Văn học trong nước

Góc Nhìn Sử Việt: Tang Thương Ngẫu Lục

tang thuong ngau luc sach ebook1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Phạm Đình Hổ – Nguyễn Án

Download sách Góc Nhìn Sử Việt: Tang Thương Ngẫu Lục ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  SÁCH VĂN HỌC TRONG NƯỚC

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.


Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

LỜI GIỚI THIỆU

Bạn đọc thân mến!

Lịch sử văn hóa của một dân tộc không phải của riêng cá nhân nào, chính vì vậy, việc bảo tồn, gìn giữ và phát triển lịch sử văn hóa cũng không phải riêng một người nào có thể gánh vác được, nó thuộc về nhận thức chung của toàn xã hội và vai trò của từng nhân tố trong mỗi chặng đường lịch sử. Lịch sử là một khoa học. Lịch sử không phải là việc thống kê sự kiện một cách khô khan rời rạc. Bởi mỗi sự kiện trong tiến trình đó đều có mối liên kết chặt chẽ với nhau bằng sợi dây vô hình xuyên suốt không gian và thời gian tạo nên lịch sử của một dân tộc.

Dân tộc Việt Nam trải hơn một nghìn năm Bắc thuộc, gần trăm năm dưới ách cai trị của thực dân, đế quốc, nhưng con cháu bà Trưng, bà Triệu, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… vẫn kiên trì bền chí, tin tưởng ở quá khứ hào hùng, không ngừng tranh đấu hướng tới tương lai rộng mở vì độc lập tự do của đất nước.

Một dân tộc, một quốc gia muốn trường tồn và phát triển, ngoài việc đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật, điều quan trọng hơn nữa là phải có một nền tảng giáo dục vững chắc. Trong đó, giáo dục về lịch sử và lòng tự hào dân tộc là cần thiết để ghi khắc trong tâm trí các thế hệ, đặc biệt là tầng lớp thanh niên ý thức về nguồn gốc dân tộc, truyền thống văn hóa và nội lực quốc gia, đồng thời giúp định hình góc nhìn thấu đáo về vai trò của từng giai đoạn, triều đại và nhân vật – dù gây tranh cãi – tạo nên lịch sử đó.

Chính vì những giá trị to lớn đó, vấn đề học tập, tìm hiểu lịch sử nước nhà hiện đang là mối quan tâm hàng đầu của Nhà nước và toàn xã hội. Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Quỹ Phát triển Sử học Việt Nam, Tạp chí Xưa và Nay… và rất nhiều những tổ chức khác đã và đang kiên trì con đường thúc đẩy sự phát triển của nền khoa học lịch sử quốc gia, phổ biến tri thức lịch sử, góp phần giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc tới toàn xã hội.

Đồng hành với mối quan tâm của toàn xã hội, Công ty Cổ phần Sách Alpha – một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất bản, với tôn chỉ “Tri thức là sức mạnh” – đặc biệt quan tâm tới việc góp phần nâng cao hiểu biết của người dân về truyền thống văn hóa lịch sử đất nước.

Theo nhiều kết quả khảo sát, đánh giá nhu cầu của bạn đọc cho thấy, “lỗ hổng lịch sử” ở không ít người trẻ hiện nay hoàn toàn có thể bù lấp một phần dựa trên nhiều nguồn tư liệu, công trình nghiên cứu, sách cổ sách quý hiện đang được các Viện nghiên cứu, các tổ chức, cá nhân lưu giữ. Để chung tay tái hiện một cách rõ nét những mảnh ghép lịch sử dân tộc, Công ty Cổ phần Sách Alpha đã triển khai dự án xuất bản mang tên Góc nhìn sử Việt với mục đích xuất bản lại và xuất bản mới một cách có hệ thống các công trình, tư liệu, sách nghiên cứu, sách văn học có giá trị… về lịch sử, bước đầu hình thành nên Tủ sách Alpha Di sản.

ĐỌC THỬ

I.

Trời đất là một hóa cảnh, mở, đóng riêng chia, người vật là một sinh cơ, xưa, nay có khác. Duy lẽ đạo của ta như một bầu nguyên khí bàng bạc, mà thường ký ngụ ở trong khoảng chữ nghĩa văn chương. Ôi, gọi là tang thương, vì sao mà có tập sách này? Ốc hến trên núi, đó là tang thương của vận giời; gươm cổ trong ruộng, đó là tang thương của việc người; kinh xưa không thể lại thấy, chỉ thấy những sách chưa đốt của người Tần(3), sử đúng không thể lại được, chỉ được bản thảo đã thành của Ban, Mã(4), đó là tang thương của sách vở. Song có người đem xướng minh ra, thì lại có sự không tang thương ở trong.

Nước Nam ta từ đời Hồng Lạc đến nay, chính thống thì như Đinh, Lý, Trần, Lê, tiếm ngụy thì như Mạc, Hồ, Nhạc, Huệ, lại nào sứ quân rạch đất, đô hộ cầm quyền, những cuộc tang thương, há chẳng đã rất nhiều rồi sao! Than ôi, đạo ta vốn không có thời kỳ tang thương, nhưng người ta tất có cái cảm khái tang thương, ấy tập sách tang thương này sở dĩ có là vì thế đó.

Tùng Niên là quan Quốc tử Tế tửu, hiệu Đông Dã Tiều, do chân trưng triệu mà ra, ông họ Phạm đó; Kính Phủ là quan huyện doãn Tiên Minh, hiệu Ngu Hồ, ông họ Nguyễn đó. Hai ông sinh về cuối đời Lê, gặp những cuộc biến bể dâu, nhưng bể học của các ông vẫn giữ được nguyên trong lặng. Cho nên phát hiện ra văn, Tùng Niên viết bài ký núi Phật Tích, Kính Phủ viết bài ký núi Tiên Tích, trong lời ký như có nét vẽ, có thể cùng với bài ký nguồn Đào hoa của Uyên Minh đời Tấn cùng truyền. Lại còn như kể chuyện ba vị vua hiền đời Lê như Thánh Tông, Thần Tông, Hiển Tông mà tường cả đến việc cũ ở trong phủ chúa; kể chuyện các vị danh thần đời Trần như Chu Văn An, Trương Hán Siêu, Phạm Ngũ Lão, mà đến cả thói ngang ngạnh của Quận mã Đặng Lân. Chép chuyện đền miếu ở thôn ấp, thì đến cả việc Thuần Dương tổ sư nhận lầm là Liễu Hạnh công chúa, tượng cổ ở ngôi chùa đồng, bia đá ở núi Thành Nam, thần thiêng ở quán Trấn Võ, thánh giang ở đền Linh Lăng. Chép chuyện mả tổ nhà người thì đến cả mả mẹ Đào Khản, lại đem mả người thiếp của Phục Ba ra để đối chứng, thầy địa ở Tả Ao, mả phát ở Vân Điềm, tiết phụ nhà họ Đàm, võ thần làng Quế Ổ. Tuy bậc danh công của lịch đại, hay người tài nữ của một thời, đều vào trong ngọn bút phẩm bình. Chân nhân đi theo tiên, cùng là nông phu trông thấy quỷ, cũng không hiềm là quái đản. Thậm đến cột gỗ biện gian, Thái Tây truyền đạo, cùng những việc lạ ăn người, hóa hổ, cũng đều ghi chép. Từ Lý, Trần, Lê, Trịnh đến nay, trên dưới mấy trăm năm, có những điều quốc sử chưa ghi, dã sử chưa chép, hai ông đều thu cả vào trong cõi mắt tang thương. Nếu hai ông hết thảy đều cho là việc tang thương mà quên đi, thì những chuyện ấy phỏng được mấy lâu mà mai một đi mất. May mà lấy ngòi bút tang thương biên chép, nên nó còn là cánh bè chở bến mê, ngọn đèn soi nhà tối, đặt tên là Tang thương ngẫu lục, ý nghĩa có thể nhận biết được vậy.

Nay ông Gia Xuyên đã gặp thời mà để ý vào việc kiếm sách, bác Hải Nông chưa gặp thời mà dùng công vào việc khắc ván, cùng với tôi đều người trong cuộc tang thương mà ý thú tình cờ gặp nhau. Vì thế nên tôi quen mình bỉ lậu, viết mấy lời lên đầu giấy, mong rằng không vì tang thương mà phải bỏ đi thì may lắm.

Hoàng triều năm Bính Thân(5) tháng tiểu xuân ngày thượng cán(6)

Chủ nhân đình Tam An

Phùng Dực Bằng Sô

Cẩn tựa

II.

Việc không gì lớn bằng giữ gìn cái cũ, học không gì cần bằng bỏ trống chỗ ngờ, đó thật là lời nói biết lẽ.

Nước Nam ta trải trăm nghìn năm, vẫn là một nước văn hiến cũ, nhà làm sử đời nào cũng có. Song từ Lê về trước phần nhiều giản lược, khiến cho người khảo cổ thường phải băn khoăn, vậy thì những dã sử ngoại truyện, sao nên để cho mai một.

Mậu này từ thủa nhỏ hầu học gia nghiêm(7), thường được người đem những chuyện các bậc danh hiền đời trước của nước nhà mà kể cho nghe, như ông Hương cống họ Nguyễn ở làng Cổ Đô mải miết học tập(8), ông Thám hoa họ Giang ở làng Mông Phụ đi sứ vẻ vang(9), ông Trạng nguyên họ Vũ ở làng Trình Xá gieo ấn xuống bể mà chết theo nạn nước(10), và còn nhiều chuyện khác nữa. Đó cũng là đem những chuyện thật ở ngoài chính sử mà kể, trẻ dại biết gì, bấy giờ tôi chỉ biết vâng dạ mà thôi. Rồi sau đó đi làm quan xa, tôi từng được trông thấy tập Tang thương ngẫu lục ở nhà người bạn. Xem tên người viết thì là Tùng Niên và Kính Phủ, cũng chưa biết rõ là ai. Nhưng những chuyện biên chép trong đó, có nhiều chuyện đúng như tôi đã được nghe, vậy không còn ngờ gì đó là một tập chép những sự thực. Năm nay tôi ở nhà báo Đồng Văn, đã đem chuyện ông Hương cống Cổ Đô vào báo. Chợt người bạn cũ là bác Lê Hải Nông đem tập này đến mà bảo: “Đây là sách của bậc danh hiền làng tôi soạn ra, nay ông bạn đỗ đồng khoa của bác là quan Tổng đốc Hải Dương Đỗ Gia Xuyên quyên tiền lương bổng để khắc ván, vậy bác làm cho một bài tựa”. Hỏi ra thì Tùng Niên là quan Tế tửu Phạm Đình Hổ người làng Đan Loan, Kính Phủ là ông Hương cống Nguyễn Án đỗ khoa thi hương thứ nhất của Quốc triều, người làng Du Lâm. Hai ông sinh về thời Cảnh Hưng nhà Lê, đến khi hoàng triều dấy lên mới ứng mệnh mà ra làm quan. Trong khoảng đó Tây (Tây Sơn), Bắc (Tàu) tranh giành non sông biến đổi, trắng xanh nhấp nhoáng, chớp mắt muôn màu, những việc tang thương, nói làm sao xiết. Bộ sách này vốn không phải là đúng với bộ mặt thật, những chữ lầm lạc, không khỏi chen lẫn ít nhiều, vậy cứ để khuyết nghi là phải. Tựu trung ghi chép những việc tai nghe mắt thấy, đủ để bổ khuyết cho cái chỗ sử không chép đến. Có những câu chuyện quái đản, đại khái là rút ra từ nét bút của chức Tả sử(11) và để ngụ cái ý thâm vi. Ban đầu chép các vua Thần Tông, Hiển Tông, sau cùng thì lấy giấc mộng của Thánh Tông, Thuần Tông để kết. Chuyện thuộc về bên nhà Phật, đáng nhẽ người quân tử không nói, hai ông cũng đã rằng vậy. Vậy mà trong sách lại thường nói đến luôn, và chép một cách thẳng thắn, không tỏ ra nghi ngờ gì cả, chính là có ký thác một cái ý ở trong đó vậy. Chao ôi, đó há chẳng là ý “đối với cái thời các bậc anh hiền đời Tam Đại, ta chưa kịp thấy nhưng mà vẫn để lòng mong ước”(12) đấy ư? Thời nay phong khí mở mang, mỗi ngày mỗi lạ. Bên ngoài bể cả, bậc đá phẳng như đá mài, đường sắt giăng như bàn cờ, rực rỡ lầu pha lê, tưng bừng đèn điện khí, đó là nương dâu đó chăng? Lại như cắp cánh máy bay lên trên không, cưỡi khí cầu đi tìm Bắc cực. Sau đây mấy chục năm nữa, những dấu vết của thời kỳ cũ kỹ, há chẳng theo cùng một giấc mộng mà biến mất không còn tý gì. Song trạm khắc đã chán thì lại nhớ đồ mộc, góc giác đã vỡ thì lại nhớ hình tròn, đó là cái tình rất thường mà cái lý tất đến như thế. Lấy cái ý khuyết nghi tồn cổ mà suy, không nên cẩu thả làm cho văn xuôi chữ thuận, hẵng để dành lại cho những người học kỹ nghĩ sâu sau này, như nhời ở bài tựa quyển Chiến Quốc sách đã nói, Mậu đối với quyển sách này, cũng nghĩ như vậy.

Niên hiệu Thành Thái năm Bính Thân sau tiết Đông chí.

Phó bảng khoa Canh Thìn, trông coi công việc tòa báo Đồng Văn.

Giá Sơn Kiều Oánh Mậu

Cẩn tựa


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button