Văn học trong nước

Hãy Tìm Tôi Giữa Cánh Đồng

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Đặng Nguyễn Đông Vy

Download sách Hãy Tìm Tôi Giữa Cánh Đồng ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH VĂN HỌC TRONG NƯỚC

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Giới Thiệu

“Nếu một ngày nào đó không tìm thấy tôi giữa chốn đô thị bon chen, bạn hãy đến tìm tôi giữa một cánh đồng…”, Đặng Nguyễn Đông Vy đang tìm kiếm kỷ niệm của riêng mình giữa cánh đồng với những mảnh ghép của một giấc mơ xa.

Đọc truyện của Đông Vy nhiều bạn đọc có thể tìm được tuổi thơ của chính mình trong đó.

Mỗi câu chuyện kể như thước phim quay chậm từ từ hiện ra những hiên nhà, góc vườn, xác ve sầu rỗng, trái mãng cầu, cánh đồng mùa gieo hạt và những thân lúa non bị vùi trong cát sau cơn lũ ngập trắng đồng, làm cô nhớ món ếch om cà bốc hơi nghi ngút dậy mùi thơm ngòn ngọt. Có khi đó là những câu chuyện nhỏ thôi nhưng thấm đẫm tính thiền dù cô chẳng chủ tâm: Đá mọc trong vườn, Hãy luôn mở cửa…

Cô bé trong chuyện cũng lớn dần: từ bé con theo bà mang bánh tét cho các bạn nhỏ nghèo trong núi chiều cuối năm cô trở thành thiếu nữ, bắt đầu yêu và cô cũng có bé con của riêng mình.

 

Bữa Điểm Tâm Bằng Hồ Dán

Tôi còn nhớ đó là một buổi sáng tháng Chạp lành lạnh. Tôi dậy thật sớm, lúc mặt trời vừa ửng lên, khoác áo ấm, giày vớ đủ bộ rồi đĩnh đạc leo hàng rào sang nhà Minh mập. Tôi có hẹn sẽ theo ba nó đi chặt mai.

Ba mẹ Minh kiếm sống bằng cách trồng đủ thứ trên khoảnh đất nhỏ sau vườn: dưa leo, củ kiệu, hành ngò, hoa hồng, hoa cúc… và mang ra chợ bán. Có khi lỗ, có khi lời. Nhưng chặt mai mới là nghề “cha truyền con nối” từ thời ông cố nó. Mỗi năm chỉ được một lần, nhưng nhờ đó mà tới chiều 30 mới kiếm được tiền ăn Tết.

Năm nay, ba Minh bảo sẽ cho nó đi theo để “học nghề”. Tôi phải hứa với Minh là chỉ đi theo cho biết thôi, không được chặt cành nào kẻo ba mẹ nó… mất mối. Vì Tết nào ba tôi cũng mua của nhà Minh mập cành mai to nhất, đẹp nhất và đắt tiền nhất.

Khi tôi thò đầu qua cửa sổ thì thấy ngay Minh mập và đám em út lau chau đang ngồi quây quần bên chiếc bàn gỗ thấp, đứa nào cũng áo trắng, quần soọc xanh, cũ kỹ nhưng thẳng thớm, tinh tươm. Cả bọn chụm đầu quanh một chiếc nồi gang to đen bóng vì ám khói, bên trong chứa đầy… hồ dán. Tôi biết rõ nó là hồ dán. Thời đó chưa có những lọ “keo dán” công nghiệp xinh xinh như bây giờ, mỗi khi tôi có môn thủ công ở trường, ba tôi vẫn lấy bột sắn trong kho ra, cho vào xoong nước, bắc lên bếp rồi khuấy đều tay cho tới lúc chất lỏng trắng đục như sữa kia biến thành một thứ bột sền sệt, dẻo quánh và trong veo. “Đây là hồ dán”- Ba tuyên bố.

Vậy mà bây giờ anh em nhà Minh mập xúm vào nồi, mỗi đứa một chiếc muỗng, hăm hở múc hồ dán chấm vào nước mắm… cho vào miệng ăn ngon lành. Nhìn thấy tôi, Minh mập vui ra mặt: “Ăn sáng không, mày?”. Tôi nhìn đám em nó mặt mũi dính tèm lem thứ chất dẻo trong veo, buột miệng: “Hồ dán làm sao ăn được, ghê thấy mồ”. Minh mập lừ mắt: “Không ăn thì thôi, đồ làm phách!”

May mà nó không giận đến nỗi đuổi tôi về nhà, nhưng suốt buổi chặt mai hôm đó, Minh mập đâm ra lầm lì, chẳng thèm nói với tôi câu nào. Tôi cũng chẳng để ý đến những cành mai xem chúng nhiều hoa hay nhiều nụ, thế đẹp hay không đẹp, vì mãi nghĩ đến món…hồ dán. Thứ bột sắn đó, tôi chỉ thấy bà ngoại trộn với rau băm để cho heo ăn mà thôi.

Chuyện tôi phát ngôn một câu xanh rờn ở nhà Minh mập, không hiểu sao ba mẹ tôi lại biết. Sáng hôm sau thức dậy, tôi thấy mẹ đặt lên bàn ăn một nồi hồ dán còn bốc khói. Ba xoa xoa bàn tay, tỉnh rụi: “Lạnh quá, lạnh quá! Ăn sáng thôi”

Đó là lần đầu tiên trong đời tôi ăn… “hồ dán”, thứ bột sắn lọc pha với nước rồi khuấy lên một cách giản đơn. Ba quấn quanh chiếc đũa, chấm với nước mắm ớt, vừa ăn vừa hít hà. Mẹ múc vào chén, chan nước mắm, vừa ăn vừa cười tủm tỉm. Còn tôi, sau vài phút ngỡ ngàng cũng nếm thử… vì tò mò. Và tôi nhớ mãi… nhớ mãi vị nhạt nhếch của nó.

Buổi sáng hôm ấy, ba nói với tôi rằng không có gì đủ “kỳ cục” để phân biệt người này với người khác. Rằng trên đời này không có gì đủ “kỳ cục” để con người thấy xa lạ với nhau. Buổi sáng hôm ấy, tôi đã học được rất nhiều từ món “hồ dán”, Để rồi lớn lên, khi có dịp đến những vùng đất lạ, tôi có thể thản nhiên ăn những món lạ lùng hơn thế nữa….Minh mập bây giờ là một ông chủ trang trại trẻ chuyên trồng hoa, vẫn đi chặt mai mỗi mùa Tết đến và thỉnh thoảng, vẫn khuấy một nồi hồ dán để ăn. Nó viết thư nói với tôi rằng: “Mình đã lớn lên từ những bữa hồ dán đó”. Tôi biết là cả tôi cũng vậy.

Trận Đòn Mùa Khoai Mỳ

Mùa khoai mì luôn là mùa vui nhất trong năm. Ở quê tôi, nhà nào cũng có vài sào rẫy trồng khoai mì. Những ai không có đất thì đi làm cỏ mì, nhổ mì, gọt mì thuê. Vào mùa thu hoạch, những chiếc xe bò chở lúc lỉu củ mì nối nhau đi trên đường, nhà nào cũng chất vài đống to.

Từ sáng đến chiều, mọi người tập trung quanh đống củ, gọt vỏ bằng những chiếc bào tự tạo hoặc những con dao có kẹp một thanh thép uốn. Bên cạnh đó là chiếc bàn xắt để cắt củ mì thành lát rồi đem phơi.

Tất cả những chuyện vui buồn trên trời dưới đất, chuyện thật, chuyện xạo, chuyện khóc, chuyện cười, đều được kể vào mùa khoai mì, khi mọi người mặc những bộ quần áo xấu xí nhất để không phải tiếc rẻ khi mủ mì dính vào, và ngồi suốt 10 tiếng đồng hồ chỉ với công việc bào vỏ, xắt lát… Tiếng cười nói rổn rảng khắp thôn xóm.

Trẻ con là lực lượng “lao động” đông đúc và ồn ào nhất. Nhưng chỉ gọt được chục củ, hay giỏi lắm thì cũng hai tiếng đồng hồ là mỏi, chúng tôi len lén lỉnh đi chơi…

Một lần, ba tôi nhặt những củ mì bé tí, những mẫu gãy, và bảo: nếu con chịu khó gọt, xắt phơi, bán được bao nhiêu thì ba sẽ cho con phần tiền đó, để bỏ ống heo. Nghĩ đến cơ hội tự kiếm tiền đầu tiên trong đời, tôi thích chí gật đầu.

Từ đó, ngày nào cũng vậy, ngoài giờ học, tôi ngồi lì bên đống khoai mì vụn, chăm chỉ gọt gọt, xắt xắt… Ai thấy một củ mì nho nhỏ đều ném qua cho tôi.

Khi phơi, mọi người thường phơi ngoài sân, ngoài lề đường, còn tôi leo lên mái nhà, trên là nắng, dưới là mái tôn, mì mau khô, lại sạch sẽ… Ba cho phép tôi phơi ở đó với điều kiện đi lại nhẹ nhàng. Sáng phơi lên, chiều gom xuống, sáng mai lại phơi… Vài ba nắng thì khô. Tôi sung sướng nhận ra những lát khoai tí hon của tôi trắng và sạch nhất.

Cuối mùa, mẹ kiếm cho tôi một cái bao tải, chất mì vào và mang đi bán… Nhưng rồi, bao nhiêu hy vọng ấp ủ vỡ vụn khi công sức của tôi chỉ thu được một khoản tiền nhỏ, chẳng đáng là bao… Lần đầu tiên, tôi nhận ra một điều đơn giản là kiếm tiền chẳng dễ dàng gì. Chưa hết, khi mẹ bảo người ta không mua khoai nhỏ để xuất khẩu, hoặc xay bột như tôi tưởng, những lát mì bé xíu của tôi được bán ngay ngoài chợ để… cho heo ăn, tôi càng buồn thúi ruột.

Sau mùa thu hoạch, người ta chọn những thân mì mập mạp, tươi tốt nhất, chặt ra thành từng khúc để làm giống cho mùa sau. Bọn trẻ con thường chọn cây mì có hình chữ L để làm gậy rồi đóng giả người tàn tật, ngửa tay xin ăn như những ông lão hành khất chúng tôi thường nhìn thấy trên đường. Đôi khi, người lớn vẫn cười và còn vặt lá làm tiền bỏ vào nón cho chúng tôi nữa…

 

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button