Văn học trong nước

Góc Nhìn Sử Việt: Tĩnh Đô Vương Và Đoan Nam Vương

tinh do vuong va doan nam vuong sach ebook1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Đang cập nhật

Download sách Góc Nhìn Sử Việt: Tĩnh Đô Vương Và Đoan Nam Vương ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  SÁCH VĂN HỌC TRONG NƯỚC

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.


Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Bạn đọc thân mến!

Lịch sử văn hóa của một dân tộc không phải của riêng cá nhân nào, chính vì vậy, việc bảo tồn, gìn giữ và phát triển lịch sử văn hóa cũng không phải riêng một người nào có thể gánh vác được, nó thuộc về nhận thức chung của toàn xã hội và vai trò của từng nhân tố trong mỗi chặng đường lịch sử. Lịch sử là một khoa học. Lịch sử không phải là việc thống kê sự kiện một cách khô khan rời rạc. Bởi mỗi sự kiện trong tiến trình đó đều có mối liên kết chặt chẽ với nhau bằng sợi dây vô hình xuyên suốt không gian và thời gian tạo nên lịch sử của một dân tộc.

Dân tộc Việt Nam trải hơn một nghìn năm Bắc thuộc, gần trăm năm dưới ách cai trị của thực dân, đế quốc, nhưng con cháu bà Trưng, bà Triệu, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… vẫn kiên trì bền chí, tin tưởng ở quá khứ hào hùng, không ngừng tranh đấu hướng tới tương lai rộng mở vì độc lập tự do của đất nước.

Một dân tộc, một quốc gia muốn trường tồn và phát triển, ngoài việc đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật, điều quan trọng hơn nữa là phải có một nền tảng giáo dục vững chắc. Trong đó, giáo dục về lịch sử và lòng tự hào dân tộc là cần thiết để ghi khắc trong tâm trí các thế hệ, đặc biệt là tầng lớp thanh niên, ý thức về nguồn gốc dân tộc, truyền thống văn hóa và nội lực quốc gia, đồng thời giúp định hình góc nhìn thấu đáo về vai trò của từng giai đoạn, triều đại và nhân vật – dù gây tranh cãi – tạo nên lịch sử đó.

Chính vì những giá trị to lớn đó, vấn đề học tập, tìm hiểu lịch sử nước nhà hiện đang là mối quan tâm hàng đầu của Nhà nước và toàn xã hội. Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Quỹ Phát triển Sử học Việt Nam, Tạp chí Xưa và Nay… và rất nhiều những tổ chức khác đã và đang kiên trì con đường thúc đẩy sự phát triển của nền khoa học lịch sử quốc gia, phổ biến tri thức lịch sử, góp phần giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc tới toàn xã hội.

Đồng hành với mối quan tâm của toàn xã hội, Công ty Cổ phần Sách Alpha – một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất bản, với tôn chỉ “Tri thức là sức mạnh” – đặc biệt quan tâm tới việc góp phần nâng cao hiểu biết của người dân về truyền thống văn hóa lịch sử đất nước.

Theo nhiều kết quả khảo sát, đánh giá nhu cầu của bạn đọc cho thấy, “lỗ hổng lịch sử” ở không ít người trẻ hiện nay hoàn toàn có thể bù lấp một phần dựa trên nhiều nguồn tư liệu, công trình nghiên cứu, sách cổ sách quý hiện đang được các Viện nghiên cứu, các tổ chức, cá nhân lưu giữ. Để chung tay tái hiện một cách rõ nét những mảnh ghép lịch sử dân tộc, Công ty Cổ phần Sách Alpha đã triển khai dự án xuất bản mang tên Góc nhìn sử Việt với mục đích xuất bản lại và xuất bản mới một cách có hệ thống các công trình, tư liệu, sách nghiên cứu, sách văn học có giá trị… về lịch sử, bước đầu hình thành nên Tủ sách Alpha Di sản.

Cuốn sách bạn đang cầm trên tay là một trong những sản phẩm đầu tiên của dự án này.

 

ĐỌC THỬ

Tĩnh đô vương

Đồng thời với Nhật Bản, trong khoảng mấy thế kỷ XVI, XVII và XVIII, nước Việt Nam đã thực hiện một chế độ chính trị mà người ta không thấy ở một nước thứ ba nào nữa trên thế giới, chế độ, chúng ta không thể gọi bằng một tên nào khác là “vua Lê chúa Trịnh”.

Cũng như dân tộc Nhật Bản, người Việt Nam, cùng một lúc, phải thuộc quyền thống trị của hai vị vương giả mà uy quyền đều được công nhận như nhau. Nếu người ta gọi là vua với chúa chỉ là để giúp cho sự phân biệt được dễ dàng.

Cũng như họ, các vua, chúa của chúng ta đều trị vì theo quyền của mạch máu, nghĩa là kế tập từ đời nọ sang đời kia. Và để tránh cho khỏi có sự xung đột trong lúc cầm quyền – là điều kiện cốt yếu của cuộc cộng tác – nhà vua chỉ có một cỗ ngai suông mà nhà chúa mới thật là nơi gửi gắm cái vận mệnh của cả dân tộc.

Tóm lại, trong lúc ở Đông Hải(1) họ Đức Xuyên nấp sau uy quyền của Nhật hoàng mà hiệu lệnh bốn đảo Phù Tang(2), thì trên bán đảo Đông Dương, dòng dõi Trịnh Kiểm và Trịnh Tùng cũng mượn danh nghĩa vua Lê mà làm oai, làm phúc với mười triệu dân Nam Việt.

Có điều khác là khi các nước Đông phương cùng bị đe dọa vì cuộc ngoại xâm của người Âu, Mỹ thì ông chúa sau rốt của Mạc phủ là Đức Xuyên Khánh Hỷ vội vã trả lại chính quyền cho Thiên hoàng để tránh cho dân Nhật một cuộc lưu huyết phi thường. Mà Trịnh Khải và Trịnh Bồng thì vẫn níu chặt lấy cái oai tàn của họ mình, khiến cho Bắc Hà bị điêu linh vì cuộc xâm lấn của tướng Tây Sơn mà cái kết quả khốc liệt là chôn vùi cả nhà Lê lẫn nhà Trịnh. Nhưng ngoài việc “làm mất nước” là một trọng tội mà hình phạt nào cũng không thể đền bù lại được, mười một đời chúa Trịnh có công gì đối với dân tộc Việt Nam không?

Có và rất nhiều.

Về phía Bắc, tuy vẫn có những cuộc vận động yếu ớt của nhà Mạc, nhưng nước Tàu không tìm được cớ gì chính đáng và có đủ can đảm để gây sự với chúng ta, vì một lẽ rất giản dị là binh lực của họ Trịnh rất hùng cường.

Đã vậy, các nước láng giềng về phía Tây Nam như Ai Lao, Bồn Man, Trà Tuyền(3)… hàng năm vẫn phải sai sứ giả mang lễ vật sang triều cống Thăng Long. An Nam nghiễm nhiên là một cường quốc ở phương Đông mà không một dân tộc nào dám khinh nhờn hoặc trêu ghẹo đến.

Về nội trị, cách tổ chức của họ Trịnh rất chu đáo, cho nên đến bây giờ, nhiều làng mạc ở Trung, Bắc Kỳ vẫn không thể bỏ được những luật lệ bắt đầu thi hành từ đời Trịnh Tạc hay Trịnh Cương.

Về văn học thì không bao giờ chúng ta được thịnh vượng như các đời Trịnh Doanh và Trịnh Sâm. Nếu Việt Nam còn được ít nhiều sách sử để khỏi hổ với hai tiếng “quốc học”, chính là nhờ ở những vị chúa thông minh và hiếu học ấy.

Sau rốt, đến việc đào tạo nhân tài thì so với các triều trước, họ Trịnh cũng tỏ ra đặc sắc hơn nhiều. Những nhà chính trị như Nguyễn Văn Giai, Phạm Công Trứ, Nguyễn Công Hãng đều có học thức và sáng kiến chẳng kém gì các lương tướng của Trung Hoa. Về võ bị, Lê Thời Hiến(4), Phạm Đình Trọng và Hoàng Ngũ Phúc đều là những vị thượng tướng, mà thao lược và chiến công sẽ vĩnh viễn lưu truyền với lịch sử.

Tuy nhiên, chính phủ của họ Trịnh sở dĩ được cường thịnh đến cực điểm, cơ chính vẫn là do các chúa nối nhau trị nước đều là những nhà chính trị có biệt tài. Không kể Trịnh Kiểm và Trịnh Tùng là những vị anh hùng đã đặt viên đá đầu tiên cho cái vương nghiệp ở Bắc Hà. Các chúa kế nghiệp về sau như Trịnh Tráng, Trịnh Tạc, Trịnh Căn, Trịnh Cương và Trịnh Doanh, đều có nhãn giới rộng rãi và quan tâm luôn đến cuộc sinh tồn của quốc dân. Là những vị thượng tướng lồng trong những nhà chính trị có thiên tài, các chúa Trịnh này đều biết vỗ về cho dân lúc bình thời, và chỉ huy quân đội một cách khôn khéo, khi xảy ra các cuộc biến loạn.

Đời thứ chín là Tĩnh Đô vương Trịnh Sâm, so với các chúa trước lại càng đặc sắc hơn nhiều nữa.

Ông đã thực hiện được cái mộng tưởng của các chúa Trịnh trước là thu lại trấn Thuận Hóa để mở rộng dư đồ cho nước An Nam.

Điều đáng tiếc là đến nửa đời, Trịnh Sâm bị chứng kinh phong giam hãm ở nơi cung cấm, lại thêm quá say mê một người tỳ thiếp là Đặng Thị Huệ nên chính sự bị bỏ bẵng và kỷ cương mỗi ngày một suy đồi. Sau rốt, đến việc bỏ con lớn để lập một đứa con vừa nhỏ tuổi, vừa ốm yếu là cái đầu mối các cuộc phiến loạn ở Bắc Hà, đồng thời cũng là bản án khai tử cho cái sự nghiệp vẻ vang của họ Trịnh.

Người sau thường ví vương nghiệp của họ Trịnh với một ngọn đèn sáng sủa đã từng chịu được hai trăm năm gió bão. Đến đời Trịnh Sâm, ngọn đèn ấy lóe lên rất rực rỡ, nhưng là để báo trước nạn tắt hẳn sắp xẩy ra.

Đó cũng là một lẽ tất nhiên của các cuộc hưng vong mà người ta thường thấy trong lịch sử loài người. Vì một triều đại cũng như một người, có lúc thịnh tất phải có lúc suy, và duy chỉ có những cuộc toàn thịnh rất vẻ vang mới chóng đưa người ta đến cõi tiêu diệt mà không một sức nào có thể vãn hồi lại được.

Trịnh Sâm sinh ngày mồng chín tháng hai năm Vĩnh Hựu thứ năm (1739) đời vua Lê Ý Tôn.

Ông là con thứ Minh Đô vương Trịnh Doanh và là con đầu lòng thứ phi Nguyễn Thị Ngọc Diệm(5), con gái Triệu Khanh công Nguyễn Đình Tư người xã Linh Đường, huyện Thanh Trì (gần Hà Nội)(6).

Sâm sở dĩ được lập làm thế tử là vì con trưởng Minh Đô vương là Mẫn Tuệ tông Trịnh Nhuận, con trai chính phi Nguyễn Thị Ngọc Vinh(7) mất sớm và cũng nhân đó, mẹ đẻ Sâm được tôn phong làm Thái phi, theo cái cổ tục của Đông phương, mẹ nhờ ở chức tước của con mà được thêm tôn quý.(8)

Trịnh Sâm ham học và thông minh rất sớm. Những thơ, văn ông làm ra đều hàm súc những ý tưởng rất rộng rãi và sâu xa. Nét bút của ông thì mạnh mẽ, các danh bút sau này ít ai bì kịp.

Sâm lại tự phụ là mình có tài kiêm văn võ. Nên khi phái bọn Hoàng Ngũ Phúc, Bùi Thế Đạt và Hoàng Đình Thể sang dẹp loạn Lê Duy Mật ở Trấn Ninh, các kế hoạch công thủ, ông đều định trước ở Thăng Long(9) Các tướng lĩnh chỉ có việc theo đúng những huấn lệnh của ông mà tiến công. Cuộc chiến tranh có lẽ cũng nhờ đó mà chóng xong và triều đình đã thu được một đóa hoa chiến thắng rất rực rỡ. Bên cạnh những đức tính trên, Sâm không phải không có nhiều tật xấu rất nguy hiểm cho những người chung quanh mình và nhiều khi có ảnh hưởng khốc hại đến cả đại cục của dân nước.

Theo linh mục Saint Phalles là một giáo sĩ ngoại quốc sang truyền giáo ở nước ta về thế kỷ XVIII thì “Trịnh Sâm rất sành sỏi các mánh khóe về chính trị ở Đông phương, tính lại sợ sệt, đa nghi và ốm yếu quanh năm. Vì đó, cái tính nghi ngại của ông lại càng tăng thêm lên một phần nữa.”


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button