Văn học trong nước

Góc Nhìn Sử Việt: Phan Thanh Giản

phan thanh gian sach ebook1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Nam Xuân Thọ

Download sách Góc Nhìn Sử Việt: Phan Thanh Giản ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  SÁCH VĂN HỌC TRONG NƯỚC

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.


Bạn không tải được sách, xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu

Bạn đọc thân mến!

Lịch sử văn hóa của một dân tộc không phải của riêng cá nhân nào, chính vì vậy, việc bảo tồn, gìn giữ và phát triển lịch sử văn hóa cũng không phải riêng một người nào có thể gánh vác được, nó thuộc về nhận thức chung của toàn xã hội và vai trò của từng nhân tố trong mỗi chặng đường lịch sử. Lịch sử là một khoa học. Lịch sử không phải là việc thống kê sự kiện một cách khô khan rời rạc. Bởi mỗi sự kiện trong tiến trình đó đều có mối liên kết chặt chẽ với nhau bằng sợi dây vô hình xuyên suốt không gian và thời gian tạo nên lịch sử của một dân tộc.

Dân tộc Việt Nam trải hơn một nghìn năm Bắc thuộc, gần trăm năm dưới ách cai trị của thực dân, đế quốc, nhưng con cháu bà Trưng, bà Triệu, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… vẫn kiên trì bền chí, tin tưởng ở quá khứ hào hùng, không ngừng tranh đấu hướng tới tương lai rộng mở vì độc lập tự do của đất nước.

Một dân tộc, một quốc gia muốn trường tồn và phát triển, ngoài việc đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật, điều quan trọng hơn nữa là phải có một nền tảng giáo dục vững chắc. Trong đó, giáo dục về lịch sử và lòng tự hào dân tộc là cần thiết để ghi khắc trong tâm trí các thế hệ, đặc biệt là tầng lớp thanh niên, ý thức về nguồn gốc dân tộc, truyền thống văn hóa và nội lực quốc gia, đồng thời giúp định hình góc nhìn thấu đáo về vai trò của từng giai đoạn, triều đại và nhân vật – dù gây tranh cãi – tạo nên lịch sử đó.

Chính vì những giá trị to lớn đó, vấn đề học tập, tìm hiểu lịch sử nước nhà hiện đang là mối quan tâm hàng đầu của Nhà nước và toàn xã hội. Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Quỹ Phát triển Sử học Việt Nam, Tạp chí Xưa và Nay… và rất nhiều những tổ chức khác đã và đang kiên trì con đường thúc đẩy sự phát triển của nền khoa học lịch sử quốc gia, phổ biến tri thức lịch sử, góp phần giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc tới toàn xã hội.

Đồng hành với mối quan tâm của toàn xã hội, Công ty Cổ phần Sách Alpha – một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất bản, với tôn chỉ “Tri thức là sức mạnh” – đặc biệt quan tâm tới việc góp phần nâng cao hiểu biết của người dân về truyền thống văn hóa lịch sử đất nước.

Theo nhiều kết quả khảo sát, đánh giá nhu cầu của bạn đọc cho thấy, “lỗ hổng lịch sử” ở không ít người trẻ hiện nay hoàn toàn có thể bù lấp một phần dựa trên nhiều nguồn tư liệu, công trình nghiên cứu, sách cổ sách quý hiện đang được các Viện nghiên cứu, các tổ chức, cá nhân lưu giữ. Để chung tay tái hiện một cách rõ nét những mảnh ghép lịch sử dân tộc, Công ty Cổ phần Sách Alpha đã triển khai dự án xuất bản mang tên Góc nhìn sử Việt với mục đích xuất bản lại và xuất bản mới một cách có hệ thống các công trình, tư liệu, sách nghiên cứu, sách văn học có giá trị… về lịch sử, bước đầu hình thành nên Tủ sách Alpha Di sản.

Cuốn sách bạn đang cầm trên tay là một trong những sản phẩm đầu tiên của dự án này.

Xin trân trọng giới thiệu.

 

ĐỌC THỬ

Phan Thanh Giản tự Tịnh Bá, lại có một tên tự nữa là Đạm Như, hiệu Lương Khê, biệt hiệu Mai Xuyên, sinh giờ Thìn ngày 12 tháng 10 năm Bính Thìn (1796), tại làng Tân Thạnh, huyện Vĩnh Bình, phủ Định Viễn, trấn Vĩnh Thanh (sau đổi ra làng Bảo Thạnh, tổng Bảo Trị, huyện Bảo An, phủ Hoằng Trị, tỉnh Vĩnh Long; nay là làng Bảo Thạnh, quận Ba Tri, tỉnh Bến Tre).

Nguyên xưa, tổ phụ Thanh Giản là Phan Thanh Tập (có nơi chép là Chỉnh), hiệu Ngẫu Cừ, vốn là người Tàu đời nhà Minh. Khi nhà Minh bị Mãn Thanh dứt, gia đình họ Phan cũng như hầu hết các con dân nhà Minh không tùng phục Mãn Thanh, bỏ nước lần sang qua Việt Nam, ở tỉnh Bình Định, phủ Hoài Nhân, huyện Bồng Sơn, tổng Trung An, làng Hội Trung. Nơi đây Phan Thanh Tập cưới Huỳnh Thị Học, sinh ra Phan Thanh Ngạn.

Năm Tân Mão (1771) nhà Tây Sơn dấy binh, Phan Thanh Tập dắt gia quyến vào Nam.

Khi ấy, đất “Nam kỳ” thuộc về chúa Nguyễn Phúc Ánh, sửa sang đất đai miền Nam gọi là Gia Định, chia địa phận ra làm bốn dinh:

1, Phan Trấn dinh

2, Trấn Biên dinh

3,Trấn Vĩnh dinh

4,Trấn Định dinh

Đến khi gồm được đất nước, Phúc Ánh lên ngôi hiệu là Gia Long, tổ chức lại cơ quan cai trị, thì đất Nam kỳ kêu là Gia Định trấn, đặt một vị Tổng trấn đầu tiên là Nguyễn Văn Thành, gồm coi cả năm trấn là:

Phan Yên trấn

Biên Hòa trấn

Vĩnh Thanh trấn

Vĩnh Tường trấn

Hà Tiên trấn

Năm Mậu Thìn (1808) vua Gia Long đổi Gia Định trấn làm Gia Định thành.

Đến năm Nhâm Thìn (1832), Tổng trấn Gia Định thành là Lê Văn Duyệt mất rồi, thì vua Minh Mạng liền bỏ chức Tổng trấn, chia đất Nam kỳ ra làm sáu tỉnh:

3 tỉnh miền đông:

1) Biên Hòa (tức Biên Hòa trấn ngày trước)

2) Gia Định (tức Phan Yên trấn)

3) Định Tường (tức Vĩnh Tường trấn)

3 tỉnh miền tây:

4) Vĩnh Long (tức Vĩnh Thanh trấn khi xưa)

5) An Giang (tức Vĩnh Thanh trấn khi xưa)

6) Hà Tiên (tức Hà Tiên trấn)

  1. Tỉnh Biên Hòa gồm 2 phủ 7 huyện:

Phủ Phước Long gồm 4 huyện: Phước Chánh, Bình An, Nghĩa An, Phước Bình.

Phủ Phước Tuy gồm 3 huyện: Phước An, Long Thành, Long Khánh.

  1. Tỉnh Gia Định có 4 phủ 9 huyện:

Phủ Tân Bình gồm 3 huyện: Bình Dương, Bình Long, Tân Long.

Phủ Tân An gồm 2 huyện: Cửu An, Phước Lộc (phủ Tân An nay làm tòa Tham biện Tân An).

Phủ Hòa Thạnh gồm 2 huyện: Tân Hòa, Tân Thạnh (nay làm tỉnh Gò Công).

Phủ Tây Ninh gồm 2 huyện: Tân Ninh, Quang Hóa, (nay cải làm Trảng Bàng).

III. Tỉnh Định Tường có 2 phủ 4 huyện:

Phủ Kiến An gồm 2 huyện: Kiến Hưng – Kiến Hòa (nay làm tỉnh Mỹ Tho).

Phủ Kiến Tường gồm 2 huyện: Kiến Phong, Kiến Long.

  1. Tỉnh Vĩnh Long có 4 phủ 8 huyện:

Phủ Định Viễn gồm 2 huyện: Vĩnh Bình – Vĩnh Trị (nay thuộc về tòa Tham biện Vĩnh Long).

Phủ Hoằng An gồm 2 huyện: Tân Minh, Duy Minh.

Phủ Hoằng Trị gồm 2 huyện: Bảo Trị, Bảo An.

Phủ Lạc Hóa gồm 2 huyện: Tuân Nghĩa, Trà Vinh.

  1. Tỉnh An Giang có 3 phủ 8 huyện:

Phủ Tuy Biên gồm 2 huyện: Tây Xuyên, Phong Phú.

Phủ Tân Thành gồm 3 huyện: Vĩnh An, Đông Xuyên, An Xuyên.

Phủ Ba Xuyên gồm 3 huyện: Phong Nhiên, Phong Thạnh, Vĩnh Định.

  1. Tỉnh Hà Tiên có 3 phủ 7 huyện:

Phủ Quảng Biên gồm 2 huyện: Khai Biên, Vĩnh Trường.

Phủ An Biên gồm 3 huyện: Hà Châu, Long Xuyên, Kiên Giang.

Phủ Tịnh Biên gồm 2 huyện: Hà Dương, Hà Âm.

Đại phàm xem sử không thể không rõ địa lý. Biết sơ lược như thế rồi, chúng ta mới nhận thấy rằng: ban đầu gia quyến họ Phan Thanh ở về Thang Trông (thuộc tỉnh Định Tường, Mỹ Tho ngày nay), rồi dời xuống Mân Thít (thuộc trấn Vĩnh Thanh, Vĩnh Long ngày nay), kế đến huyện Bảo An, phủ Hoằng Trị, cũng ở trong tỉnh Vĩnh Long, sau mới dời qua lập nghiệp tại làng Tân Thạnh, huyện Vĩnh Bình, phủ Định Viễn, trấn Vĩnh Thanh (sau đổi ra làng Bảo Thạnh, huyện Bảo An, phủ Hoằng Đạo, tỉnh Vĩnh Long; nay là làng Bảo Thạnh, quận Ba Tri, tỉnh Bến Tre).

Lập nghiệp tại làng Tân Thạnh, cất nhà ở gãnh Mù U, bãi Ngao tức Ngao Châu, Phan Thanh Ngạn tục gọi là Xán, hiệu Mai Thự, cưới Lâm Thị Bút người làng Phú Ngãi, tổng Bảo Thuận, sinh ra Phan Thanh Giản giữa lúc chúa Nguyễn Phúc Ánh chiêu quân kịch chiến với Tây Sơn.

Thanh Ngạn để vợ con ở lại nhà lên tỉnh Vĩnh Long làm thơ lại.

Mậu Ngọ (1798), lãnh phận sự vận lương trên chiếc thuyền “Hồng Nhật”, tới vịnh Đà Nẵng rủi gặp bão, thuyền lương trôi tấp tận đảo Hải Nam, Thanh Ngạn may còn sống sót, lần về quê quán. Rồi nhờ có nhiều công lao, Thanh Ngạn được thăng chức Thủ hạp.

Nhâm Tuất (1802) Lâm Thị Bút qua đời, mới có 26 tuổi (1776-1802). Mất mẹ, Phan Thanh Giản vừa mới lên bảy tuổi. Và cũng trong năm này, nhà Nguyễn nhất thống Nam Bắc, Nguyễn Ánh lên ngôi xưng hiệu là Gia Long.

Gia Long năm thứ hai (Quý Hợi: 1803), Phan Thanh Ngạn không thể ở vậy nuôi con, liều cưới người vợ thứ là Trần Thị Dưỡng. Người mẹ kế này cũng không đến nỗi khắc nghiệt với Thanh Giản, cho Giản học với nhà sư Nguyễn Văn Noa ở chùa làng Phú Ngãi.

Ất Hợi (1815), Thanh Ngạn bị vu hãm can án, vì các quan lại ghét Ngạn cang trực. Ngạn bị khép tội phải phạt một năm tù. Thanh Giản bấy giờ đã 20 tuổi, thân hành lên tỉnh, xin vào yết kiến quan Hiệp trấn Lương ở Vĩnh Long, mà xin chịu tù thế cho cha. Quan Hiệp trấn Lương không thể nào làm khác được, chỉ an ủi Giản nên cố lo tương lai, và hết lòng giúp đỡ cho Giản ăn học.

Giản thọ ân. Hằng ngày Giản siêng cần học tập. ngày hai buổi chẳng khi nào quên nhân ra đôi ba giờ vào khám thăm cha, chịu cực khổ thay cha. Các quan thấy thế đều cảm động.

Chừng Thanh Ngạn mãn hạn tù, Hiệp trấn Lương bèn khuyên Thanh Ngạn nên để Giản ở lại Vĩnh Long mà học cho tiện. Thanh Ngạn rất vui lòng. Từ ấy, Phan Thanh Giản ở học tại tỉnh, thọ giáo với một người họ Võ (không rõ là tên gì. Nhưng chắc chắn không phải là cụ Võ Trường Toản như nhiều người đã nói. Vì khi cụ Võ Trường mất (Nhâm Tý: 1793) Phan Thanh Giản chưa ra đời)

Bấy giờ trong tỉnh lại có một người đàn bà tên là Ân cũng thương Thanh Giản hiếu thuận siêng cần, thường cho cơm áo. Thanh Giản lấy làm cảm khích, dốc lòng gắng gổ…


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button