nghĩa là ngày hai mươi mốt. Còn chữ Việt gồm các chữ Tuất – tẩu có nghĩa là vào giờ tuất, chạy trốn. (Tuất: giờ tuất, tức tám, chín giờ tối. Hai chữ Tích Việt của Sở Khanh, đem tản ra theo lối chiết tự thì gồm những chữ Trấp nhất nhật tuất tẩu, nghĩa là: ngày hai mươi mốt, giờ Tuất chạy trốn, đó là Sở Khanh bí mật hẹn ngày giờ đi trốn mà Kiều đã lấy ý tứ suy đoán ra):

昔 卄 一 日 越 戉 走

TÍCH: TRẤP – NHẤT – NHẬT VIỆT: TUẤT – TẨU

Đến sau này khi Sở Khanh quay lại định dở trò vu vạ nàng, Thuý Kiều đã đưa ra chứng cớ là hai chữ Tích Việt này khiến Sở Khanh phải vội lủi cho nhanh:

1183. Còn tiên Tích Việt ở tay,

Rõ ràng mặt ấy mặt này chứ ai?

1185. Lời ngay đông mặt trong ngoài,

Kẻ chê bất nghĩa, người cười vô lương.

1187. Phụ tình án đã rõ ràng,

Dơ tuồng, nghỉ mới kiếm đường tháo lui.

Trong Truyện Kiều, còn một câu thơ nữa mà nếu đem chiết tự thì lại được tên của nhân vật Thúc sinh – người chồng mà Thuý Kiều đang mong ngóng khi chàng về Vô Tích thăm Hoạn thư – ở câu:

1637. Đêm thu gió lọt song đào,

Nửa vành trăng khuyết ba sao giữa trời.

Đó chính là chữ TÂM: 心 – tên của chàng Kỳ Tâm họ Thúc: Thúc Kỳ Tâm – gồm đúng một nét cong, nửa vành trăng khuyết và ba cái chấm như ba sao giữa trời.

Vì trong Truyện Kiều có câu:

1275. Khách du bỗng có một người,

Kỳ Tâm họ Thúc cũng nòi thư hương.

Cũng có người cho rằng tác giả Truyện Kiều còn chơi chữ trong trường hợp tả Kiều ngập ngừng thẹn lục e hồng nhớ đến chàng Kim ở trú phường trước khi thất thân với họ Mã trong câu sau đây:

0791. Biết thân đến bước lạc loài,

Nhị đào thà bẻ cho người tình chung.

Kiều nhớ đến người tình chung 情鍾 mà chữ chung 鍾trong Hán tự là do hai chữ Kim Trọng 金 重ghép lại. Hoá ra, nàng nghĩ đến Kim Trọng . Chữ chung 鍾 này có nghĩa là cái chén, cái chuông hay tụ lại, đúc kết lại, tình chung là lòng yêu đúc kết lại ở cả một người mình yêu .

Cũng có nhiều câu đố tập Kiều xem đó là chữ nào trong các chữ Hán sẽ được nêu ở trong chương II như:

Tuần sau bỗng thấy hai người,

Giang tay về chốn trướng mai tự tình.

… là chữ THIÊN 天

(gồm chữ NHỊ 二 và chữ NHÂN 人 )

hoặc:

(5) Đời người đến thế thì thôi,

Ba thu dồn lại một ngày dài ghê…

… là chữ XUÂN 春 _

三 人 日

(gồm chữ TAM, chữ NHÂN và chữ NHẬT )…

3. CHIẾT TỰ CHỮ QUỐC NGỮ

Chuyển sang chữ quốc ngữ thì chiết tự có nhiều cách: tả chữ, xáo chữ (đổi vị trí các con chữ), chiết tự, tách từ …

*Tả chữ thì ta có thể kể:

Hai người đứng bắt tay nhau,

Chạm trán, chạm đầu mà chẳng chạm chân

…. là chữ A

*Tả chữ kết hợp với hình dáng của vật:

Cái ly để giữa bàn tròn,

Hồi lâu coi lại vẫn còn như xưa.

Hay

Cái ly mà để giữa bàn,

Coi đi coi lại vẫn hoàn như nguyên.

… là chữ Y

Cái hay của câu đố này là vừa tả được hình dáng của cái ly, nhất là cái ly để uống rượu sâm banh thì hình dáng hệt như chữ Y, mà Y lại có nghĩa là y nguyên, không thay đổi.

*Một câu đố khác:

Trước sau ta vẫn là ta,

Đầu đuôi chặt hết mà ta vẫn còn.

Cái gì mà bỏ đầu bỏ đuôi vẫn còn nguyên cái đó, chữ gì vậy?

Đáp án là con chồn vì chữ CHỒN vứt chữ C và chữ N vẫn còn là chữ HỒ – vẫn có nghĩa là con chồn, con cáo.

*Hay:

Nguyên hình nó chỉ bằng tôi,

Chặt đuôi mất dấu nó rồi thành cha.

Ráp đuôi móc ruột nó ra,

Tự nhiên nó lại hóa ra chú mình.

Đó là chữ CHÁU vì bỏ đuôi vứt dấu rồi thì còn lại CHA, cũng chữ CHÁU ấy ta ráp lại đuôi rồi móc ruột là chữ A ra thì lại có chữ CHÚ.

Cho đến nay, chưa thấy có một câu đố Kiều nào bằng chiết tự với chữ quốc ngữ. Để góp phần làm phong phú các loại câu đố Kiều, chúng tôi xin cống hiến mấy câu đố sau đây về 3 chữ quan trọng trong Truyện Kiều:

Câu đố I.

Rơi mũ thì chỉ còn ba (3),

Mất đuôi thì lại hóa ra chính mình.

Lại là tên chàng Thúc sinh,

Người đời phải có thật tình mới nên!

Là chữ gì?

Lời giải chính là chữ TÂM: Bỏ mũ thì chỉ còn chữ TAM có nghĩa là ba, nếu mất đuôi thì chỉ còn chữ TA tức là lại hóa ra chính mình. Đồng thời chữ TÂM lại là tên của chàng Thúc sinh: Thúc Kỳ Tâm (1276. Kỳ Tâm họ Thúc cũng nòi thư hương). Mà với mỗi người, chữ TÂM lại rất quan trọng. Muốn thành công ở đời phải biết TU TÂM như Nguyễn Du đã nói: Chữ TÂM kia mới bằng ba chữ TÀI. Vì vậy người ta ở đời sống phải thực lòng, thực tình có chữ TÂM mới có thể nên người.

Câu đố II:

Cái mà ai cũng ước mong,

Mất dấu thì chẳng ai trông làm gì.

Khổ đau sẽ đến tức thì,

Đầu đuôi mất nốt…

Ấy là tiếng kêu lên vì mừng vui!

(Hay tiếng kêu lên vì ngạc nhiên!) Là chữ gì?

Cái mà ai cũng mong có được ở đời chính là chữ TÀI, nhưng khi TÀI mất dấu thì chỉ còn là chữ TAI chẳng ai trông mong vì sẽ dẫn đến đớn đau cực khổ. Bởi Nguyễn Du đã từng nói: Chữ Tài liền với chữ Tai một vần. Chữ TAI lại bỏ cả đầu lẫn đuôi (tức là chữ đầu T và chữ cuối I) thì chỉ còn chữ A! Đó là tiếng kêu khi mừng vui, ngạc nhiên hay sực nhớ ra một điều gì.

Câu đố III.

Nàng Kiều mang nó suốt đời

Mất dấu đi rồi sẽ được ngôi sao!

Bỏ đuôi thì được gì nào:

Đem bao hy vọng trông vào người ta.

Vứt đuôi cho hỏi nữa à?

Bạc tiền cỡ ấy mua nhà được đây!

Là chữ gì?

Đáp án chính là chữ TÌNH, mất dấu thì TÌNH chỉ còn TINH chính là ngôi sao (trong tinh kỳ, tinh tú, hành tinh …), lại bỏ đuôi thì còn chữ TIN là đem bao nhiêu hy vọng đặt vào một người hay một cái gì đó. Lại vứt đuôi nữa cho thêm dấu hỏi vào thì thành ra chữ TỈ, bạc tiền cỡ ấy, cỡ bạc TỈ thì rõ ràng là có thể đi mua nhà được rồi thật.

Tam Hợp đạo cô khi nói với Giác Duyên đã nhận xét về Thúy Kiều:

2659. Thuý Kiều sắc sảo khôn ngoan,

Vô duyên là phận hồng nhan đã đành.

2661. Lại mang lấy một chữ tình,

Khư khư mình buộc lấy mình vào trong.

Hay:

2681. Xét trong tội nghiệp Thuý Kiều

Mắc điều tình ái, khỏi điều tà dâm,

Rồi 2682. Mắc điều tình ái, khỏi điều tà dâm, đáp án đúng là chữ TÌNH thật!

Vứt đuôi cho hỏi nữa à?

Bạc tiền cỡ ấy mua nhà được đây!

Hai câu cuối này của câu đố trên có người lại muốn đổi thành:

Vứt đuôi cho hỏi nữa à?

Bạc tiền như vậy… Ta có thể ăn chơi… như là Thúc sinh.

Bởi Thúc sinh thì Trăm nghìn đổ một trận cười như không, bây giờ nhiều vị dám bỏ ra hàng mấy trăm ngàn thậm chí cả triệu bạc để tìm đến một trận cười như không, nhất là đấy lại là trận cười của người đẹp như nàng Kiều. Hay có vị lại muốn chữa thành:

Vứt đuôi cho hỏi nữa à?

Đô la cỡ ấy… mua nhà như chơi!

Có trong tay hàng tỉ đô la thì mua nhà dễ như chơi thật!

IV. CÂU ĐỐ ĐI SÂU VÀO CHỮ NGHĨA

Ngoài ra còn có những câu đố chỉ dành riêng cho Truyện Kiều, không có ở trong câu đố dân gian. Đó là những câu để kiểm tra mức độ thuộc Kiều hay về từng chữ trong Truyện Kiều như ở dưới đây.

1. MỨC ĐỘ THÔNG, THUỘC TRUYỆN KIỀU

Một số khá lớn những câu đố Kiều là đố nhau về mức độ thông thuộc Truyện Kiều. Họ đố nhau về những chỗ lắt léo trong Truyện Kiều, rồi những câu đố với biểu tượng hai mặt như Kiều sứt răng, Từ Hải là thương binh, Kim Trọng là giáo viên vỡ lòng … Chúng tôi xin nêu ở đây một vài trường hợp:

1. Truyện Kiều anh đã tinh thông,

Câu chi tơ liễu mà không buông mành?

ĐÁP – Dưới cầu nước chảy trong veo,

Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha.

2. Tiện đây hỏi thật một điều,

Em đây chưa biết nàng Kiều ai sinh?

ĐÁP – Hổ sinh ra phận thơ đào,

Nàng Kiều… hổ đẻ chứ nào ai sinh!

3. Truyện Kiều anh thuộc đã làu,

Đố anh biết được cô nào sinh đôi?

ĐÁP – Đầu lòng hai ả tố nga,

Hai con đầu cả… ắt là sinh đôi!

4. Truyện Kiều anh đọc đã nhiều,

Nhớ chăng đoạn nói nàng Kiều có mang?

ĐÁP – Đầy sân gươm tuốt sáng lòa,

Thất kinh, nàng… chửa… hẳn là có mang!

5. Truyện Kiều anh đã thuộc nhừ,

Đố anh biết mộ ông Từ nơi đâu?

ĐÁP – Bó thân về với triều đình…

… Truyền cho kiểu táng di hình bên sông.

– Truyện Kiều anh đọc đã thông,

Mộ ông Từ Hải bên sông Tiền Đường!..

2. ĐỐ TÌM MỘT SỐ CHỮ TRONG TRUYỆN KIỀU.

Truyện Kiều là tác phẩm độc đáo viết bằng thơ trong đó mỗi chữ đều đã được tác giả lựa chọn kỹ càng nên có giá trị riêng vì vậy người ta thường đố nhau về từng chữ để xem ai thuộc nhiều và thuộc kỹ. Họ đố nhau kể được hai câu Kiều với năm chữ cho, một câu Kiều với 4 chữ mình…, Truyện Kiều có mấy chữ bông … Quý vị độc giả có thể xem trong chương sau để thấy rõ hơn. Sau đây xin nêu ra mấy ví dụ:

1. Truyện Kiều anh đã thuộc lòng,

Đố anh kể được hai giòng năm “cho”?

ĐÁP- Làm cho cho mệt cho mê,

Làm cho đau đớn ê chề cho coi!

2. Truyện Kiều anh đã thuộc làu

Đố anh giảng được một câu bốn mình?

ĐÁP – Oan kia theo mãi với tình,

Một mình mình biết, một mình mình hay.

3. Truyện Kiều anh đã thuộc làu,

Đố anh kể được hai câu sáu “tiền”?

ĐÁP – Yêu nhau xin nhớ lời nhau,

Năm chầy cũng chẳng đi đâu mà chầy!

(Chầy tiếng lóng cổ là một tiền vậy “năm chầy” với một chầy ở cuối là sáu tiền)

4. Truyện Kiều có mấy chữ bông,

Anh mà kể được, tơ hồng xin trao!

ĐÁP – Truyện Kiều có bốn chữ BÔNG,

Anh mà kể hết, nhớ không quên lời!

Cỏ non xanh tận chân trời,

Cành lê trắng điểm một vài BÔNG hoa.

Một vùng cỏ áy bóng tà,

Gió hiu hiu thổi một và BÔNG lan(!)

Ngoài song thỏ thẻ oanh vàng,

Nách tường BÔNG liễu bay sang bên nhà.

Dưới trăng quyên đã gọi hè,

Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm BÔNG.

Hứa gì? Em có nhớ không?…

3. NHỮNG CÂU ĐỐ KIỀU GẮN VỚI THỜI ĐẠI MỚI

Trong những năm thuộc nửa sau của thế kỷ 20, đã có nhiều câu đố Kiều mang dáng dấp của thời hiện đại.

*Khi Cách mạng Tháng Tám thành công thì những câu đố có liên hệ đến đấu tranh và giai cấp công nhân đã xuất hiện:

Kim Kiều có phải công nhân,

Xưa kia từng đã góp phần đấu tranh?

ĐÁP – Kim Kiều chính cánh thợ ta,

Đem tình cầm sắt đổi ra cầm cờ!

Câu Kiều nguyên là: 3109. Chàng dù nghĩ đến tình xa – Đem tình cầm sắt đổi ra cầm cờ. Cầm sắt nguyên là chữ trong Kinh Thi: Thê tử hòa hợp như cổ sắt cầm (vợ con hòa hợp như gẩy đờn sắt, đờn cầm). Người sau bèn dùng chữ cầm sắt để chỉ tình vợ chồng. Cầm cờ: khi bầu bạn cùng nhau thường gẩy đàn, đánh cờ làm vui, cho nên người ta thường dùng hai chữ Cầm kỳ để chỉ tình bạn hữu. Qua câu thơ này Kiều muốn nói nên đem tình vợ chồng đổi ra tình bè bạn.

Nhưng trong câu đố này người ta lại muốn hiểu cầm sắt với nghĩa là sắt thép với cờ lê, mỏ lết, cầm cờ có nghĩa là phất cờ đấu tranh của giai cấp công nhân. Cho nên mới có câu trả lời ở trên.

*Lại xét đến câu đố:

Thời Kiều đã có ngân hàng,

Em đây chưa tỏ, xin chàng chỉ cho.

ĐÁP – Nhà băng… đưa mối rước vào,

Tiền nong thanh toán việc nào chẳng xong.

Câu Kiều nguyên là: 0629. Trước thầy sau tớ lao xao- Nhà băng đưa mối rước vào lầu trang. Nhà băng nguyên do chữ băng nhân nghĩa là người làm mai làm mối khi Kiều muốn bán mình. Nhưng ở đây, nhà băng lại được hiểu theo nghĩa rất hiện đại là nhà ngân hàng (Banque hay Bank). Mà lại càng đúng khi người ta ghép tiếp câu Kiều 0651. Định ngày nạp thái vu quy – Tiền lưng đã sẵn việc gì chẳng xong! Rồi thêm bớt thay chữ đổi thành Tiền nong thanh toán việc nào chẳng xong! Rất hiện đại mà vẫn phù hợp.

*Ta lại xem câu đố:

Chày sương chưa nện cầu Lam,

Đố chàng: Kim Trọng xưa làm nghề chi?

ĐÁP – Nàng ơi chớ hỏi thêm phiền,

Xưa chàng Kim Trọng: giáo viên vỡ lòng.

Đề huề lưng túi gió trăng,

Sau chân theo một vài thằng con con!

Thời Nguyễn Du hãy còn là chữ Hán với chữ Nôm thì đã làm gì có Bình dân học vụ với giáo viên vỡ lòng nhưng người giải câu đố đã khéo dựa vào câu 0137. Đề huề lưng túi gió trăng- Sau chân theo một vài thằng con con để giải thích rằng Kim Trọng vốn là giáo viên vỡ lòng thì thật là táo bạo nhưng không phải hoàn toàn không có lý.

V. CÁC LOẠI HÌNH ĐỐ KIỀU TRONG DÂN GIAN

1. CÂU ĐỐ KIỀU ĐỐI ĐÁP

Nhiều trường hợp câu đố thường diễn ra dưới hình thức hát đối, hát đối đáp giao duyên của nam nữ nông thôn. Loại này rất phong phú.

Ta có thể kể câu đố đối đáp trong dân gian sau đây:

Cái gì làm nóng cho sôi,

Lại làm thiên hạ được nguôi cơn nồng.

Cái gì làm lửa thêm hồng,

Lại dìm đêm sáng vào trong tối mò?

Câu trả lời là:

Cái quạt, quạt nước cho sôi.

Quạt làm thiên hạ được nguôi cơn nồng.

Quạt cho than lửa thêm hồng.

Quạt đèn, đêm sáng dìm trong tối mò.

Trong Truyện Kiều, những câu đố kiểu đối đáp này khá nhiều, xin nêu một vài ví dụ đố về các nhân vật trong Truyện Kiều:

Đồn rằng anh thuộc Truyện Kiều,

Ai cha, ai mẹ dập dìu rể con?

Ai mà mở phố lầu son?

Ai tu hành đắc đạo, ai bán buôn kiếm lời?

Ai tự vẫn, ai cứu người?

Ai tu binh tập mã, ai thời viết kinh?

Ai lừa lập kế điều binh,

Ai thời thi đậu triều đình quan cao?

Ai thời tứ xứ anh hào,

Thì anh giảng hết luận vào em nghe?

ĐÁP: Ông bà viên ngoại mẹ cha

Vương Quan, Kim Trọng ấy là rể con,

Tú bà mở phố lầu son,

Giám sinh họ Mã bán buôn kiếm lời,

Giác Duyên tu đạo cứu người,

Thúy Kiều tự vẫn lại ngồi viết kinh,

Hồ Công lừa kế điều binh,

Vương – Kim thi đậu triều đình quan cao.

Bốn phương phất ngọn cờ đào,

Là chàng Từ Hải anh hào Việt Đông!

Có một câu đối đáp nữa rất hay như sau:

Truyện Kiều anh thuộc đã nhiều,

Đố anh kể được Truyện Kiều nghìn năm.

Rất may là trong Truyện Kiều có đúng mười lần chữ Trăm năm mà chúng tôi đã sửa lại và thêm vào để có bài trả lời là một bài tập Kiều gồm 22 câu nối vần được với nhau, trong đó 20 câu đầu gồm 10 lần lặp lại chữ TRĂM NĂM cộng là 1.000 năm và kết thúc bằng hai câu với chữ NGHÌN NĂM. Bài đáp đó như sau:

TRĂM NĂM trong cõi người ta,

Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân.

Đã nguyền hai chữ đồng tâm,

TRĂM NĂM thề chẳng ôm cầm thuyền ai.

Trót vì cầm đã bén dây,

Chẳng TRĂM NĂM cũng một ngày nước non.

TRĂM NĂM tính cuộc vuông tròn,

Phải dò cho đến ngọn nguồn lạch sông.

Tóc tơ căn vặn tấc lòng,

TRĂM NĂM tạc một chữ đồng mới hay.

Ngẫm duyên kỳ ngộ xưa nay,

Tiết TRĂM NĂM nỡ một ngày bỏ đi.

Chở che đùm bọc thiếu gì,

TRĂM NĂM danh tiết cũng vì đêm nay.

Rằng: TRĂM NĂM cũng từ đây,

Của tin gọi một chút này làm ghi.

Người đâu gặp gỡ làm chi,

TRĂM NĂM biết có duyên gì hay không.

Lỡ làng nước đục bụi trong,

TRĂM NĂM giữ một tấm lòng với ai.

Một nhà phúc lộc gồm hai,

NGHÌN NĂM dằng dặc quan giai lần lần.

PHẠM ĐAN QUẾ

(Bài Truyện Kiều và Toán học: SỐ MỘT TRĂM

Báo Toán học và Tuổi trẻ số 186 tháng 6 – 1992)

2. ĐỐ KIỀU QUA CÁC GIAI THOẠI

Giai thoại về Truyện Kiều khá phong phú – trong đó có nhiều giai thoại là những câu đánh đố mà chúng tôi sẽ nêu ra ở chương IV. Sau đây xin dẫn ra giai thoại GIẢI ĐỐ KIỀU ĐUỔI CÒ:

Ba chàng trai xứ Nghệ đang đi chơi đến một thửa ruộng đứng trên bờ nhìn xuống thấy một cô gái xinh đẹp đang lúi húi dưới đồng lúa xanh rờn. Các cậu thách nhau làm sao mời cô nghỉ tay lên bờ trò chuyện. Hết anh này vờ hỏi thăm, đến anh kia mời mọc, cô gái vẫn không trả lời. Một anh khác liền hát lên một câu không úp mở:

Đến đây hỏi thật Thúy Kiều,

Chừ có thương Kim Trọng ít nhiều chi không?

Câu hát làm cô gái chú ý. Cô ngước lên rồi tủm tỉm cười:

– Các thầy giỏi Kiều như vậy à? Vậy em xin nhờ một việc.

Cô vừa nói vừa chỉ tay sang đám ruộng bên kia. Một con cò đang lò dò đi lẫn vào đám mạ. Cô nói tiếp:

– Con cò kia nó sẽ lần lần sang ruộng em đấy. Nhờ các thầy đọc một câu Kiều cho nó bay đi. Con cò mà bay đi thì em sẽ xin lên bờ ngay để tiếp chuyện các thầy.

Ba thầy nho sinh nhìn nhau một phút rồi vui vẻ nhận lời. Một thầy lẩm nhẩm trong miệng lấy đà, rồi ngâm to lên:

1789. Lần lần tháng trọn ngày qua,

Nỗi gần ai biết đường xa thế này.

1791. Lâm Tri tử thuở uyên bay!

Thầy thét to tiếng bay. Nhưng con cò chẳng hiểu gì cả, cứ đứng yên như cũ. Anh bạn bật cười:

– Con cò nó có là người đâu mà nó hiểu bay với đậu! Anh xem tôi đây này.

Anh ta cũng lẩm bẩm rồi cất giọng:

1407. Cùng nhau theo gót sai nha,

Song song vào trước sân hoa lạy quì.

1409. Trông lên mặt sắt đen sì…

Anh sì… một tiếng rõ dài. Nhưng con cò cũng chỉ nghếch cổ lên ra vẻ nghe ngóng mà thôi. Anh thứ ba thừa cơ tiếp luôn:

1617. Mảnh trăng đã gác non đoài,

Một mình luống những đứng ngồi chưa xong.

1619. Triều đâu nổi sóng…

Và anh tiếp luôn như thét hai tiếng cuối Đùng đùng… rồi:

Đùng đùng gió giục mây vần,

Một xe hay cõi hồng trần như bay.

Thế là cò ta giật mình vỗ cánh bay lên. Cô gái giữ đúng lời hứa lên bờ tiếp chuyện các thầy.

3. ĐỐ KIỀU QUA MỘT CUỘC THI CÂU ĐỐI KIỀU

Có một câu đố phải tìm ra được một câu đối rất điển hình sau đây có liên hệ đến Truyện Kiều.

Trong dịp trùng tu đền Cổ Loa và xây lại cây cầu hồi đầu thế kỷ 20 (nay là xã Cổ Loa, huyện Đông Anh – Hà Nội), các cụ phụ lão trong làng có tổ chức giải trí bằng một Hội thi văn chương, sách, họa. Một cụ đồ hay Kiều đã ra một câu đố xem ai tìm được câu đối lại với câu thách đối như sau về việc sửa chữa cái cầu trong thành Cổ Loa:

Thúy Kiều đi qua cầu,

nhác thấy chàng Kim lòng đã trọng.

Vế ra rất khéo vì chữ Kiều nghĩa là cầu mà Kim … trọng lại lại là một tên liền: Kim Trọng. Câu đối còn nêu lên địa điểm có cây cầu:

Dưới cầu nước chảy trong veo,

Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha.

Cái cầu là nơi mối tình đoan trang tình tứ chớm nở trong lòng Thúy Kiều. Hội thi đã gần kết thúc mà không ai đưa ra được một câu đối nào.

Cuối cùng một du khách đã tìm được một vế đối như sau:

Trọng Thủy nhìn xuống nước,

thoáng trông nàng Mỵ mắt rơi châu.

Trong vế đối, Thủy là nước, Mỵ … châu cũng lại là tên liền: Mỵ Châu. Cả câu dựng được tấm thảm kịch trong lòng Trọng Thủy sau khi bị cha lừa dối, trở lại với nỗi đau thương hối hận của mình. Câu đối lại phù hợp với cảnh địa phương vì Cổ Loa cũng là nơi chứng kiến thiên tình sử diễm lệ và chua chát của đôi lứa thanh niên gây ra bởi âm mưu thâm độc của Triệu Đà.

Câu đối trên đây là tuyệt hay cả về hình thức lẫn nội dung.

Về hình thức, ta thấy:

1. Các tiếng của hai câu đối nhau đều cùng một từ loại:

* Thúy Kiều, Trọng Thủy là tên người, Thúy Kiều là nữ mà Trọng Thủy là nam.

* đi qua, nhìn xuống – nhác thấy, thoáng trông – đã trọng, rơi châu đều là động từ.

* cầu, nước – chàng, nàng – lòng, mắt đều là danh từ.

2. Các tiếng cuối nhịp đối nhau về bằng trắc:

– nước là tiếng trắc đối với cầu là tiếng bằng

– châu là tiếng bằng đối với trọng là tiếng trắc.

3. Các tiếng đối tương ứng với nhau về tất cả các đặc điểm ngữ học:

– Kiều chữ Hán là cầu, Thủy chữ hán là nước

– chàng Kim… Trọng đối với nàng Mỵ… Châu.

4. Cấu trúc của hai câu đối lại hoàn toàn đồng dạng.

Về nội dung của hai vế đối, ta thấy:

1. Các tiếng đối nhau đều thuộc cùng trường nghĩa hoặc hai trường nghĩa có thể ứng đối một cách không khiên cưỡng:

– đi qua cầu, nhìn xuống nước – nhác thấy, thoáng trông – chàng, nàng – lòng đã trọng, mắt rơi châu.

2. Cả hai vế đối đều thực thấu tình bởi chúng hài hòa với nhau cả về nội dung lẫn hoàn cảnh: Nếu cụ đồ hay Kiều ra vế đối về một cái cầu nối mối duyên Kim-Kiều thì du khách lại lấy ngay tích Mỵ Châu – Trọng Thủy tại đền Cổ Loa để đối lại.

Cho nên “xuất đối dị, đối đối nan” là vì thế.

*****

Với những đặc tính chung của câu đố Việt Nam là:

– Thể hiện tài quan sát của người bình dân

– Thể hiện tính cách lạc quan, hóm hỉnh thích vui cười

– Và biểu thị sự phong phú, sinh động, tế nhị của ngôn ngữ Việt Nam,

câu đố Kiều là một loại hình văn học dân gian ra đời và tồn tại cùng với việc thưởng thức Truyện Kiều trong nhân dân.

Ngoài những câu đố trực tiếp, gián tiếp, hát đố, đố chữ, còn có những câu đố mang tính chất nói lái với nghĩa tục như trong bài thơ Kiếp tu hành sau đây của Hồ Xuân Hương:

Cái kiếp tu hành nặng đá đeo,

Vị gì một chút tẻo tèo teo,

Thuyền từ cũng muốn về Tây Trúc,

Trái gió cho nên phải lộn lèo.

Đố Kiều cũng vậy, có người còn tìm ra những câu đố Kiều mang tính chất nói lái với nghĩa tục như:

Giải là hương lộn, bình hương bóng lồng.

như của Hồ Xuân Hương. Tuy không như nữ sĩ họ Hồ, khi viết câu thơ trên Nguyễn Du đâu có ngờ rằng người sau lại đem cách nói lái mà đưa vào câu Giải là hương lộn…

Cũng như trong câu đố dân gian, lại có những câu đố Kiều mang tính chất đố thanh giảng tục (ngược với những câu đố tục giảng thanh) như: Những khi nào Nguyễn Du tả bậy như Kiều đi tiểu tiện, trung tiện, Kim Trọng đi đại tiện … Ta tưởng như không thể nào tìm được những câu thơ như vậy. Ấy thế mà có đấy:

0057. Sè sè nấm đất bên đường,

Dàu dàu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh.

Kiều… đi tiểu tiện!

Bởi chữ sè sè được coi như tiếng tượng thanh, mà lại trong địa điểm ở bên đường – còn dàu dàu ngọn cỏ… được coi như kết quả của hành động.

Còn Thuý Kiều trung tiện là câu:

“Hở hang ra cũng thẹn thùng,

Để lòng thì nặng tấm lòng biết bao!

0215. Trông ra nào thấy đâu nào,

Hương thừa… dường hãy ra vào đâu đây!”

Bốn câu tập Kiều trên cho ta thấy người bình dân Việt Nam thật đã khéo tinh nghịch lại ví von đầy hình tượng, mỗi câu đều đưa ra một hình ảnh về điều mà người ra câu đố muốn nêu: nào Hở hang nào thẹn thùng nào Để lòng thì nặng tấm lòng mà Trông ra nào thấy đâu nào để Hương thừa… dường hãy ra vào …

Hay những câu đố như những câu sau đây:

0487. Khi tựa gối, khi cúi đầu,

Khi vò chín khúc, khi chau đôi mày.

Kim Trọng… đi đại tiện

hoặc: Sớm đào, tối mận lân la,

Thất kinh mà nàng chửa thì biết là làm sao?

Kiều… có thai (có bầu)…

Có người còn muốn đọc chữ “ngoài ra” thành “ngoài da” trong câu sau để câu Kiều mang thêm ý vị hài hước:

0461. Đừng điều nguyệt nọ hoa kia.

Ngoài “da”, ai có tiếc gì với ai !!!

[1] Để bạn đọc dễ tra cứu, từ đây, chúng tôi ghi số thứ tự trước các khổ thơ Kiều trong tác phẩm của Nguyễn Du, nếu có thể.


 

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button