Văn học trong nước

Gió Lửa

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Nam Dao

Download sách Gió Lửa ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : VĂN HỌC TRONG NƯỚC

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                      Download

Định dạng MOBI                      Download

Định dạng PDF                         Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lửa Ðàng Ngoài

Năm Quí Sửu (1673), Trịnh-Nguyễn chấm dứt chiến tranh, lấy sông Gianh làm giới hạn chia cắt đất nước. Từ sông Gianh ra Bắc, gọi là Ðàng Ngoài, do vua Lê chúa Trịnh nắm quyền. Từ sông Gianh vào Nam, gọi là Ðàng Trong, do chúa Nguyễn cai quản.
Năm Canh Thân (1740), Trịnh Doanh lên ngôi chúa thay Trịnh Giang. Loạn lạc khắp nơi : Lê Duy Mật lấy nghĩa phù Lê, thất bại, chạy về Thanh Hóa (1738). Năm Nhâm Tuất (1742), Nguyễn Hữu Cầu khởi binh đóng Ðồ Sơn, chiếm Kinh Bắc. Năm 1747, Cầu đánh Sơn Nam, bất ngờ tập kích Thăng Long, rồi rút về Sơn Nam, phối hợp với Hoàng Công Chất ở Thái Bình. Nguyễn Hữu Cầu bị bắt (1751) và bị chém sau mười năm khởi nghĩa, lôi kéo được hàng vạn dân nghèo.
Năm 1767, Doanh mất, con là Trịnh Sâm lên thay, dân Kinh Bắc nổi dậy. Lê Duy Mật đánh bại tướng Trịnh ở Nghệ Tĩnh. Hoàng Công Chất chết già (1769), nghĩa quân sau đó bị tan rã. Năm sau, Trịnh Sâm tiêu diệt phong trào phục Lê của Lê Duy Mật đã tồn tại được ba mươi hai năm. Năm 1771, Sâm giết thái tử Lê Duy Vĩ, ép vua Lê hiển Tông lập Lê duy Cẩn lên ngôi Ðông cung.
Năm 1773, Nguyễn Nhạc ở Tây Sơn chiếm Qui Nhơn. Trịnh Sâm cấm đạo Thiên chúa ở Ðàng Ngoài. Tháng chạp năm 1774, Sâm chiếm thành Phú Xuân. Năm 1777, hạn hán ở Ðàng Ngoài, đói liền mấy năm ở Nghệ An.
Tháng chín năm Canh Tý (1780), sủng phi Ðặng Thị Huệ cùng Hoàng Tế Lý mưu giành ngôi Chúa cho con thứ là Trịnh Cán. Con trưởng của Tĩnh đô vương Trịnh Sâm là Tông, cùng Ðàm Xuân Thụ, Nguyễn Khản, Nguyễn Khắc Tuân định việc khởi binh. Việc vỡ lở, Sâm bắt giam Tông và Khản, kết tội tử hình bọn dư đảng. Hai năm sau, Sâm mất.Trịnh Cán lên ngôi chúa. Cán lúc ấy mới sáu tuổi, Hoàng Tế Lý và Ðặng Thị Huệ nắm giữ công việc triều chính.
Tháng mười năm Nhâm Dần (1782), kiêu binh nổi loạn, phế Trịnh Cán lập Trịnh Tông lên. Nguyễn Khản và Dương Khuông phụ chính. Tháng giêng năm Giáp Thìn (1784), kiêu binh làm náo loạn kinh đô Thăng Long, đốt dinh Nguyễn Khản và Dương Khuông, giết Chiêm Võ hầu, cướp bóc nhà cửa đám quan lại và công hầu.

Gió Ðàng Trong

Năm Bính Ngọ (1306), Trần Nhân Tông gả công chúa Huyền Trân cho Chế Mân, vua Chiêm Thành. Năm sau, Mân dâng hai châu Ô, Rí dẫn cưới. Tháng năm, Mân chết. Tháng mười, Trần Khắc Chung cướp Huyền Chân mang về Bắc hà. Chiêm Thành đòi Ô Rí, nay đổi tên là hai châu Thuận, Hóa nhưng không được, mang quân đánh châu Hóa (1353). Ðến năm Mậu Ngọ (1378), quân Chiêm thắng, vào đến Thăng Long rồi lại rút ra giữ Thanh-Nghệ. Tháng năm năm Canh Thân (1380), Hồ Quí Ly đánh lùi được Chế Bồng Nga. Chiến tranh Chiêm Việt kéo dài cho đến đời chúa Nguyễn. Nguyễn Hoàng lấy Phú Yên năm 1622, chấm dứt trên thực tế vương quốc Chiêm Thành.
Ở Ðàng Trong, chúa Nguyễn lấn đánh Chân Lạp sau cuộc nội chiến với Ðàng Ngoài. Năm Ất Dậu (1705), Chúa Nguyễn chiếm Phiên trấn. Năm Mậu Tý, Chúa Nguyễn liên minh với Mạc
Cửu là người Minh Hương, phong làm Thống binh trấn Hà Tiên. Năm Tân Hợi (1731), quân Nguyễn chiếm Gia Ðịnh và lập Vĩnh trấn. Võ vương lên ngôi chúa (1738), bắt đầu đổi phong tục và bắt dân trang phục theo kiểu Trung Quốc. Võ vương mất, quyền thần Trương Phúc Loan phế Phúc Thuần, lập Phúc Dương còn nhỏ lên thay năm 1771.
Nguyễn Nhạc cùng hai em là Huệ và Lữ dấy quân ở Tây Sơn, chiếm Qui Nhơn (1773) rồi đánh vào Nam-Ngãi. Nhân dịp, Trịnh Sâm và Hoàng ngũ Phúc tiến chiếm Phú Xuân (1774), rồi xuống Quảng Nam. Tây Sơn hòa với Trịnh, đánh lấy Phú Yên. Chúa Nguyễn chạy vào Gia Ðịnh. Nguyễn Lữ (1776) mang thủy quân đánh Gia Ðịnh, chiếm Sài Gòn và ba trấn lân cận, rồi lại về Qui Nhơn. Nhạc tự xưng là Tây Sơn vương, đặt niên hiệu là Thái Ðức.
Năm 1777, Huệ lại đem quân đánh Gia Ðịnh, bắt giết cả Phúc Dương và Phúc Thuần rồi về Qui Nhơn. Quân Nguyễn, tôn Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi chúa, chiếm lại Sài Gòn. Năm 1778, Nhạc xưng đế, phong Lữ làm Tiết Chế và Huệ là Long Nhượng tướng quân. Ánh đánh chiếm lại Bình Thuận. Năm Nhâm Dần (1782), Nhạc và Huệ mang quân đánh Gia Ðịnh, Ánh phải chạy ra đảo Phú Quốc. Nghe tin Hộ giá Phạm Ngạn tử trận, Nhạc trả thù, giết rất nhiều thương nhân Hoa kiều. Nhạc và Huệ về Qui Nhơn, Ánh lại chiếm Gia Ðịnh ba tháng sau. Năm sau (1783), Huệ và Lữ phản công, Ánh đại bại chạy sang Xiêm, giao con cả là Cảnh mới năm tuổi cho Bá đa Lộc, là giám mục đạo Gia-Tô, mang làm con tin đi Pháp để cầu viện. Năm Giáp Thìn (1784), ba vạn quân Xiêm kéo sang. Huệ mang quân ra đánh tan, rồi để Ðặng văn Chấn ở lại giữ Gia Ðịnh.
Tháng năm, năm Bính Ngọ (1786), Huệ cùng Lữ, Nguyễn Hữu Chỉnh và Vũ văn Nhậm tiến chiếm Phú Xuân. Cuối tháng sáu, Tây Sơn tiến ra Ðàng Ngoài dưới lá cờ « Phù Lê-diệt Trịnh » đánh tan quân Trịnh, vào Thăng Long. Tháng bảy, Huệ lấy công chúa Ngọc Hân. Lê Hiển Tông mất, cháu là Duy Kỳ lên ngôi, sau lấy hiệu là Lê Chiêu Thống. Tháng tám, Nhạc ra Bắc, cùng Huệ rút quân về nhưng bỏ lại Nguyễn Hữu Chỉnh không cho theo. Chỉnh phải chạy trốn về Nghệ An.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button