Văn học trong nước

Hương Giang Idol – Tôi Vẽ Chân Dung Tôi

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Hương Giang Idol

Download sách Hương Giang Idol – Tôi Vẽ Chân Dung Tôi ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : VĂN HỌC TRONG NƯỚC

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

1 NGÔI NHÀ XINH

Gia đình ngỡ ngàng khi tôi chào đời là một bé trai chứ không phải cô công chúa như ngày mẹ đi siêu âm. Cuộc đời tôi bắt đầu từ những điều khác biệt và lạ lẫm như thế. Sẽ không có gì đặc biệt khi tôi bắt đầu lớn lên và nhìn thấy sự khác thường ngay trong chính con người mình. Bây giờ nghĩ lại, nếu không có những sự lạ đời của số phận thì gia đình tôi đã khác, đủ nếp – đủ tẻ và những giọt nước mắt của mẹ đã không rơi vì tôi.

Tôi vẫn còn nhớ như in lời mẹ kể. Vào những ngày cuối đông 1991, khi bố mẹ đã có chị gái và mong mỏi tôi chào đời sẽ là một bé trai. Con gái. Kết quả siêu âm làm bố mẹ không buồn, không vui nhưng cũng đủ hồi hộp để chào đón một sinh linh bé bỏng ra đời. 29/12/1991, tôi, Nguyễn Ngọc Hiếu, có mặt trên cõi đời trong niềm vui và sung sướng vô vàn của bố mẹ, gia đình nội ngoại hai bên. Khi ấy, mẹ bật khóc, còn bố nén những giọt nước mắt vì quá sung sướng khi ít ra, ông có đủ con trai con gái để khoe với họ hàng. Mẹ còn kể lại rằng, hạnh phúc vỡ òa vì điều kỳ lạ đó, bố không bao hề muốn rời xa tôi trong những ngày đầu, kể cả lúc mua thức ăn cho mẹ, hay giặt giũ đồ đạc, bố đều làm thật nhanh để được thấy cậu con trai gương mặt hồng hào ngon giấc.

Thỉnh thoảng mẹ lại kể cho tôi nghe về ngày đặc biệt ấy khi cả gia đình nháo nhào cho sự chào đời của tôi. Không lo lắng hay hồi hộp quá vì tôi đã là lần vượt cạn thứ hai của mẹ, nhưng một sinh linh bé bỏng chuẩn bị ra đời đủ để bố cảm thấy lo lắng. Cũng theo lời mẹ kể, vốn dĩ là người đằm tính và ít nói song không hiểu sao khi tôi chuẩn bị chào đời, bố tươi cười và khác hẳn những ngày bình thường. Phải chăng, đó là dấu hiệu cho sự khác thường của tôi khi sinh ra.

Gương mặt bầu bĩnh, làn da trắng cùng đôi môi chúm chím của tôi như bầu sinh khí rót vào gia đình bấy lâu nay không mấy màu sắc. Mẹ còn kể rằng, khi mới sinh ra tôi thường xuyên đái dầm vào ban đêm khiến bố mẹ khổ sở nhưng bố không một lời quở trách hay la mắng. Ông còn cười nhiều hơn những ngày thường trước khi tôi chào đời. Giữa cái giá rét của mùa đông Hà Nội, trong gia đình tôi lại ấm áp lạ thường bởi tình yêu và sự chào đời của tôi. Hạnh phúc của bố mẹ dường như chỉ có thế, lớn lao và trọn vẹn.

Những ngày ấy, bố tôi có cửa hàng chuyên thiết kế những tấm bảng pano, quảng cáo cho khắp Hà Nội và sống rất bình dị. Dường như, sự có mặt của tôi trong ngôi nhà tạo thêm động lực để ông làm việc nuôi sống gia đình bé nhỏ. Vốn là người học về mỹ thuật, bố khéo tay hơn những người đàn ông khác khi căn nhà được ông trang trí chỉn chu, đơn giản và ấm cúng hơn những ngôi nhà kế cạnh. Bên cạnh vẻ lạnh lùng của người đàn ông làm chủ gia đình, đối với tôi bố lại ấm áp lạ thường.

Còn mẹ tôi, chỉ là người nội trợ bình thường. Mẹ hiền lành và có cuộc sống bình thản hơn mong muốn. Mẹ cười nhiều hơn khi có tôi. Hạnh phúc bố mẹ tròn đầy khi tôi bụ bẫm, dễ thương và điển trai ngay từ nhỏ. Mẹ sống đơn giản và hiền lành theo đúng chuẩn mực của những người phụ nữ Hà Thành. Hết lòng vì chồng con và tình yêu dạt dào của mẹ như ngọn lửa luôn sưởi ấm cho cả mái nhà trong những năm tháng có sự hiện diện của tôi. Cả bố và mẹ đều kỳ vọng tôi phát triển bình thường như bao đứa trẻ khác.

“Niềm tự hào của bố”, câu nói này văng vẳng bên tôi ngay từ nhỏ. Ðến bây giờ, tôi không biết được sao bố gọi tôi là niềm tự hào khi tôi chỉ là cậu con trai bé bỏng chưa làm được gì lớn lao. Thậm chí, còn hay mè nheo với chị khiến bố mẹ phải đau đầu giải quyết. Nhưng có lẽ sự có mặt của tôi cũng là niềm vui lớn đối với chị gái. Chị hơn tôi 4 tuổi và có vẻ nghiêm khắc. Tôi và chị là những đứa trẻ con đầy mâu thuẫn và bảo thủ để rồi đôi lần giận dỗi bố mẹ phải làm hòa. Thế nhưng, gia đình tôi quả rất lạ lùng. Bố chiều tôi hết lòng nhưng rất nghiêm khắc với chị. Tôi tỏ ra thích thú với “quy luật ngầm” này của bố. Ông chiều tôi tất cả mọi thứ thế nhưng chẳng bao giờ tâm sự hay dạy bảo con cái.

Thế nhưng chị chẳng bao giờ giận dỗi hay quát mắng tôi mà xem tôi như “báu vật” bên cạnh và thường xuyên chia sẻ những miếng bánh, đồ chơi nhỏ xinh. Vẫn nhớ như in một lần cùng chị đi chơi đầu con hẻm nhỏ, chẳng hiểu thế nào tôi lại đi lạc vào đám bạn đông đúc, còn chị mải nhảy dây với đám bạn thân thiết. Khi nhìn lại không thấy tôi đâu, chị bật khóc và nháo nhào đi tìm để rồi khi thấy bóng dáng cậu em nhỏ nhắn, chị như òa khóc và ôm chặt lấy tôi trong vòng tay bé nhỏ. Chị còn dặn rằng: “Không được mách với bố mẹ biết chưa, bố sẽ đánh chị đấy”. Thỉnh thoảng, tôi lại lấy chuyện này ra “hù dọa” chị để được đi chơi cùng đám nhỏ gần nhà mỗi lần bố mẹ đi vắng.

Chị đẹp với vóc dáng của một cô gái được mẹ dạy dỗ khá kỹ lưỡng về cách đi đứng, ăn mặc, chải tóc. Cứ mỗi bữa ăn gia đình, chị lại mời bố mẹ rất ngoan ngoãn còn tôi chỉ bập bẹ học theo một vài điều. Có chị bên cạnh, cuộc sống bé thơ của tôi ý nghĩa với nhiều trò thú vị và tích cực. Nhờ chị, tôi bớt cô đơn trong những ngày đông Hà Nội hay cảm thấy mát lành hơn trong cái nóng của mùa hè oi bức, bởi chị là chị và yêu tôi vô điều kiện.

Ðúng là cuộc đời sắp xếp tôi vào gia đình như một định mệnh lớn chẳng thể nào lý giải được. Một gia đình yên bình với đủ đầy bố mẹ, con cái bất ngờ có thêm thành viên nhí. Những ngày đông lạnh lẽo Hà Nội, vẫn không khí quây quần bên gia đình cùng hơi ấm từ bố mẹ khiến tôi lớn lên thật hạnh phúc. Nhớ như in những đêm đông ấy, bố mẹ cuộn tròn tôi vào trong chăn rồi ôm thật chặt để sưởi ấm cho cậu con trai bé bỏng. Cuộn mình trong hơi ấm của cha, trong tiếng hát ngọt ngào của mẹ, gia đình như một cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn cậu bé bé nhỏ như tôi những năm tháng đầu đời.

ĐỌC THỬ

Hà Nội lạnh lẽo vào những ngày đông, từng đám người vẫn lác đác ngoài phố mua sắm một vài thứ chuẩn bị cho những ngày cuối tuần sum họp.

Con trai mẹ đang nhìn gì đấy?

Tiếng của mẹ làm tôi giật mình khi đang mải ngắm nhìn cơn mưa giăng xuống.

Dạ con nhìn mưa.

Vậy đó, ngay từ nhỏ, những cơn mưa Hà Nội cùng sự hối hả của con người khiến cậu bé như tôi thổn thức và thích được ngắm nhìn.

Những ngày đông Hà Nội lạnh lẽo bao nhiêu, mùa hè lại trở thành “cơn ác mộng” đối với tôi. Nóng ran và khó chịu, bụi đường và khói xe bốc lên khiến tôi thấy khó chịu. Vào những ngày nóng, đêm đêm mẹ lại quạt cho tôi và chị ngủ thật ngon giấc. Thế nhưng giữa cái nóng nực của Hà Nội, thỉnh thoảng tôi lại thức giấc và khóc nhè khiến bố và mẹ cứ mãi dỗ dành những lời yêu thương.

Mái ấm bé nhỏ của gia đình tôi thật trọn vẹn khi tôi còn là bé trai khỏe mạnh. Thỉnh thoảng, người thân hay gia đình cô chú muốn đưa tôi về chơi vài ngày, song bố mẹ không bao giờ đồng ý vì muốn tôi ở cạnh và những yêu thương họ dành cho tôi chưa bao giờ là đủ.

Bố mẹ lặng lẽ chỉ bảo chị em tôi hàng ngày khôn lớn. Nhưng lạ thay, cả gia đình tôi không ai yêu thích ca hát. Chỉ có tôi bị những ca từ người lớn, lãng mạn thu hút. Một cậu bé con lại thích ca khúc Trống vắng mà ca sỹ Phương Thanh hát với những ca từ buồn thảm có phần não nề.

“Ngồi nhìn chiếc lá rụng rơi theo cội nguồn

Lá rơi… lá rơi…

Rồi khi anh đến dịu êm trong cuộc đời

Nhớ thêm… nhớ thêm…

Giờ đây sao trống vắng nhớ anh em buồn

Buồn? Vì ai?

Vì sao tôi bỗng thấy nỗi cô đơn trong lòng

Ai? Vì ai?

Những lúc gặp nhau anh đâu nào có biết

Có những hờn ghen nhỏ nhoi

Tiếc nuối làm chi yêu thương và dĩ vãng

Thà rằng anh nói tiếng chia tay

Thà đừng biết đến để em không buồn đau

Thà đừng biết đến làm chi!

Trống vắng chiều nay dâng trong lòng em

Tình em còn đây còn trong nồng say

Và em ngồi đây chờ ai, đợi ai”.

Những ca từ nhiều nỗi đau và tâm trạng ấy đi theo tuổi thơ tôi những ngày còn thơ dại. Ngày nào cũng thế, tôi ngồi ngân nga Trống vắng và chẳng hiểu mình đang nghĩ hay cần điều gì.

Sao con cứ hát bài người lớn vậy Hiếu?

Thắc mắc của bố luôn chỉ nhận được điệu cười khúc khích từ tôi cùng cảm giác rằng, sau này tôi sẽ thành công và nổi tiếng. Ðầu óc của một đứa trẻ con trong tôi luôn giữ mãi suy nghĩ ấy, ngây thơ và bồng bột.

Tôi bị cuốn hút bởi những người bạn trong ngõ nhỏ đối diện nhà tôi giữa lòng Hà Nội thay vì hàng xóm quanh nhà vẫn thường sang bắt chuyện với bố mẹ. Ở đó, là cả một thế giới tuổi thơ rộng lớn bao trùm lấy những đứa trẻ chúng tôi. Ném lon, nhảy dây, đá bóng chơi đồ hàng…, những trò chơi quen thuộc thuở ấy đến nay tôi vẫn còn nhớ như in.

Trò tôi thích chơi nhất là ném lon. Dùng dép chính mình ném cái lon đó. Người trông dép phải khi nhặt được lon về vị trí cũ thì mới được bắt. Khi dép mất phải chạy lên lấy dẹp lại. Hàng ngày, tôi được vào chơi trong con ngõ cùng các bạn từ 6 giờ 30 và đúng 9 giờ tối lại ngoan ngoãn về nhà không cần ai nhắc nhở. “Cuộc chơi” của những đứa trẻ diễn ra đều đặn, ngắn ngủi song vẫn thấy ý nghĩa và tràn ngập những tiếng cười.

Tôi chơi thân với 2 người bạn nam trong xóm và cả 2 đều trẻ con, nóng tính và rất hay cãi nhau. Vì thế, khi cần quyết định đều hỏi ý kiến của tôi. Bất giác, một đứa trẻ điềm tĩnh như tôi trở thành đại sứ giảng hòa cho hai thằng bạn. Tôi luôn thấy mình đúng trong những cuộc trang cãi. Ðã quá lâu không gặp nhau, nhưng tôi nhớ rằng, cả ba chúng tôi có xu hương chơi khá nữ tính, khóc nhè và mách mẹ thỉnh thoảng lại là “món quà tinh thần” cho những người thắng cuộc. Ðến bây giờ, tôi thấy được rằng, chỉ một người trong bộ ba chúng tôi là nam giới, còn một người bạn nam nữa cũng là người đồng tính và có cuộc sống khá bình dị tại Hà Nội. Liệu những trò chơi thuở nhỏ đã tác động để biến tôi thành cô gái như hôm nay?

Tôi bước vào những năm học mẫu giáo nhẹ nhàng và đơn giản, không những buổi quấy khóc bố mẹ hay thầy cô. Vẫn nhớ như in lời cô giáo kể, khi ấy, có bạn gái nhỏ gần nhà rất thích ngồi cạnh vì tôi khá đẹp trai và xinh xắn. Thậm chí, bạn ấy cấu rách tay một bạn nữ khác để ngồi cạnh cậu bé như tôi. Ðến nay khi cô giáo kể lại, tôi vẫn cười khúc khích e thẹn. Có lẽ, trời ban cho tôi vẻ bề ngoài bảnh bao, thư sinh ngay từ nhỏ như ước vọng của bố và niềm tin của mẹ. Ký ức những ngày ấy quá lâu khiến tôi không nhớ được nhiều, song tôi nghĩ khi đó mình ngoan ngoãn nên dễ dàng nghe lời bố mẹ, cô giáo. Phải chăng, những cơn phẫu thuật chuyển giới đã lấy đi phần nào của tôi ký ức.

Tôi có hai người em họ đều là con gái tên Hồng Hạnh và Hồng Nhung. Khi đó, dù còn rất bé nhưng tôi cứ nghĩ chúng tôi là bộ ba xinh đẹp trong trường mẫu giáo. Chúng tôi luôn chơi và đi cạnh nhau những lúc giải lao sau giờ học. Hồng Hoa, cái tên bố mẹ dự định đặt cho tôi sau đó đã không còn cơ hội để thực hiện. Nhưng khi chơi với nhau, tôi tự nhủ Hồng Hoa là tên mình và rồi xưng hô cùng hai đứa bạn thân như thế. Những giờ giải lao, tôi với Hồng Hạnh và Hồng Nhung thường xuyên cạnh nhau chia sẻ đồ chơi và chẳng cho bất cứ một ai xen vào giữa cuộc vui của cả ba. Hồng Hạnh có gương mặt bầu bĩnh cùng nụ cười tươi luôn được cô giáo yêu thương hết mực vì ngoan ngoãn. Còn Hồng Nhung lại quậy phá hơn chút xíu những vẫn đằm tính và hiền lành. Chỉ có tôi, chơi vơi giữa những tính cách và trò chơi khác biệt.

Khi ấy, cậu bé Ngọc Hiếu trải qua thời gian êm đềm, nhẹ nhàng nhất trong vòng tay yêu thương của cô giáo trường mầm non. Những buổi bố đưa tôi đi học hay mẹ dẫn dắt đi chơi trở thành hồi ức hiếm hoi tôi còn nhớ lại. Những ngày đi học, tôi được bố cưng chiều hơn trước rất nhiều. Thỉnh thoảng ông lại bảo tôi hát cho ông nghe những ca từ học được trên lớp và rồi ngồi khen tấm tắc vì cái giọng khá cao của con trai. Gương mặt bố rạng rỡ hơn hẳn khi tôi càng lớn và đẹp trai, ngoan ngoãn.

Thích hát hò ngay từ nhỏ nhưng dường như khi ấy chưa một lần tôi bước lên sân khấu cầm mic trước mọi người. Chỉ đến khi bước vào lớp 1 trường Tiểu học Thịnh Hào – Hà Nội, tôi bắt đầu thấy mình hát rất hay và nghiễm nhiên trở thành cây văn nghệ của trường. Trong 5 năm cấp 1, tôi được giáo viên thanh nhạc và Ban giám hiệu nhà trường yêu thích nhất. Chính giọng hát cùng gương mặt ưa nhìn, lễ phép và ngoan ngoãn, tôi thường xuyên được hát ở lễ chào cờ và dạy bài mới cho các bạn.

Tôi vẫn còn nhớ như in những ca từ trong bài hát Chú bộ đội và cơn mưa, ca khúc lần đầu tôi đứng trước đám đông để thể hiện trong buổi lễ chào cờ đầu tuần:

“Chú bộ đội ở trên điểm tựa

Gặp cơn mưa rơi xuống bất ngờ

Mưa vây quanh như là lũ trẻ

Chú mỉm cười ngỡ thành trẻ thơ

Mưa đang hát, mưa đang reo

Tiếng mưa rơi rộn ràng nhịp nhàng như đang múa

Mưa đang bay, mưa đang lượn

Chú bộ đội mỉm cười cất tiếng hát cùng mưa”.

Nhiều bạn bè cảm thấy sợ sệt trong những lần đầu bước lên sân khấu, tôi lại khá tự tin và mạnh dạn. Lần đầu bước lên sân khấu cũng là khi khả năng của tôi được thầy cô phát hiện. Ít ai nghĩ rằng tôi có thể ngân nga và hát ca khúc trọn vẹn, hoàn chỉnh và giàu cảm xúc đến như thế. Từ đó, sinh hoạt hè hay tất cả các điểm thầy cô đều đưa tôi đi hát bằng thái độ thương yêu và hân hoan. Thế nhưng, sau 5 năm học cấp 1, một số bạn bè chọn học hát và nhiều người khuyên tôi đi học nhưng tôi lại muốn như một học sinh bình thường. Khi ấy, tôi cũng hơi hơi ỷ lại vào khả năng của mình dù vẫn yêu ca hát. Ðặc biệt hơn tôi chả bao giờ nghĩ mình là nam ca sỹ mà chỉ là hát cho vui, cho thỏa niềm yêu thích trẻ nhỏ.

Ngày xưa đi hát karaoke không có phòng riêng như bây giờ mà đến nơi con phố karaoke với rất nhiều người lạ. Tôi hồi hộp đợi đến lượt mình và ngân nga Trống vắng của chị Phương Thanh cùng Hãy tha thứ cho em của chị Mỹ Tâm. Cách chọn bài hát của tôi cùng chất giọng khiến người xung quanh trầm trồ khen ngợi. Như một thói quen, sau khi hát xong mọi người lại vỗ tay khích lệ khiến tôi nghĩ mình… nổi tiếng. Suy nghĩ của một cậu bé tuổi ăn học được bố mẹ ủng hộ hết mình. Khi ấy, chị gái cũng là “khán giả” nhiệt tình cổ vũ tôi trong những buổi hát hò, mua vui khán giả. Từ đó, bố mẹ chẳng bao giờ phàn nàn việc tôi hát một ca khúc của người lớn hay trẻ con. Chỉ mỗi lần tôi cất giọng, gia đình lại tấm tắc khen và cổ vũ.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button