Văn học trong nước

Hoa Trinh Nữ

hoa-trinh-nu-tham-the-ha1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Thầm Thệ Hà

Download sách Hoa Trinh Nữ ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  VĂN HỌC TRONG NƯỚC

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                 Download

Định dạng MOBI                 Download

Định dạng PDF                    Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Người viết văn thành danh trước khi đất nước bị chia cắt, sau sự hụt hẩn về những đổi thay của chánh trị và văn nghệ mà cầm bút lại sớm nhất và viết với chủ đề mang tính cách xây dựng là Thẩm Thệ Hà. Cùng thời với Hoa Trinh Nữ người khác viết Rừng Thẳm Bể Khơi, Tiếng Suối Sao Leng… đầy rẫy cảnh trai gái tình tứ nhạy cảm thì Thẩm Thệ Hà chọn đề tài nói lên điều xấu của giới trẻ trong trường nội trú: tình cảm đồng phái tính. Ông dùng tệ trạng đó làm nền để nói điều cần nói là phải chửa lại cái tâm lý tình cảm lệch lạc khiến thành vô cảm của những người trẻ nầy, hướng dẫn họ đi vào con đường ích lợi cho xã hội. Thời đó những nhóm nữ sinh CTY, YTC bắt cặp với nhau đã thành bệnh, tiếng nói nhẹ nhàng của Hoa Trinh Nữ có thể coi là một trong những nguyên nhân làm xẹp đi phong trào nầy.

Nga, Linh, Dung liến thoắng chạy đuổi nhau trên bãi cát. Những mái tóc rủ ngược chiều gió, bay phất phới như những cuộn mây huyền. Những tiếng cười vui vẻ hồn nhiên vang lên, hòa trong cơn gió lộng của bể chiều.

Trên bãi cát trắng phao, từng đám học sinh tản mác khắp đó đây. Trời đẹp. Gió bể ào ạt. Sóng bể tung bọt trắng lên bãi cát. Mặt bể cuồn cuộn, những khối nước dồn ép nhau, đuổi bắt nhau, hò hét reo cười…

Nga đang chạy, bỗng một làn sóng đánh tạt vào bãi. Những làn bọt bắn tung tóe vào người nàng. Nga hốt hoảng chạy lên một khoảng xa mới dừng lại thở dốc. Linh, Dung cũng vừa chạy đến, cả ba thiếu nữ ngồi bệt xuống cát, hai chân duỗi thẳng ra.

Nghe tiếng cười khúc khích phía sau lưng, Dung ngoảnh lại thấy mấy anh học sinh đang đá bóng, có vài anh nhìn về phía nàng và hai bạn ngồi, nụ cười vẫn còn nở trên môi. Biết họ chế riểu bọn mình vì cử chỉ hốt hoảng của Nga lúc nãy, Dung bẽn lẽn, bảo Nga:

– Tại Nga đấy nhé!

Nga quay nhìn bạn, ngơ ngác:

– Con quĩ, sao lại tại Nga?

– Thì tại Nga nên bọn họ đang cười mình đấy.

Nga nghe tiếng cười vẫn còn vang lại từ phía sau lưng, nàng quắc mắt nhìn lại thì bỗng một loạt cười rộ lên. Nhưng lần này không phải họ cười bọn Nga nữa mà họ cười một cầu tướng đội banh tài đến nổi để quả banh rớt ngay vào sóng mũi làm cậu ta xiểng niểng. Bọn Nga được dịp trả thù, lại cười to hơn. Nga chu miệng, nheo nheo mắt nhìn chàng cầu tướng đáng thương hại kia đang lấm lét nhìn về phía nàng. Dung kéo tay Nga, nói khẽ:

– Nga biết ai đấy không?

– Anh chàng đóng vai Lý Toét đi chợ Tết trong buổi diễn kịch đêm qua chớ gì. Linh lại hỏi:

– Nhưng anh ta là ai, Nga biết không?

– Cần gì biết? Biết anh ta là Lý Toét cũng đủ rồi.

Dung che miệng cười:

– Coi vậy mà anh ta không Lý Toét đâu nhé. Anh ta là một thể thao gia đấy.

Nga lại chu miệng nheo nheo mắt:

– À à, thể thao gia cái điệu bể mũi ấy, chắc là không hay rồi. Hình như anh ta ở đội sáu thì phải.

Linh thách:

– Đố chị dám thử coi tài anh ta tới đâu.

– Sao lại không? Để rồi mấy chị coi…

Vừa lúc ấy có tiếng còi vẳng lại, Dung nhìn quanh, thấy trong mỗi tốp đều có một người tách ra, hướng về phía trại. Dung vội bảo Nga:

– Tiếng còi tập họp đội trưởng đấy. Nga mau lên họp đi, rồi xuống cho hay có tin gì lạ không.

Nga vội đứng lên, đi nhanh về phía trại, vì Nga là đội trưởng nhất. Đây là một cuộc đi du lịch tập thể của các hiệu đoàn học sinh các trường trung học công và tư. Đến Long Hải họ tìm nơi cắm trại gần bãi biển, rồi tổ chức thành nhiều đội, mỗi đội có một đội trưởng để liên lạc với ban tổ chức và hướng dẫn sinh hoạt của đội mình. Nga, Linh, Dung đều là nữ sinh Gia Long, được sắp chung vào đội nhất và Nga được cử làm đội trưởng.

Khi Nga đi rồi, Dung nói với Linh:

– Chắc phiên họp này sẽ bàn về cuộc biểu diễn văn nghệ đêm nay cho thêm phần long trọng, vì hình như có mấy giáo sư vừa mới đến để chung vui với chúng ta.

Linh vui vẻ:

– Thú nhỉ! Chị có biết các giáo sư nào đấy không?

– Dung chưa rõ, nhưng hình như các giáo sư ấy đại diện cho Nghiệp đoàn giáo học tư thục thì phải. Đêm nay thế nào ban tổ chức cũng giới thiệu, chúng mình thế nào cũng rõ.

– Không chừng họ cũng dự vào cuộc biểu diễn văn nghệ với chúng mình, chị nhĩ?

– Dung cũng nghĩ thế.

Linh đưa ngón tay vẽ một vòng tròn trước mặt, cử chỉ đặc biệt của Linh khi nàng đang vui sướng hoặc đang nghĩ đến một điều gì vui. Nàng bỗng chép miệng lo ngại:

– Đêm qua đội mình biểu diễn “ẹ” quá! Đội nào cũng có những vũ khúc mới lạ những vở kịch

ý nghĩa chỉ đội mình chuyên môn hợp xướng không ra hồn gì cả.

Dung phản đối:

– Sao lại không ra hồn? Phải có hợp xướng, dạ hội mới thêm tưng bừng chứ.

– Linh có chỉ trích hợp xướng đâu, nhưng cái lối hợp xướng năm giọng của mình nghe làm sao ấy!


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button