Văn học trong nước

Hoa Lưu Ly Không Về

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Từ Kế Tường

Download sách Hoa Lưu Ly Không Về ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : VĂN HỌC TRONG NƯỚC

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                      Download

Định dạng MOBI                      Download

Định dạng PDF                         Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Xóm Đáy trên bờ sông. Đây là một khu dân cư tứ xứ xiêu dạt về lập nghiệp từ lâu đời. Họ từ miền Trung xa xôi vào, từ tận cùng đất nước đến, ở những tĩnh kề bên do điều kiện khắc nghiệt của ruộng đồng, nhất là những vùng biển, những năm mùa màng thất bát, vợ chồng con cái đùm túm nhau trên một chiếc ghe tìm đến, họp với số người địa phương làm nên xóm Đáy. Như tên gọi của nó, hầu hết người dân ở đây có nghề truyền thống sông nước, đó là những miệng đáy ở các cửa sông, cửa biển. Có những người nghèo khổ phất lên giàu có, nhưng cũng có những người dầm mưa dãi nắng suốt đời ngày qua đời khác vẫn cơ cực.
Từ một chú bé ngơ ngác như con gà trống choai vừa rời khỏi lớp 9 ở trường huyện, Thẩm vào lớp 10 Nguyễn Đình Chiểu Mỹ Tho và giờ đây anh đã là một thanh niên sắp thi tốt nghiệp phổ thông cấp III. Thẩm đã hoà nhập vào xóm Đáy như một dân cư chính cống của khu vực này. Người ở xóm Đáy đều quen anh, Thẩm có nhiều bạn, có những vui buồn, những kỷ niệm suốt bao mùa mưa nắng. Cả những tiếng sống của con sông Tiền trên dòng chảy đổ ra cửa biển cũng gắn liền với tâm hồn Thẩm trong từng con nước lớn, nước ròng.

– Anh Thẩm ơi làm gì trên gác đó, xuống ăn cơm.

Tiếng gọi quen thuộc của Thoi Tơ từ dưới nhà vọng lên kéo Thẩm về với buổi trưa của xóm Đáy. Nước của con sông Tiền đang lớn, Thẩm nhìn ra cửa sổ thấy những con sóng bạc đầu xô đẩy nhau ngoài khơi xa, nắng chiều nhấp nháy trên mặt sông, chỗ có màu nước xanh biếc bên kia bờ. Như mọi ngày, dòng chảy của con sông Tiền vẫn theo bên bồi bên lở. Thoi Tơ có lần đã đố Thẩm tìm ra một câu ca dao nói về dòng sông bên bồi bên lở. May quá, ngày nhỏ Thẩm đã ngủ trên võng trưa với những câu ru của mẹ anh, những câu hát ru ngọt ngào, đầy âm điệu dân gian mộc mạc đó như một thứ mật ngọt, tắm đẫm trong tâm hồn trí nhớ Thẩm nên anh đã thắng Thoi Tơ và cô bé thua cuộc đã đãi Thẩm một chầu kem Duyên Thắm.

– Anh học bài hay… thả hồn qua cồn Tân Long mà không nghe em gọi xuống ăn cơm?

Thoi Tơ lên gác, cô đứng đầu cầu thang nhinThẩm trách móc, đôi mắt của Thoi Tơ khi hờn trách thì mở to, có đuôi dài, ánh mắt vừa có vẻ tức bực, vừa có vẻ buồn bã, cam chịu khiến Thẩm cũng vừa thấy tức cười, vừa cảm thấy mềm lòng.

– Chà, hôm nay Thoi Tơ mặc chiếc áo màu tím đẹp quá, làm cho căn gác của anh sáng hẳn lên.

Thoi Tơ ngượng ngùng, chống chế:

– Đúng đấy, anh nhắc em mới nhớ. Căn gác của anh phải được dọn dẹp, tẩy uế mới được. Kinh khủng quá. Ở chỗ chật chội, đầy sách vở, bụi bặm như thế này không hiểu sao anh học bài được. Không phải màu áo tím của em sáng căn gác u tối này mà phải rọi vào đó tia cực tím để giết vi trùng.

– Thôi đủ rồi, hạ anh vừa vừa thôi cô bé. Hôm nay chỉ có anh và em ăn cơm sao, Thoi Tơ?

– Chứ còn ai vô đây nữa, ba má em đi canh đáy từ đêm hôm qua rồi.

– Hôm nào em thử mời “kép” của em tới ăn cơm và ra mắt anh luôn thể được không? Thẩm đùa.

Lập tức Thoi Tơ chộp ngay cây chổi lông gà trên bàn học của Thẩm rượt anh chạy vòng vòng căn gác. Nhưng Thẩm nhanh chân hơn, anh chạy cách Thoi Tơ một khoảng vừa đủ để cho cây chổi lông gà ngắn ngủn của cô gái… quất vào không khí. Thẩm phóng luôn xuống nhà, trong lúc Thoi Tơ đứng ở chân cầu thang phụng phịu trách móc:

– Bộ anh không đùa, không ăn nói bậy bạ thì ngủ không “ngon”, ăn không “yên” sao?

Thẩm cười:

– Đúng là ăn không “yên” rồi. Nè cô bé, người ta thường nói “trời đánh còn tránh bữa ăn”, còn em thì rượt anh chạy có cờ trước bữa ăn thì tội ấy xử ra sao?
– Quỷ bắt anh cho rồi.

Thoi Tơ ném cây chổi lông gà và đi dọn cơm. Thẩm ngồi nhìn Thoi Tơ bưng từng món ăn lên bày trên mặt bàn tròn. Cái bàn cũ kỹ này hình như có từ cái năm Thẩm tới ở trọ, bây giờ cái chân xếp nó lung lay, Thẩm định đóng đinh, gá lại cho chắc chắn mà cứ quên mãi.

– Ăn cơm xong, nhớ nhắc anh sửa lại cái chân bàn ăn, nhỏ?

– Để nó sụm bà chè rồi mua cái bàn mới luôn cho tiện – Thoi Tơ lườm.

– Sao em xài sang thế?

– Thôi, anh ăn cơm đi.

Thoi Tơ đẩy chén cơm về phía Thẩm. Cô bé cũng bưng chén cơm lên ăn nhỏ nhẹ như một con mèo. Thẩm nhìn thấy ở trên trán Thoi Tơ lấm tấm mấy giọt mồ hôi. Vừa từ bếp ra nên gương mặt Thoi Tơ đỏ ửng. Cô bé không có nước da trắng một cách tiểu thơ như con gái trong thị xã, nhưng da mặt Thoi Tơ mịn, đậm đà như con gái xứ biển.

– Thoi Tơ năm nay mấy tuổi nhỉ? – Thẩm nhã hạt sạn trong cơm hỏi.

– Xì, đang ăn cơm lại đi hỏi tuổi người ta, anh làm như hỏi tuổi con nít không bằng – Thoi tơ cự nự.

Thẩm cười:

– Chứ Thoi Tơ đòi lớn với ai?


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button