Văn học trong nước

Kho Vàng Sầm Sơn

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Đang cập nhật

Download sách Kho Vàng Sầm Sơn ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : VĂN HỌC TRONG NƯỚC

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                      Download

Định dạng MOBI                      Download

Định dạng PDF                         Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Vào khoảng năm 1934, ở bãi Sơn Sơn tỉnh Thanh Hoá phía Bắc Trung Kỳ, nhà nước có khám phá được một kho vàng chìm đắm dưới đáy bể.

Khi tài sản nghiệp lớn ấy lên mặt đất, người ta thấy có mấy trăm thoi vừa vàng vừa bạc, hình chữ nhất dài độ non gang, trên thoi nào cũng có khắc chữ (Ðức). Lại thấy rất nhiều tiền Cảnh Hưng và các thứ tiền Tầu, từ đời Vạn Lịch (Minh Thần Tôn) cho đến đời Càn Long (Thanh Cao Tôn).

Thiên hạ nhao nhao bàn tán về gốc tích kho vàng ấy nhưng không ai biết rõ nguồn rễ nó từ đâu. Có kẻ bảo đó là vàng của hai anh em vua Thái Ðức nhà Tây Sơn lấy ở các kho trong thành Thăng Long rồi cho tải đi, trong khi kéo quân ở Bắc Hà về Nam. Vẫn biết rằng Nguyễn Nhạc lúc ở Thăng long về, có sai người lấy hết cả kho tàng nhà Lê đem đi; nhưng đoàn quân của Nhạc và Huệ lúc ấy có mấy vạn hùng binh, có voi ngựa xe pháo, tất họ phải chuyển về bằng đường bộ, bên mình họ cho chắc chắn; có lẽ nào lại dùng thuyền đi đường bể để đến nổi bị đắm ở Sầm Sơn?

Xét trong lịch sử, khối vàng bạc kia ắt phải thuộc về đời Lê-mạt. Nếu trong thời Lê quí, sản nghiệp đó không phải của hai anh em Tây Sơn thì chỉ còn là của Hữu quân Ðô Ðốc Nguyễn Hữu Chỉnh. Chỉnh bị Nguyễn Nhạc theo lời gièm pha của rể là Võ Văn Nhậm, bỏ một mình ở lại Bắc Hà, nên ngày hôm sau sợ búa cho cả của cải lên thuyền, chạy theo về Nghệ. Chỉnh là người có mưu trí, không bao giờ đem vàng bạc ở bên người phần sợ thueyèn nặng khó đi nhạn, phần sợ bị cướp hại đến tính mạng. Thế tất Chỉnh phải giao tài sản cho con trông coi hộ, mình thì cưỡi thuyền nhẹ theo Nhạc về cho mau.

Cứ xem như thế, kho vàng kia tất là của Nguyễn Hữu Chỉnh. Dựa vào lời phỏng đoán có nhiều phần đúng sự thực ấy, tôi viết bộ truyện ly kỳ này, một là để tưởng nhớ lại một thời oanh liệt đã qua, hai là để hiến các bạn một thể truyện lịch sử mới.

Câu chuyện này hoàn toàn là một truyện dã sử, nhưng nó có liên lạc rất mật thiết với chính sử nước nhà. Có lắm đoạn, tôi phải chép gần đúng văn của ông Trần Trọng Kim, nhà làm sử cương trực và uyên bác đã soạn ra bộ “Việt Nam Sử lược”.

Những vật liệu tôi góp nhặt để xây đắp câu chuyện “kho vàng” này, nó không đúng hẳn với các việc chép trong chính sử đâu: song le, dùng nó đúng hay không đúng tôi cũng không quản ngại: tôi chỉ muốn dựa vào lịch sử để tạo ra một tiểu thuyết, có phải muốn dùng tiểu thuyết ấy để làm sống một thời lịch sử đâu?

Các bạn đọc truyện này, hãy nên lượng cho tôi chỗ đó. Cái cốt truyện hay, giãi bằng một thể văn không tẻ, đó là sở nguyện của tôi. Nếu bạn cho là tôi đã đạt được mục đích ấy, tôi tự lấy làm sung sướng lắm rồi. Một nhà văn còn đâu dám tự phụ mình cùng là một sử gia uyên bác?

Bãi Sầm Sơn làm một hòn ngọc châu đặt trong địa giới một tỉnh đã làm trường thí nghiệm cho muôn ngàn cuộc hưng vong ghi chéo trong lịch sử.

Một con đường đá trắng, một bãi cát mênh mông, hai dẫy phi lao đêm ngày vi vút dưới ngọn gió biển ào ào, một tấm thảm kim cương lóng lánh chiếu ánh nắng buổi tà dương… với ai đã biết Sầm Sơn, cảnh rực rỡ tươi vui của bờ bể kia tất đã để lại cho một kỷ niệm sâu xa, mà ngọn sóng quên của thời gian khó lòng chìm lấp đi được.

Nhưng…

Nếu ngày nay chốn mỹ nhân ra nghỉ mát nó êm dịu đẹp đẽ, trước đây một vài thế kỷ, nó đã làm một chốn điêu linh thảm khốc, nó đã thấy trong mờ sương bóng tối xiết bao tấn bi kịch hãi hùng. Bãi Sầm Sơn, chốn nghỉ chân của phường giặc Tàu Ô độc ác, tụ họp của lũ mẹ mình ranh mảnh, bãi Sầm Sơn, cũng như Ðồ Sơn đã làm mồ cho Bà Ðề, chứa trong làn nước thẳm không thiếu gì liệt nữ vô danh, không thiếu gì thuyền buôn bị bão hay bị cướp.

Trong muôn nghìn dẫy thuyền buôn bị đắm đó, một thuyền có chứa một kho vàng.

Kho vàng ấy hiện đã được tải ra ngoài mặt nước.

Câu chuyện kho vàng, giờ đây tôi muốn ngả nó lên mặt giấy, hiến cho các anh em chị em một món quà dĩ vãng thiêng liêng. Mà cũng mới biết rõ chuyện kho vàng, tôi đã bị lao tâm, tổn lực, đã có len lỏi trong một lớp sóng người cũng như tôi, chạy theo vết bạc, cố tiến đi, đi mãi, đi tìm dấu vết của Ðồng tiền Vạn Lịch chữ vàng.

Vì đồng tiền đó tức là chìa khoá mở cửa cho tôi thấy đường lối vào đời triệu phú.

Vì đồng tiềng đó là đạo bùa giúp cho khách hữu duyên làm chủ một gia sản vô giá bị lấp chìm trong đáy nước Sầm Sơn.

Cái ngày tôi đi tìm đồng tiền Vạn Lịch, riêng đối với tôi nó nhuộm nhiều vẻ lạ kỳ, huyền bí. Nó chứa chan, không đếm xiết được những kỹ niệm êm đềm mà rùn rợn, không tài nào quên được vẻ đẹp lộng lẫy của hoàn cảnh, tựa như đóa hoa tươi đua sắc trên cạm lá um tùm xanh biếc, và nhất là vẻ bí mật của những khuôn mặt tôi thấy này hôm đó, những khuôn mặt kín đáo, hoài nghi, trái ngược hẳn với cái vui vẻ nồng nàn của một nơi phồn hoa tấp nập.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button