Văn học trong nước

Khuôn mặt Quảng Ngãi

khuon mat quang ngai sach ebook1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Phạm Trung Việt

Download sách Khuôn mặt Quảng Ngãi ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  SÁCH VĂN HỌC TRONG NƯỚC

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Trọn bộ ebook :                   Download

 

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Năm 1962, ông Phạm Trung Việt lần đầu tiên cho ra mắt bạn đọc cuốn sách Non nước xứ Quảng, một tác phẩm biên khảo tổng hợp về lịch sử, văn hoá và thi ca miền đất Quảng Ngãi. Cho dù còn có mấy cuốn sách khác của ông cũng được nhiều bạn đọc biết đến như Khuôn mặt Quảng Ngãi, Thi ca và giai thoại miền Ấn Trà, Tâm sự người cha… nhưng Non nước xứ Quảng đã trở thành tác phẩm để đời và cái bút danh Phạm Trung Việt cùng với nhan đề cuốn sách đã thành một cặp đôigắn chặt lấy nhau, như có mối lương duyên kỳ ngộ.

Đến thời điểm trước năm 1975, Non nước xứ Quảng đã có đến 4 lần tái bản, vào các năm 1965, 1969, 1971và 1973. Rồi cũng ít nhất từng ấy lần, sau năm 1975, người ta in lại cuốn sách nầy ở nhiều nơi trong nước và nước ngoài. Khoảng 10 năm trở lại đây, khi internet đã trở nên phổ biến trên toàn cầu, những ai quan tâm tìm hiểu về mảnh đất và con người Quảng Ngãi chẳng khó khăn gì khi muốn tìm trên mạng những trích đoạn khác nhau của Phạm Trung Việt viết về mảnh đất chôn nhau cắt rốn mà ông gắn bó đến trọn đời, từ danh lam thắng cảnh đến văn hoá ẩm thực, từ lịch sử khai mở đến khí cốt dân tình,…

Non nước xứ Quảng là một cuốn sách có số phận đặc biệt, và nếu có một cuộc bình chọn cho những tác phẩm viết về quê hương được người Quảng ngãi yêu mến nhất, trân trọng nhất thì chắc hẳn đây sẽ là cuốn sách xếp lên đầu bảng. Trong chiến tranh, rất nhiều học sinh trung học Trần Quốc Tuấn, Bồ Đề, Hùng Vương,.. xếp bút nghiên đi kháng chiến đã mang theo Non nước xứ Quảng trong gói hành trang ít ỏi của mình. Bên kia chiến tuyến, cuốn sách của Phạm tiền bối cũng là niềm an ủi cho những người lính đêm ngày đối mặt với bao điều phi lý mà chiến tranh đã gieo rắc trên thân thể bà mẹ quê hương nghèo khó và khổ đau của họ. Với nhiều thế hệ người Quảng Ngãi sống xa quê, Non nước xứ Quảng chính là một mảnh quê nhà theo bước ly hương, sớm tối xẻ chia bao nỗi niềm mưa nguồn, chớp bể.

Điều gì đã làm nên tình cảm sâu đậm của người đọc đối với một cuốn sách chưa thể gọi là công trình biên khảo mẫu mực, thậm chí có những thiếu sót, hạn chế cả về phương pháp nghiên cứu lẫn về kết cấu tác phẩm? Phải chăng là sự thấu hiểu, đồng cảm với soạn giả về nỗi nhọc nhằn khi sưu tầm, tra cứu các nguồn tư liệu, văn khố trong hoàn cảnh nghiệt ngã của chiến tranh? Hay vì nội dung cuốn sách đề cập đến những điều dễ gợi tính hiếu kỳ của người đọc như truyền thuyết về giếng Phật chuông Thần trên đỉnh đồi Thiên Ấn, giai thoại về những người Quảng Ngãi từng góp công lao, xương máu làm rạng danh lịch sử nước nhà như Lê Văn Duyệt, Trương Đăng Quế, Trương Định, Lê Trung Đình, ..? Quả đúng là như vậy, nhưng cái đúng nhất, cái thẳm sâu nhất tạo nên sức hút kỳ diệu của Non nước xứ Quảng chính là tấm lòng người viết đối với quê hương “sông Trà, núi Ấn”, là nỗi niềm của một người con nặng nợ với quê cha, đất tổ. Từng trang sách của Phạm Trung Việt thấm đẫm tình yêu tha thiết với xóm thôn, làng mạc chốn quê nhà, với hương đường, mật mía, với những con người cần lao, mưa nắng dãi dầu. Và vì vậy, người đọc nhận ra nơi ông tiếng nói tâm tình, chia xẻ, như thể tiếng rì rầm quen thuộc của những guồng xe ngày đêm nhẫn nại mang dòng nước sông Trà, sông Vệ tắm mát cánh đồng xanh. Cũng thật là một phối ngẫu hy hữu thăng hoa khi cái tình nhuần đượm trong từng trang sách thì mặn mà nồng thắm, còn văn chương, chữ nghĩa lại thật thà, mộc mạc, không một hơi hướng bóng bẩy phô trương, cũng chẳng thấy đâu lối viết kiểu cách, điệu đàng…

Đọc Non nước xứ Quảng, người Quảng Ngãi tha hương ngỡ gặp lại xóm làng, cố quận, ruộng lúa, đồng dâu; người đang sống ở quê nhà thấy dòng sông Trà quen thuộc bấy lâu âm thầm xuôi về với biển mà sao nay cứ lưu luyến vấn vương, ngọn núi Thiên Ấn phía xa xa bỗng trở nên lung linh. huyền diệu trong lấp lánh ánh chiều. Với người nầy, cuốn sách của Phạm Trung Việt gợi nhớ về kỷ niệm một thuở đã xa, với ai kia là lời nhắc nhở đừng vội quên bến nước cuối thôn, luỹ tre đầu xóm. Và hơn tất cả, trong sâu thẳm tâm tư của rất nhiều người Quảng Ngãi, thuộc nhiều thế hệ, dù đang sống ở quê nhà hay trở thành lưu dân trên khắp mọi miền đất nước, tận hút xa góc biển, chân trời, lời nói như không có thanh âm mà rưng rưng vọng lên từ mỗi trang Non nước chính là một tiếng gọi đàn.

Gần nửa thế kỷ đã trôi qua, kể từ lần đầu Non nước xứ Quảng đến với bạn đọc, đã có không biết bao nhiêu bài báo, cuốn sách viết về quê hương Quảng Ngãi, trong đó có không ít tác phẩm thừa hưởng những thành quả biên khảo giàu tâm huyết của ông Phạm Trung Việt, nhưng đã kịp nối bước ông, bổ sung, chỉnh sửa những điều còn thiếu sót hoặc chưa thể làm được trong điều kiện khó khăn lúc bấy giờ. Mặc dù vậy, Non nước xứ Quảng vẫn có chỗ riêng trong lòng người Quảng Ngãi mà không phải cuốn sách nào cũng có thể có được.

Chỉ mấy giờ sau khi Phạm tiền bối tạ thế, những dòng thương tiếc mà người Quảng Ngãi tha hương dành cho ông đã xuất hiện khá nhiều trên các website, các diễn đàn của cư dân mạng. Thương ông đi xa, nhưng lại mừng cho ông lắm, vì khi nhắc đến ông thì y như rằng người ta nhắc đến những kỷ niệm với cuốn sách đã chứng thực giữa đời là đứa con tinh thần mà ông dành trọn niềm yêu mến. Thật xúc động khi có người bạn tận Bắc Mỹ kể rằng, ở nơi xa xôi đó, có một ngày cách nay đã nhiều năm, khi mạng internet chưa phát triển như bây giờ, anh đã lang thang đến các tiệm sách với ý định tìm mua mấy quyển Đại Học, Trung Dung, Luận Ngữ , nhưng khi trở về, thay vì những tập luận lý, triết học của nho gia, trên tay anh lại là cuốn Non nước xứ Quảng. Và anh bảo: “ Cái gốc mạch nha, đường phổi nó nằm sâu trong tâm hơn cái lý trí, suy luận ở trên đầu…”. Thì vậy, quê hương rất nhiều khi là những gì mà ta không thể nói ra, không thể cắt nghĩa cho ai đó hiểu, thậm chí với chính ta lắm lúc cũng chỉ là những chớp sáng bềnh bồng mơ hồ hiện ra trong vô thức, nhưng mãi mãi cái chớp sáng ấy còn ở lại, mãi mãi cái mơ hồ ấy vướng víu lòng ta.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button