Văn học trong nước

Hoa Hồng Để Làm Gì?

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Hà Đình Nguyên

Download sách Hoa Hồng Để Làm Gì ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : VĂN HỌC TRONG NƯỚC

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                      Download

Định dạng MOBI                      Download

Định dạng PDF                         Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Tôi ít khi uống rượu, dù thời buổi bây giờ “say xỉn” đã tràn vào tận những ký túc xá sinh viên. Nhưng chiều nay tôi không thể từ chối lời mời của thằng Bình được. Nó mới từ Pháp về.

Bình không phải là “Việt kiều” mà là dân “du học tự túc”. Nó thực sự có một mùa hè đúng nghĩa trong khi tụi tôi, những thằng cùng lớp với nó từ hồi học năm thứ nhất đến giờ, sắp sửa ra trường rồi mà vẫn lui cui, tất bật tranh thủ “làm thêm” trong mùa hè. Ai thì không biết chứ tôi thì không dám tiêu hoang một cắc bạc, nói gì “nhậu nhẹt”. Hè năm nào cũng thế, tôi ở lì lại ký túc xá để đến cái địa chỉ quen thuộc đăng ký thuê xe xích lô, tranh thủ kiếm tiền để dành chi phí cho năm học tới. Chiều nay, Bình tới rủ tôi và Phước đi nhậu mừng hội ngộ. Nó cũng chưa làm gì ra tiền. Ba thằng không dám vào những nhà hàng sang trọng mà ngồi nhậu bên lề đường với những món rất bình dân.

– Mấy cậu mua đậu phộng nhậu chơi không?

Tôi điếng hồn ngỡ gặp má tôi. Cũng dáng dấp ấy, cũng đôi quang gánh tảo tần… Giờ này, chắc má tôi cũng đang lê bước trên những đường phố ở Biên Hòa, cũng cất tiếng rao có khi khản giọng: “Ai chè xôi nước đây…”. Tôi mua hai gói đậu phộng, ăn nghe đắng ngắt. Má ơi!

– Mua giùm em cây kẹo kéo đi anh Hai!

Lại một cô gái chỉ nhỏ hơn tôi vài tuổi mời mọc. Ngoài lề đường, một cô gái khác đang đứng dựa vào chiếc xe đạp có gắn hai chiếc loa nhỏ đang phát nhạc, cô ấy chờ “tín hiệu” từ cô bạn đang “tiếp thị”. Phước nói:

– Bán cho tụi anh 3 cây.

Tôi cà khịa:

– Độ này tao thấy mày hay mua kẹo kéo lắm đó Phước. Bộ… mày thương con nhỏ đó hả? Để lần khác đi, đang nhậu mà ăn kẹo kéo nỗi gì?

Phước đăm mắt nhìn tôi với đôi mắt đỏ quạch rồi… bật khóc như con nít:

– Ừ, tao thương mấy con nhỏ đó lắm! Tụi nó là đồng hương với tao, xô dạt từ miền Trung vào. Dù tụi bây không thích ăn kẹo kéo cũng ráng mua cho tụi nó một vài cây, bởi vì nếu không bám vào cái nghề lương thiện này để tồn tại thì tụi nó đã đi làm “nghề khác” từ lâu rồi…

Phước gục xuống bàn khóc rưng rức. Cả tôi lẫn Bình đều bàng hoàng.
Hương bảo:

– Chiều nay đón Hương ở thư viện nha, có chuyện muốn nói…

Tôi thoái thác:

– Chiều nay anh bận học tin học ở Trung tâm X…

Chẳng có Trung tâm X hay Y nào cả, tôi nói dối Hương bởi tôi còn phải… đạp xích lô!

Mười giờ đêm, một lão bụng phệ từ nhà hàng đi ra, miệng còn ngậm tăm. Lão đi chân nam đá chân xiêu, ngoắc tôi:

– Xích lô!

Tôi tấp xe vào, chưa kịp dừng, lão đã hô:

– Chạy!

Chạy đi đâu? Tôi toan hỏi thì lão đã ngửa đầu lên thành nệm ngủ khì, cây tăm tiệt trùng còn cắm giữa miệng như muốn chứng tỏ chủ nhân của nó mới… từ nhà hàng bước ra. Tôi muốn hất cho lão một cú xuống lề đường nhưng nghĩ cuốc xe cuối đêm có thể “gánh” cho tôi được cả tuần nên nén lại, vỗ vai vị khách quý:

– Chú ơi! Chú về đâu?

Vẫn nhắm mắt, lão mò hết túi trên đến túi dưới, cuối cùng lão đưa cho tôi một tấm cạc-vi-dít:

– Tới địa chỉ nhà riêng.

Quái quỷ thật! Tôi phải dừng xe dưới cột đèn để đọc tấm cạc. Dẫu sao, có cái nơi để mà “trút của nợ” còn hơn là phải chở “nó” đi lông bông suốt đêm.
Đó là một ngôi biệt thự sang trọng. Tôi bấm chuông. Một đứa con gái bước ra mở cổng:

– Ủa, anh Thắng… Sao biết nhà Hương ở đây mà đến?… Trời ơi! Ba của Hương sao vậy nè, anh Thắng?

Đêm. Tôi đạp xe về, nghe buồn hơn bao giờ…
“Má bị đụng xe, anh Hai về gấp!”. Bức điện tín chỉ vỏn vẹn có thế mà tôi như ngồi trên lửa. Phước mượn xe Honda của thằng bạn cùng lớp chở tôi về nhà. Đoạn đường chỉ 30 km mà như dài vô tận. Ngồi sau Phước, tôi cứ nghĩ lan man. Không biết con Thư, thằng Thoại có biết chạy quanh hàng xóm mượn tiền để lo cho má không? Má đang nằm bệnh viện nào? Thương tích có trầm trọng lắm không?

Tôi bước không nổi nữa khi thấy một hình nhân phủ vải trắng đặt giữa căn nhà lá trống hoác. Mọi người đang chộn rộn. Tôi không tin, không muốn bước vào nhà. Phước siết mạnh tay tôi: “Bình tĩnh nghe Thắng!”. Con Thư bận bộ đồ vải sô trắng, đầu quấn khăn tang chạy ào ra ôm chầm lấy tôi:

– Má bỏ anh em mình rồi, anh Hai ơi!

Tôi khuỵu hẳn. Phước gỡ con Thư ra, dỗ dành:

– Nín đi Thư, để anh Hai còn lo hậu sự cho bác.

Thư gục luôn vào ngực Phước, khóc vùi:

– Có ai bạc phước như tụi em không anh Phước? Mồ côi cả cha lẫn mẹ.

Có ai đó dìu chúng tôi vào nhà. Thằng Thoại đang ngồi dưới chân má, mím chặt môi mà nước mắt ràn rụa. Đôi vai nó rung lên từng hồi…
Chôn cất má xong, còn lại… nợ và cãi nhau. Ngày má tôi còn sống, anh em tôi đâu phải bận tâm nhiều về cái ăn, cái mặc. Chỉ một đôi quang gánh, má âm thầm bươn chải một mình bao trọn, gọn hơ! Giờ đây, trong ba anh em bắt buộc phải có một người nghỉ học, đi làm để hai người kia được tiếp tục theo học. Là anh cả, đương nhiên tôi phải gánh lấy trách nhiệm này. Con Thư phản ứng quyết liệt khi tôi quyết định không trở lại trường:

– Gắng chút xíu nữa đi anh Hai à, nghỉ học bây giờ đi làm chỉ là lao động phổ thông thôi. Ráng thêm một năm nữa là anh tốt nghiệp rồi. Lúc đó dễ kiếm việc làm thích hợp với chuyên môn của mình, thu nhập cũng khá nữa… Anh cứ lên thành phố đi, mọi việc cứ để em lo…


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button