Văn học trong nước

Hãy Xem Như Là Mơ

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Đỗ Thiền Đăng

Download sách Hãy Xem Như Là Mơ ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : VĂN HỌC TRONG NƯỚC

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                      Download

Định dạng MOBI                      Download

Định dạng PDF                         Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Trong buổi liên hoan lớp cuối năm, “hắn” bốc được thăm với người yêu cầu “mi” lên má “lớp trưởng” – thần tượng của hai mươi đứa con trai trong lớp. Chỉ là một khoảnh khắc rất nhanh nhưng gợi nhiều cảm xúc nơi hắn.

Và những rung động rất dễ thương này đã được Đỗ Thiền Đăng kể lại bằng một giọng văn giản dị nhưng thu hút qua câu truyện “Hãy xem như là mơ” trong tập truyện cùng tên. Bạn đọc tuổi mới lớn có thể tìm thấy ở đây những câu chuyện rất dễ thương khác như: Những chuyện bí mật; Thầy, nó và…; Cổ tích tuổi mới lớn, Học yêu…

Lớp có bốn chục người. Giờ văn học Nhật, không biết từ đâu xuất hiện một cô nhỏ khá xinh ngồi điềm nhiên ghi ghi chép chép. Mười mấy đứa con trai lớp Văn đưa mắt nhìn nhau như dò hỏi: “Của đứa nào đây?”. Nhưng không ai có phản ứng gì cả. Nghĩa là chim trời cá nước đấy, không lo lắng sờ đụng phải “báu vật” của người khác. Vậy là Thuận hí hoáy chép, năm phút sau cho ra một bài thơ và gởi đến cô nhỏ. Bài thơ như vầy:

Không mời sao lại đến đây
Hỡi người con gái ngây ngây mắt buồn
Hợp tan là lẽ vô thường
Mà sao vương vấn nhân duyên thế này?
Thời gian lặng chết trên tay
Biết tìm ai giữa tháng ngày quạnh hiu!

Cô nhỏ hơi ngạc nhiên khi nhận ra mảnh giấy. Đôi mày cô khẽ nhíu lại. Nhưng rồi cô bình thản mở ra đọc, xem như chẳng có gì quan trọng cả. Đọc xong, bất ngờ vì bài thơ khá ngộ nghĩnh, cô nhỏ liếm môi và hít một hơi thật đầy. Rồi, rất khẽ, cô liếc nhìn về phía tác giả… (Trong khi đó, thầy vẫn đang say sưa giảng về vô thường vô ngã trong thơ Haiku). Bắt gặp ánh mắt của cô nhỏ, bất giác Thuận cúi đầu. Rõ ràng là Thuận muốn đùa một chút. Song, với ánh mắt ấy, Thuận không thể đùa được. Bài thơ chứa đầy cảm xúc. Tại sao lúc đó Thuận lại viết hay như vậy, Thuận cũng không hiểu. Ánh mắt của cô ấy, trời ơi, sao mà buồn quá thể!

Về đến nhà trọ, Bính huých tay Thuận, khích:

– Mày mà cua dính con nhỏ đó, tao sẵn sàng nấu cơm hầu hạ mày một tuần!

Thuận cười cười. Thuận vốn không phải là mẫu người hiếu thắng và thích chinh phục. Nhưng nói đi phải nói lại, một tuần nấu cơm không phải là chuyện thường!

Phòng trọ có ba người. Nói là phòng nhưng nó chỉ nhỉnh hơn lỗ mũi một chút. Ba thằng con trai với cái thế giới tối hù ấy rõ ràng là không thoải mái được. Trên bức tường loang lổ dán đầy hình siêu người mẫu cắt ra từ báo thể thao và những câu khẩu hiệu “ba sạch” được viết nắn nót bằng phấn màu. Vậy nhưng dưới nền thì bừa bộn hết sức. Trong góc phía Đông là một chiếc chiếu với mấy cái gối bèo nhèo, không chăn không giường chi cả. Nói chung ngủ dưới nền vừa tiện lại vừa lợi. Cần phải kể thêm là trên chiếu còn vứt lung tung mấy cuốn sách đang đọc dở dang. Và nếu quan sát kỹ thì thấy hình như còn có một cái bàn lùn tịt bị gãy một chân chất đầy sách vở nữa. Còn trong góc phía Tây thì rõ ràng là nhà bếp: ba bốn cái nồi nằm ngổn ngang, cái thì chưa rửa, cái thì đang đựng thức ăn thừa. Ngoài ra, cần phải kể đến một tờ giấy, bé xíu thôi, nhưng cực kỳ quan trọng. Tờ giấy ngà ngà màu khói được dán ngay trên bức tường cạnh bếp lò. Nội dung đại khái như vầy: thứ hai, ba, năm – buổi sáng, Thuận nấu ăn, đi chợ; buổi trưa, chiều, Bính nấu ăn, rửa chén, thứ tư, sáu đi chợ; thứ bảy, chủ nhật – Thiệp…

Nói tóm lại, phòng trọ không lý tưởng lắm, nhưng với ba cậu con trai như vậy thì không còn đòi hỏi gì hơn. Mấy cậu đã dọn đi đến nơi này là nơi thứ tư rồi chứ ít ỏi gì nữa!

Buổi chiều, Bính hay leo ra cây me đằng trước nhà xem thử có trái nào… kịp chua chưa. Lúc nào cũng vậy, hễ thấy Bính trên cây là ngay khung cửa sổ nhà bên lại thò ra một khuôn mặt con gái không đẹp lắm, nhưng dễ coi. Cô bé la toáng lên:

– Anh gì đó ơi, có trái nào chín không cho em với, đừng có ăn một mình xấu lắm nghen!

Không phải cô bé không biết tên Bính. Chẳng qua cố muốn giữ “ấn tượng ban đầu” đấy thôi. Cô bé tên Thơm. Chả trách gì bữa nào đi chợ Bính cũng cho cả phòng ăn thơm mệt nghỉ!

Còn ở gác trên thì có một cô bé nữa đang học Sư phạm. Thỉnh thoảng cô bé lại xuống thăm Thiệp. Cô ta dịu dàng phải biết, lại ra vẻ một bà giáo khó tính với anh học trò khờ khạo là Thiệp nữa. Bao giờ cô cũng chỉ có mỗi một điệp ngữ:

– Trời ơi, lại vắt kiệt sức mình ra mà viết nữa à? Có bịnh gì không? Thôi, đưa quần áo dơ đây giặt cho!

À, quên nói Thiệp vốn là một cây bút khá nổi tiếng trên các chuyên san tuổi học trò. Mấy truyện ngắn của Thiệp khiến cho cô bé phòng trên này mê tít. Trách thì trách vậy thôi, chứ mỗi khi Thiệp viết xong truyện nào cô cũng đòi đưa coi cho bằng được. Có lẽ cô rất tự hào khi được làm độc giả đầu tiên của “nhà văn” T. này, cô cũng còn tự hào vì rằng mình vốn là “nhũ mẫu” của cậu ấy nữa chứ!


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button