Văn học trong nước

Góc Nhìn Sử Việt – Nguyễn Tri Phương

nguyen tri phuong sach ebook1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Phan Trần Chúc Lê Quế

Download sách Góc Nhìn Sử Việt – Nguyễn Tri Phương ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  SÁCH VĂN HỌC TRONG NƯỚC

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.


Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu

Bạn đọc thân mến!

Lịch sử văn hóa của một dân tộc không phải của riêng cá nhân nào, chính vì vậy, việc bảo tồn, gìn giữ và phát triển lịch sử văn hóa cũng không phải riêng một người nào có thể gánh vác được, nó thuộc về nhận thức chung của toàn xã hội và vai trò của từng nhân tố trong mỗi chặng đường lịch sử. Lịch sử là một khoa học. Lịch sử không phải là việc thống kê sự kiện một cách khô khan rời rạc. Bởi mỗi sự kiện trong tiến trình đó đều có mối liên kết chặt chẽ với nhau bằng sợi dây vô hình xuyên suốt không gian và thời gian tạo nên lịch sử của một dân tộc.

Dân tộc Việt Nam trải hơn một nghìn năm Bắc thuộc, gần trăm năm dưới ách cai trị của thực dân, đế quốc, nhưng con cháu bà Trưng, bà Triệu, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… vẫn kiên trì bền chí, tin tưởng ở quá khứ hào hùng, không ngừng tranh đấu hướng tới tương lai rộng mở vì độc lập tự do của đất nước.

Một dân tộc, một quốc gia muốn trường tồn và phát triển, ngoài việc đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật, điều quan trọng hơn nữa là phải có một nền tảng giáo dục vững chắc. Trong đó, giáo dục về lịch sử và lòng tự hào dân tộc là cần thiết để ghi khắc trong tâm trí các thế hệ, đặc biệt là tầng lớp thanh niên, ý thức về nguồn gốc dân tộc, truyền thống văn hóa và nội lực quốc gia, đồng thời giúp định hình góc nhìn thấu đáo về vai trò của từng giai đoạn, triều đại và nhân vật – dù gây tranh cãi – tạo nên lịch sử đó.

Chính vì những giá trị to lớn đó, vấn đề học tập, tìm hiểu lịch sử nước nhà hiện đang là mối quan tâm hàng đầu của Nhà nước và toàn xã hội. Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Quỹ Phát triển Sử học Việt Nam, Tạp chí Xưa và Nay… và rất nhiều những tổ chức khác đã và đang kiên trì con đường thúc đẩy sự phát triển của nền khoa học lịch sử quốc gia, phổ biến tri thức lịch sử, góp phần giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc tới toàn xã hội.

Đồng hành với mối quan tâm của toàn xã hội, Công ty Cổ phần Sách Alpha – một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất bản, với tôn chỉ “Tri thức là sức mạnh” – đặc biệt quan tâm tới việc góp phần nâng cao hiểu biết của người dân về truyền thống văn hóa lịch sử đất nước.

Theo nhiều kết quả khảo sát, đánh giá nhu cầu của bạn đọc cho thấy, “lỗ hổng lịch sử” ở không ít người trẻ hiện nay hoàn toàn có thể bù lấp một phần dựa trên nhiều nguồn tư liệu, công trình nghiên cứu, sách cổ sách quý hiện đang được các Viện nghiên cứu, các tổ chức, cá nhân lưu giữ. Để chung tay tái hiện một cách rõ nét những mảnh ghép lịch sử dân tộc, Công ty Cổ phần Sách Alpha đã triển khai dự án xuất bản mang tên Góc nhìn sử Việt với mục đích xuất bản lại và xuất bản mới một cách có hệ thống các công trình, tư liệu, sách nghiên cứu, sách văn học có giá trị… về lịch sử, bước đầu hình thành nên Tủ sách Alpha Di sản.

Cuốn sách bạn đang cầm trên tay là một trong những sản phẩm đầu tiên của dự án này.

ĐỌC THỬ

Chương I: GIA THẾ VÀ CƠ DUYÊN HOẠN LỘ

Nguyễn Tri Phương hiệu là Đường Xuyên, sinh năm 1799, tại làng Đường Long (nay đổi là Chí Long), huyện Phong Điền, phủ Thừa Thiên.

Theo Đại Nam nhất thống chí, thì ngay lúc còn ít tuổi, ông đã có chí lớn. Tri Phương không ưa việc học khoa cử mà ham đọc những sách Luận ngữ, Tả truyện… để ứng dụng với đời.

Vào khoảng mấy năm đầu triều Minh Mệnh, nhân có chiếu của nhà vua kén những người có học thức bổ làm nha lại, bất đắc dĩ ông phải bước vào hoạn lộ với một chức nhỏ mọn ở huyện nha hạt ông.

Không được bao lâu, trong hạt xảy ra một vụ án rất bí mật. Huyện quan giao cho ông tra xét. Vì có tài minh mẫn nên Tri Phương đã khám phá ra được án ấy và thảo thành một tờ bẩm rất khúc chiết và rõ ràng.

Bản án từ huyện đệ lên tỉnh, rồi lại từ tỉnh vào kinh. Tình cờ, vua Minh Mệnh đọc đến bản ấy, nhận thấy tài lỗi lạc của tác giả, liền truyền chỉ cho quan địa phương dẫn ông vào chầu. Thế là từ một chức lại mục, Nguyễn Tri Phương nhẩy lên chức Biên tu nội các, tức là văn phòng của nhà vua.

Từ đây, chúng ta không phải lo cho con đường công danh của Nguyễn Tri Phương nữa. Vì đã được vua Minh Mệnh lưu ý đến rồi thì cố nhiên ông sẽ bay nhảy rất nhanh trên bậc thang sĩ hoạn.

Chương II: CHINH CHIẾN NAM KỲ

Năm 1841, nhân việc biên phòng mỗi ngày một cấp bách, vua Minh Mệnh giao cho ông giữ chính quyền hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Nghĩa(3).

Vào đến Đà Nẵng, xem qua địa thế, Nguyễn Tri Phương lập tức dâng sớ về kinh:

“Đà Nẵng là một hải cảng có thể trở nên quan yếu, phải đắp nhiều đồn lũy, phải đặt thêm nhiều pháo đài, nhiều súng ống để phòng bị nạn ngoại xâm”.

Được vua chuẩn y, lập tức ông sửa sang thành lũy, đóng chiến thuyền, chỉnh đốn các cơ quan trị an trong tỉnh. Vua ban thưởng cho ông, triệu ông về kinh lĩnh chức tham tri bộ Công. Nhưng không được bao lâu thì vua Minh Mệnh băng hà.

Vua Thiệu Trị lên ngôi, bổ Nguyễn Tri Phương vào tổng đốc An Hà (Nam kỳ). Hồi ấy, bọn thổ phỉ dấy loạn ở phủ Ba Xuyên, tỉnh An Giang (Sốc Trang)4. Quan tổng trấn Sốc Trang Dương Văn Phong, hành quân kém cỏi, đã bao lần bó tay thua giặc, đệ sớ về kinh xin quân cứu viện, nên vua Thiệu Trị mới cử Nguyễn Tri Phương vào Nam kỳ.

Lúc ông lên đường, nhà vua thân giao chiếu chỉ cho ông và ân cần dặn:

“Khanh hãy giữ một dạ trung thành. Sai khanh đi như thế này, tức trẫm giao cho khanh việc vào sinh ra tử, khanh nên gắng sức để yên lòng trẫm”.

Ông cảm động lĩnh chiếu chỉ, lui về nghỉ ngơi ba hôm, rồi cất quân lên đường. Vào đến nơi, ông thương nghị với quan Chưởng vệ Nguyễn Lương Nhàn:

“Quân ta mới đến, nhuệ khí còn hăng cần phải giao phong gấp mới mong đuổi được giặc”.

Lại sợ đám tàn quân bại trận của viên tổng đốc Dương Văn Phong ngày trước sẽ gieo nỗi thất vọng cho quân ở kinh mới kéo vào, ông thân hành đi các đồn lũy, dùng lời nghĩa khí, kích thích lòng quân. Khi biết đích rằng mọi người đều một dạ trung thành và can đảm theo hiệu lệnh của chủ tướng, ông liền chia đội ra làm ba đạo quân, cùng với bọn thổ phỉ ở Trà Tân, Sốc Trang, huyết chiến suốt mấy đêm ngày. Ông thắng trận. Tiếng súng vừa ngớt5, ông tiếp được tin ở Ba Viên cho hay bọn tàn quân đang đốt phá các đồn lũy ở bờ biển Hà Tiên.

Ông tức tốc giao cho quan Chưởng vệ Nguyễn Lương Nhàn đem binh cứu viện, rồi thân hành dẫn đại đội qua sông Vĩnh Tế, dựng đồn lũy để tiếp viện; ông đánh tan giặc ở núi Tượng, rồi kéo quân về Ba Xuyên, hợp với Tôn Thất Nghị đánh Sốc Trang. Hiểu rõ chiến thuật, hết lòng yêu mến và kích thích quân sĩ, ông chỉ huy quân đội đến đâu, được thắng trận đến đấy.

Các tin ấy về kinh, vua Thiệu Trị ân tứ cho ông nhất hạng kim tiền và nhiều lần, giữa lúc đông đủ đình thần, nhà vua đã không quên khen ngợi, nhắc đi nhắc lại với quan phụ chánh Trương Đăng Quế cái chí anh hùng, lòng hy sinh hiếm có của Nguyễn Tri Phương.

Trong năm ấy, ông cùng với Nguyễn Tấn Lâm, Tôn Thất Nghị, rời6 đại quân qua Lạc Hòa để tiến đánh giặc Mọi ở hai miền Tiền Giang và Hậu Giang. Đánh hơn mười trận, ông thắng cả, cướp được đồn lũy của giặc, lấy lương thực đem cấp phát cho bần dân.

Đầu đảng giặc là tướng Tàu Lâm Sâm, thu thập tàn binh về ẩn núp ở Đằng Lầm, Cầu Lũy, hợp các tướng sĩ, chỉnh đốn binh mã, liều chết để chống cự với Nguyễn Tri Phương. Ông được tin này, biết rõ cơ mưu của giặc, mộ thêm lính tráng, hợp với các đạo quân, rốc7 sức phá tan những nơi hiểm yếu của giặc. Thế là không mấy lúc, ông đoạt lại những miền Lâm Sâm chiếm cứ.

Lúc ông đánh Lạc Hóa, vua Thiệu Trị có ban cho ông một bài thơ, lời lẽ vô cùng thống thiết:

雨洗兵銷恊所云

Vũ tẩy binh tiêu hiệp sở vân

佳章連接捷馳聞

Giai chương liên tiếp tiệp trì văn

攻其無備良謀將

Công kỳ vô bị lương mưu tướng

勇各爭先不撼軍

Dũng các tranh tiên bất hám quân

烏合三千皆魄散

Ô hợp tam thiên giai phách tán

黄池百柵盡屍分

Hoàng trì bách sách tận thi phân

乘機破竹收全勝

Thừa cơ phá trúc thâu toàn thắng

樂化移師建大勲

Lạc Hóa di sư kiến đại huân.

Dịch:

Mưa giội quân tan tiếng đã đầy

Bao tin thắng trận tiếp liền tay

Đánh khi bất ý mưu khôn địch

Tiến trước ba quân chí chẳng lay

Ô hợp ba nghìn kinh mất vía

Hoàng trì trăm trại chất đầy thây

Chẻ tre thừa thế thu toàn thắng

Lạc Hóa công cao ắt ở đây.

Tuy nhiên, mầm loạn vẫn chưa trừ được hẳn, vì chính phủ Xiêm vẫn ngầm giúp các dư đảng ở Lạc Hòa, Ba Xuyên.

Qua năm sau, Thiệu Trị thứ 2, được tin báo quân giặc đã kéo qua các sông Vĩnh Tế, Tiền Giang và Hậu Giang ở Hà Tiên, ông liền từ An Giang lập tức cầm quân đuổi đánh bọn phiến loạn.

Ở Huế được tin, vua Thiệu Trị liền xuống lời khen:

“Như thế là Nguyễn Tri Phương đã giúp trẫm trừ một mối lo về phía Nam”.

Vua ban thưởng cho ông quân công nhất cấp, kim cương, liên châu và một chiếc đồng hồ quả quít – một món bảo vật hiếm có thời bấy giờ.

Chương III: TRẬN CHIẾN GIẶC XIÊM

Năm Thiệu Trị thứ tư (1844), Nguyễn Tri Phương được nhậm chức tổng đốc An Giang (Nam kỳ). Vừa đến nơi ông đệ sớ về tâu rằng thành Trấn Tây xứ Cao Miên có thể chiếm lại được, và ông xin phép cất quân hạ thành.

Vua truyền ông nên xem xét tình hình địch quân, rồi sẽ bàn đến việc tiến binh. Mùa thu năm ấy, quốc vương Xiêm La phái người đến yết kiến ông và yêu cầu tha mẹ Nặc Ong Nôn là vua Chân Lạp. Nếu ông nhận lời thỉnh cầu thì Xiêm sẽ rút quân và ký hiệp ước giảng hòa với Nam triều.

Nguyễn Tri Phương tiếp sứ, nhất định đòi cho được quốc thư của hai nước Xiêm La và Chân Lạp mới chịu điều đình. Nhưng lúc sứ giả ra về, đợi mãi không thấy, ông liền dâng sớ về triều:

“Xiêm không bao giờ chịu bỏ thành Trấn Tây. Việc cầu hòa của họ chỉ là kế hoãn binh. Nếu chúng ta để chậm thì địch quân đủ thì giờ chỉnh đốn quân bị và chăm lo phòng thủ. Sự thành công của quân ta là ngay bây giờ phải cử đại binh liều sống chết với giặc một phen, mới mong thần phục họ được lâu dài”.

Ông chưa tiếp được chiếu chỉ thì qua năm sau, Xiêm lại dùng kế dụ bắt viên thuộc lại ở Tây Ninh là Nguyễn Bá Hữu. Tướng Xiêm buộc Nguyễn Bá Hữu viết thư về cho viên trấn thủ Tây Ninh là Cao Hữu Bằng, thúc giục Nam quân phải rút lui thì Bá Hữu mới được tha về. Cao Hữu Bằng một mặt dâng sớ về triều, một mặt viết thư sang An Giang cấp báo với Nguyễn Tri Phương.

Ông bác việc cầu hòa của Xiêm.

Vua Thiệu Trị tiếp được mật tấu của Cao Hữu Bằng, liền bàn với các quan đại thần:

“Gửi thư cầu hòa với giặc là một điều quan hệ đến thể thống của quốc gia, chắc thế nào Nguyễn Tri Phương cũng không chịu hành động như vậy”.

Quả nhiên hôm sau có biểu ở An Giang đệ về kinh, xin vua kéo quân đánh giặc. Vua Thiệu Trị mỉm cười, phán với triều thần:

“Trẫm đoán trước thật không lầm”.

Nguyên trước kia, tướng Xiêm La là Phi Nhã Chất Tri đã chiếm thành Trấn Tây và đàn áp đám dân vong quốc Cao Miên vô cùng thống khổ với một chính thể cai trị rất tàn ác. Thấy mấy phen quân ta sang đánh đều thắng lợi, người Cao Miên muốn nhân cơ hội để trả thù. Họ liền gửi mật thư sang cho Nguyễn Tri Phương, tình nguyện làm nội ứng. Ông nghĩ hiện nay dân Cao Miên ở Ba Nam, Kỳ Tô, phần đông đã muốn đầu hàng, nếu không đem quân tiếp ứng để thu phục lòng người thì một ngày kia, e khó mà cầu cho họ quy thuận. Ông đem việc ấy thương nghị cùng Doãn Uẩn, rồi tháng sáu năm 1845, chia quân ra làm hai đạo, tiến đến bờ cõi Cao Miên, phá được thành Sách Xô. Nhưng tướng Xiêm liều chết cố giữ đồn Thiết Thằng (Dây Sắt).

Dưới nắng hạ thiêu đốt, giữa rừng hoang, quân ta phải chịu bao cảnh đói khát, nhưng không ngã lòng là nhờ ở sự điều khiển có trật tự và tấm lòng nhân từ của viên chủ tướng. Một mình trong trại, đêm khuya, Nguyễn Tri Phương phải thức thâu canh để mưu việc công thủ.

Sau mấy ngày đêm đánh phá kịch liệt, ông hạ được thành Trấn Tây, rồi kéo đánh Nam Vang. Đại binh của Nam triều đi đến đâu, quân giặc bỏ thành trốn đến đấy. Ông cấp bách chiếm cứ xứ Cao Miên và lập đồn lũy cai trị những miền mới thu phục.

Tờ báo tiệp đệ về kinh, nhà vua nghĩ công lao tướng sĩ tận tâm đánh giặc và đem lại cho Tổ quốc một võ công oanh liệt, liền thưởng Nguyễn Tri Phương hàm Hiệp biện và kim tiền, kim khánh…

Bấy giờ ông đem đại quân trở về đóng ở Vĩnh Long và dùng đường thủy tiến đánh dư đảng của quân giặc còn quấy nhiễu các tỉnh miền biên giới xứ Nam kỳ. Quân Xiêm ẩn ở hai bên bờ sông, trong rừng rậm, bắn tên độc ra như mưa. Nguyễn Tri Phương truyền quân cắm trại để nghĩ cơ mưu đánh giặc. Biết không thể tiến hơn được nữa, ông bỏ đường thủy, đánh đường bộ. Một đạo quân chia ra giữ các đường núi xung yếu và bao vây quân địch; một đạo khác xuất kỳ bất ý xông vào đánh phá tận sào huyệt của chúng. Vì thế nên quân phiến loạn thua to, giặc chết đầy đường, còn bao nhiêu, hoặc quy hàng, hoặc chạy tán loạn.

Được tin thắng trận, triều đình thăng chức ông Hiệp biện đại học sĩ, sung Khâm sai đại thần và giao cho ông một trách nhiệm rất quan hệ: chỉnh đốn việc cai trị thành Trấn Tây. Muốn tỏ tình thân mật với bầy tôi có công giúp nước, vua Thiệu Trị ban cho ông một áo mặc lạnh8 để tỏ ý “giải y tứ cừu”, nghĩa là vua tự cởi áo mình để tặng cho một vị anh hùng nơi biên khổn9. Một hôm, đông đủ đình thần và nhân bàn đến việc Nguyễn Tri Phương hạ thành Trấn Tây một cách can đảm, vua Thiệu Trị vừa cười, vừa nói với các quan:

“Gần đây, trẫm được tin ở quân thứ đưa về cho hay rằng, trong lúc Nguyễn Tri Phương cùng quân Xiêm đối trận, đạn bắn như mưa, các tướng sĩ xin chủ tướng hạ bớt lọng, vì quân giặc thấy lọng ở đâu là bắn tới đó. Phương mắng, không cho và truyền lệnh giương thêm hai lọng nữa, rồi tự mình hăng hái xông ra giữa trận. Quân sĩ thấy vậy, hết lòng can đảm, liều chết với chủ súy. Nhờ mưu kế và chí khí anh hùng, Nguyễn Tri Phương thu được thành. Trẫm tự nghĩ nếu gặp bọn khiếp nhược thì chưa đánh ắt đã chạy trốn rồi”.

Các quan nhìn nhau, im lặng.

Mùa đông năm ấy (1845), được tin tướng Xiêm là Phi Nhã Chất Tri rút về Ô Đông, Nguyễn Tri Phương vội kéo quân đến vây thành. Chất Tri sợ hãi, sai sứ đến yết kiến ông và xin hoãn binh. Ông bàn với Doãn Uẩn:

“Ô Đông tuy là cô thành, nhưng địa thế vững chắc, quân nhu, khí giới còn nhiều. Chất Tri và Ong Nôn đang cùng nhau hiệp lực, tất chưa rời nhau. Vả công thành không bằng công tâm, toàn sự tức là toàn thắng. Tôi thiết nghĩ nên cho chúng hòa. Binh lính của ta đã đánh Đông dẹp Bắc nhiều trận rồi, sức chiến thắng e cũng mòn mỏi”.

Hai người nghị xong, dâng sớ về kinh. Vua Thiệu Trị không bằng lòng, cho rằng ông làm như thế là để giặc có thì giờ dưỡng sức và phòng bị. Nhưng nhà vua cũng cho ông được quyền bãi binh, vì biết nội các quan đại thần, chỉ có ông là người chịu xông pha chinh chiến và đảm đương được những công việc nguy hiểm.

Được ít lâu, Chất Tri sai sứ hẹn cùng ông ngày hội ước. Đúng ngày, đại quân theo sau, Nguyễn Tri Phương và Doãn Uẩn đến chỗ hội. Vừa nghe tiếng trống báo lệnh, Chất Tri xuống voi làm lễ đón tiếp. Nguyễn Tri Phương hỏi:

– Đã lâu sao không có quốc thư?

Chất Tri phải viện lẽ ngôn ngữ bất đồng, sợ người dịch sai, e có điều trở ngại, rồi tự mình dâng bản quốc thư và xin hòa.

– Hòa nghị đã định xong, Phi Nhã tướng quân tính ngày nào thì lui quân?

– Thưa ngài, chúng tôi đã thua ở Thiết Thằng, bỏ thành Nam Vang lui về cố thủ ở đồn Ô Đông, thì cái tội bại quân, đối với Xiêm hoàng, chúng tôi không còn chối cãi được nữa. Nếu nay ngài truyền phải rời khỏi Ô Đông thì e chúng tôi phải chịu tội mất đầu. Vậy xin ngài tạm cho chúng tôi đóng quân ở đây, chờ mệnh lệnh của tệ quốc, rồi sẽ xin lui về nước quyết không dám chậm trễ.

Nguyễn Tri Phương thuận cho. Mấy hôm sau, vua Cao Miên là Nặc Ong Nôn tự đến cửa trại và quy hàng. Kết quả đã đúng như lời Nguyễn Tri Phương nói trước:

“Công thành không bằng công tâm, toàn sự tức là toàn thắng”.

Nhìn sự bình Miên và cách mở mang thế lực cho Nam triều ở xứ ấy, vua Thiệu Trị rất đẹp lòng và ban cho ông một tấm biển vàng trên khắc năm chữ: “An Tây trí dũng tướng”.

Giữa mùa hạ năm 1847, ông về Huế. Nghĩ ông đã hết lòng vì nước, nhà vua sai thị vệ nội các ra nghinh tiếp ông ở Nam đình. Tới kinh, nhà vua cho triệu ông vào điện, thưởng ông một bộ áo mát10, ban cho ông một cây quạt mà tự tay vua đề bài thơ:

解衣國寵邊疆定

Giải y quốc sủng biên cương định,

賜扇皇風化宇薰

Tứ phiến hoàng phong hóa vũ huân

深念宣勞何以答

Thám niệm tuyên lao hà dĩ đáp?

丹書萬載紀元勲

Đan thư vạn tải kỷ nguyên huân

Dịch :

Cởi giáp, ơn trên, loạn dẹp xong,

Quạt ban gió mát khắp tây đông.

Những lo khó nhọc, chi đền trả?

Muôn quyển đan thư sẽ kỷ công.

Rạng ngày, ngự điện Cần chánh, vua Thiệu Trị triệu Nguyễn Tri Phương đến trước bệ rồng, ban ngự tửu. Trước khi từ giã, nhà vua lại ban thêm một chén lương ngọc, một con lạc đà bằng vàng, dụng ý để ví danh tướng với con lạc đà bao năm chịu khát dưới nắng hạn thiêu người của bãi sa mạc.

Nguyễn Tri Phương được thực thụ Hiệp biện Đại học sĩ lĩnh Công bộ Thượng thư phong là Tráng liệt tử. Nhà vua truyền khắc bốn chữ đồng, dựng bia ở Võ miếu.

Cũng trong năm ấy (1847), vua Thiệu Trị băng hà.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button