Văn học trong nước

Ghềnh V

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Nam Dao

Download sách Ghềnh V ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH VĂN HỌC TRONG NƯỚC

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời dẫn truyện

Câu chuyện kể trùng hợp với những nhân vật có thật trong đời nên tác giả sẵn sàng gánh chịu mọi trách nhiệm pháp lý.

Rộng lượng đọc đến hết chương 7, độc giả sẽ phải chọn lựa. Nếu bạn đọc một trong hai đoạn kết trong chương 8 và yên tâm thì thôi. Nếu không, xin bạn quên đoạn đó, và đọc đoạn kia. Còn như bạn cứ vẫn bối rối, xin tha lỗi cho tôi, kẻ trót làm phiền lòng bạn giữa hư và thực. Nước xuôi con suối định mệnh chảy cho đến khi đập vào hòn đá chặn giữa lòng khiến dòng chẻ đôi, hư có thể là thực. Và ngược lại.

Nước vẫn trôi, chẳng ai biết dòng nước ấy đã từng một lần chảy qua, hay đã chảy qua thì sẽ chẳng bao giờ chảy lại.

NHẬP

1

Thật ra, ghềnh có một cái tên mỹ miều. Nhưng tôi gọi là ghềnh V, chữ V lộn ngược nằm nghiêng khoảng 30 độ, hình ảnh rất trần trụi của cái ghềnh nay quá nổi tiếng. Nằm trong địa giới tỉnh QN, cách mộ một nhà thơ tên tuổi độ ba mươi phút chim bay, ghềnh nhô ra biển, từng kéo hút nhiều định mệnh vào những bước chung cục một đời người. Anh bạn phóng viên tòa báo nơi tôi làm việc đã viết một thiên phóng sự có cái tên rất câu khách  “Nơi để Chết trong cái Đẹp cứu rỗi’’  . Anh bảo hãy đến, và phải nhìn tận mắt tất hiểu. Dĩ nhiên, nhìn tận mắt cái Đẹp thôi, anh ta nhắc đi nhắc lại. Tuy vậy, vài tháng sau khi bài báo được phổ biến, một hiện tượng khiến tỉnh QN xôn xao, và cư dân quanh ghềnh hầu như đổi hẳn cách tiếp cận đời sống. Nhưng trước khi vào truyện, một phần là chuyện của tôi, xin một vài lời về nhà thơ, một người mắc bệnh hủi. Trăng lên là giờ Thượng Đế trừng phạt. Những vết lở lói trên cơ thể toạc ra ứa máu, ngứa ngáy, và nhức nhối chọc toang não bộ, mắt hoa lên, thị giác vỡ thành hằng hà sa số những cánh chim bay. Còn chim, loại chim sẻ. Chúng xấu xí, chẳng ai để ý trừ kẻ thù của chúng. Đến mùa, chúng sà xuống những mảnh ruộng cằn phá phách, tranh ăn với những kẻ đi mót từng hạt lúa rơi. Kẻ thù của chúng lúc nào cũng đói. Vài năm nay đói lê lết. Lạ thay, vậy mà những kẻ thù tội nghiệp này của đám chim nay không bao giờ còn lên ghềnh V như trước.

Quyết định lên ghềnh V là điều tôi cân nhắc hơn nửa năm. Rồi sau, tôi sửa soạn. Đầu tiên, theo cái tít bài phóng sự, phải hiểu sự Chết. Khó đấy. Hiểu thì không, tôi chỉ có thể thật thà – thật thà và ngớ ngẩn – định nghĩa sự Chết như một hiện tượng sinh học, kiểu tim ngừng đập, lượng oxy chuyển lên óc giảm dần, tay buông, chân duỗi… Còn mắt thì mở hay nhắm, tùy, mở khi còn muốn nhìn lần cuối và nhất là yên trí có người bên cạnh vuốt mắt sau đó. Nắm bắt cái Đẹp? Cũng khó, thậm chí khó hơn. Và chẳng như cái Chết thuần sinh học, cái Đẹp là một phạm trù rất chủ quan, qua thị giác để nắm bắt cái thấy được, qua thính giác cái nghe được, và qua xúc giác cái sờ thấy được… Tất cả lại thấm qua một bộ lọc cấu thành từ văn hóa và trải nghiệm của mỗi người. Tìm hỏi anh bạn phóng viên, anh chép miệng, muốn hiểu thì cứ đi, nhưng đi là khó có bước về, và nếu về, người đi và kẻ về sẽ chẳng thể là một nữa.

ĐỌC THỬ

Thôi thì đành. Vì cái Đẹp ám ảnh từ không biết là bao nhiêu năm rồi. Thú thật, chẳng hiểu làm sao mà tôi tin mình thuộc vào chủng loại có khả năng biến cái Đẹp thành Lời. Hoặc thăng hoa Lời thành cái Đẹp. Lạy đấng Cao Xanh, tôi bỏ chức vụ Giám đốc Kỹ thuật một trung tâm cung cấp dịch vụ cho những doanh nghiệp của thành phố, công việc từng cho phép gia đình tôi sống tương đối an vui. Trước đôi mắt trợn tròn của vợ, tôi thủng thẳng, sự thành đạt trong nghệ thuật cần nghệ sĩ dấn thân hết mình. “Anh là nghệ sĩ à?” Vợ hỏi. Tôi gật. Vợ thở dài.

Thế là tôi lao mình vào công việc viết lách. Đầu nguồn của Lời, là thơ. Và như có đến đâu 70% người có trình độ trung học ở nước tôi làm thơ tự nhiên gần như ăn, ngủ và làm những thao tác bài tiết thiết thân, tôi gieo vần, gọt chữ, mài những câu du dương tiết điệu, và gửi nhà thơ ở tỉnh QN, hồi hộp đợi hồi âm. Sau hai tháng chờ phúc đáp nhưng bặt tin, tôi bơ vơ mang tâm trạng hụt hẫng như một đứa trẻ mồ côi. Thôi vậy, nay tôi đành một thân dấn mình vào sương gió văn đàn có tiếng là tanh tưởi, gửi thơ đến những tờ báo văn nghệ, báo hàng tháng, hàng tuần, rồi báo hàng ngày. Cứ đâu độ mười bài gửi thì tôi có một được đăng, và cái gọi là nhuận bút không quá được giá một bát phở phẩm lượng trung bình. Nhưng có thơ đăng báo cho phép tôi làm quen với văn hữu.

Trong số những người làm thơ ở nơi tôi sinh sống, tôi có dịp gặp một nhà thơ khá tiếng tăm. Đưa thơ cho ông ta đọc, ông cười bảo, thơ anh du dương giải trí được, nhưng khó nhớ quá, mặc dầu chữ nghĩa cũng xuề xòa thôi. Thơ phải có đặc thù mới được! Đặc thù là làm sao, tôi gặng. Ông đáp, vẻ thần bí, đó là sự huyền ảo của nàng Thơ. Thường thường, nàng lơi lả chèo kéo mọi kẻ biết đọc biết viết, nhưng chỉ khi nàng chọn ai đó để ăn ngủ thì mới sinh hạ ra Thơ. Muốn được nàng vời tới một ngày nào đó, phải kiên trì. Nghĩ đến số tiền nhuận bút cho thơ khá còm cõi, tôi ngao ngán thở dài thì ông hiểu ngay. Thì thào vào tai, anh phải chọn nghề viết lách như làm báo chẳng hạn, rồi “bỗng” một hôm có phép lành nàng gọi, khi đó nhà báo thành nhà thơ, dễ như lật bàn tay. Ông giơ tay rồi lật ngược, móng tay cáu bẩn đen xì. Cười ha hả, ông vỗ vai tôi nhắc, kiên trì nhé.

Tôi trở thành nhà báo vậy. Liên lạc bạn bè, tôi được giới thiệu. Gặp ông Tổng biên tập một tờ báo hàng ngày, tôi khai trình độ học thuật và kinh nghiệm nghiệp vụ. Ông trợn tròn mắt. Tốt nghiệp Sư phạm ngành điện toán ở Hà Nội, tôi theo gương ông thân sinh đi dạy học. Đồng lương nhà giáo chết đói khiến tôi mon men làm ngoài giờ cho doanh nghiệp nhà nước, rồi sau thì bỏ hẳn nghề chính, thu nhập lúc một rủng rỉnh. Bạn bè đồng môn đồng nghiệp rủ, tôi rời Thủ đô, vào miền Nam thông thoáng với quyết tâm làm sự nghiệp cho ra trò. Nhưng chỉ mới mua được một căn hộ, tậu được một chiếc xe, lấy một cô vợ thì tôi bắt đầu ngờ vực cái gọi là sự nghiệp ở phía trước.

Kinh qua nghiệp vụ ngày trước, báo giao cho tôi phụ trách đưa tin về những doanh nghiệp cỡ vừa và nhỏ. Chán những con số thường vô nghĩa và nhất là vô cảm, tôi thoái thác. Ông Tổng biên tập bảo, thế thì cậu thử, cho cậu phụ trách một phần trong ngành giáo dục vậy. Hai tuần đầu tôi khá chao đảo. Ông Tổng biên tập bảo, bài cậu khó ăn khách lắm. Chép miệng, ông dặn dò, cậu hãy chuyên về những chuyện như trò đánh thầy, nữ sinh đi làm gái bao, nam sinh rủ nhau hiếp tập thể cô giáo… Và viết với giọng điệu bình tĩnh khách quan, đừng để cảm tính xen vào phá cảm giác trung thực của độc giả là được. Kể chỉ thế thì không khó mấy, và trong khi tôi phải kiên trì đợi nàng Thơ, hẳn có cái đút vào miệng là bức thiết. Nhưng tôi vẫn cứ luẩn quẩn với chữ nghĩa. Ký hai ba tên lạ, tôi tiếp tục gửi thơ đăng báo. Tỉ số bài được chọn vẫn 1/10. Và đấy, tôi vẫn là nhà thơ hạng ba, chẳng một ai biết trừ vợ. Và hai ba đứa bạn thân từ thuở ấu thời, trong đó có anh phóng viên tác giả bài  “Nơi để Chết trong cái Đẹp cứu rỗi”  . Nghe tôi gặng hỏi về liên quan giữa Chết và Đẹp, anh phóng viên đáp, thì cái Đẹp cứu rỗi, như Dostoievski từng nói đấy. Không, tôi cằn nhằn, ông nhà văn lừng lẫy này người Nga, thừa hưởng văn hóa Kitô phương Tây. Còn tôi, gốc phương Đông, tôi khác. Khác thế nào, anh bạn tôi trừng mắt, Đông hay Tây thì cũng là con người thôi. Chưa chắc, tôi thầm nhủ, nhưng không hẳn biết những khác biệt văn hóa cơ bản. Lẩm bẩm, tôi nhắc như để tự thuyết phục, chết trong cái Đẹp là chết được cứu rỗi. Vướng ngay ở mệnh đề cái Đẹp cứu rỗi, tôi bảo anh bạn rằng chính tôi có một trải nghiệm khác. Cái Đẹp cho đến nay khiến tôi bỏ chức giám đốc, thành nhân viên công nhật cho một tờ báo khá rác, và vẫn cứ là một nhà thơ hạng ba, nay mang mặc cảm làm chồng mà chẳng cưu mang nổi vợ, về nhà len lén như kẻ cắp.

“Cái Đẹp cứu rỗi thế ư?”, tôi cao giọng hoài nghi.

Anh bạn phóng viên khinh khỉnh, “bạn đang đi tìm cái Đẹp chứ có ai bảo bạn tìm thấy rồi đâu! Tìm thấy nhiều khi không quan trọng bằng đi tìm, bạn ạ. Thấy, có thể rồi sẽ mất. Còn đi tìm, thì cứ mãi mãi trước mặt, chưa có thì chẳng mất đi vào đâu được!”

Nhưng Đông và Tây khác nhau thế nào? Thế hệ chúng tôi được đào tạo bằng khẩu hiệu, thắc mắc thì tán láo như những triết gia chủ nhật ở quán cóc. Và sự bức bách của cuộc sống khiến ai nấy càng ít đặt câu hỏi càng thảnh thơi. Lần này, thì khác, tôi tự nhủ. Rảnh được phút nào, tôi vào thư viện hoặc lên mạng tìm thông tin. Nhưng quả thật khó, nhất là kiến thức kinh điển phía phương Đông. Nghe tôi phàn nàn, anh bạn phóng viên thương hại, bảo:

“Ông Thầy ở cái am gần ghềnh có thể giúp bạn. Xưa ông làm kiểm lâm, nhưng ba mươi năm nay quanh quẩn trên ghềnh… Nghe đồn là sự minh triết của ông đã giải thoát nhiều người…”

ĐI TÌM

Về đến nhà buổi trưa một ngày trời oi, tôi thấy trên bàn ăn một mẩu giấy vỏn vẹn ba chữ “Em phải đi”. Cười nhạt, tôi thầm nhủ, đi thì rồi về. Tiếng radio nhà bên phải ầm ĩ kịch cải lương. Tiếng nhà bên trái, truyền hình trực tiếp một trận bóng đá. Xoa mặt, nhớp nháp mồ hôi. Tôi quăng cái cặp, buông người xuống ghế như một cục đá tảng, hai tay bưng tai, mắt nhắm lại. Tôi thiếp đi khá lâu, khi mở mắt thì bóng tối đã phủ lên căn phòng, kịch cải lương nay thành tân nhạc, và bóng đá hóa ra chương trình giới thiệu hoa hậu áo dài, tất cả được đệm bằng tiếng xe Honda rồ máy, tiếng nhận còi, tiếng trẻ con đập lộn chí chóe văng tục. Bước ra sau, tôi múc nước dội từ đầu chí chân, tẩy chất nhờn nhụa trên cơ thể, và ôi chao là nhẹ mình. Thình lình, tôi nghe mình nói “Tôi cũng phải đi”. Không chờ vợ đáp như đã quen thế từ ngày chúng tôi còn rất ít điều chia sẻ, tôi tiếp “để tìm cái Đẹp”. Nguệch ngoạc, tôi viết, để cạnh mẩu giấy vợ nhắn, ưỡn ngực reo như anh lính ngây ngô ra trận, “Một đi không trở lại đấy nhé!”

Không mường tượng ra cuộc phiêu lưu này thế nào, tôi điện thoại đến tòa báo nhắn mình bệnh, xếp gọn áo quần vào một chiếc ba lô, nhét bản thảo tập thơ, và gom hết tiền rồi ra khu Tây ba lô bắt xe cà phê Sinh đi QN. Tôi đi. Như một giải thoát, nhưng khỏi gì thì tôi không biết, chỉ thấy thân mình như chim bay bổng, không ràng buộc, không trọng lượng, không một mảy may hối tiếc. Mở kính xe, gió ào ào qua, tôi nhẹ hẫng đi như một hạt bụi đường vô sở cứ. Tây đầm ồn ào chuyện trò, nhìn tôi xa lạ trên chuyến xe cho khách ngoại đi du lịch. Hỏi, tôi gật đầu và lắc đầu, khiến họ đoán tôi không hiểu họ nói gì, họ chán quay lại nhìn nhau cười ngu ngơ. Tôi cũng thế, cũng cười ngu ngơ, lại gật, lại lắc cho đến khi họ để tôi yên.

Xe tới thị xã khoảng ba giờ trưa. Xuống xe, tôi vào quán cà phê, gọi nước uống. Để tiền boa hậu hĩ, tôi hỏi cô bé bưng bê:

“Ghềnh V có xa đây không em?”

Cô bé lùi một bước, quay lưng không đáp. Đi ra sau quầy hàng, cô thì thào với bà chủ. Bà ngước mắt nhìn về phía tay cô chỉ, đầu lắc, ghé vào tai cô bé nói gì đó. Tôi đứng lên xốc ba lô, đến bên bà chủ.

“Thưa chị, ghềnh V ở đâu chị?”

“Anh hỏi làm chi cà?”

“Tôi có chút việc tới đó… Ghềnh có xa đây không?”

Bà chủ quay ngoắt người, giọng đanh đá:

“Không biết, anh đi nơi khác mà hỏi! Đây không ai biết ghềnh mô đâu!”

Ra khỏi quán, tôi ngạc nhiên, không hiểu gì. Nắng QN rát cháy hắt một màu vàng chói lên cỏ cây xanh sạm và những mái ngói màu đỏ gụ. Trời nóng, gió lặng, mặt đất nứt nẻ đợi mưa. Men quốc lộ, tôi vào trung tâm thị xã. Đến trước một chòi canh giao thông, tôi chào anh công an, miệng tươi cười làm duyên:

“Đồng chí cho hỏi, đi ghềnh V thì hướng nào?”

Ngước mắt nhìn trời, anh không đáp. Tôi nhắc câu hỏi, tay móc thẻ nhà báo ra, hy vọng nhân viên công quyền giúp đỡ báo chí khi làm nghiệp vụ. Anh công an liếc nhìn, xẵng giọng:

“Không biết, vào chợ mà hỏi!”

Vào chợ, nhưng bây giờ là chợ chiều, bạn hàng đang lúi húi dọn dẹp. Tôi hỏi vẫn đúng một câu. Không ai đáp, thậm chí nhìn như tôi là một quái vật. Có cảm tưởng như đến từ một hành tinh lạ, tôi xem thử mình mơ hay tỉnh, thét tướng lên:

“Có ai biết ghềnh V ở đâu thì nói, tiền thưởng đây!”

Hai tay bảo vệ chợ ở đâu xồ tới, tay giật nắm bạc lẻ tôi đang giơ lên, miệng la:

“Cút, cút ngay tức thì…”

Tay lực lưỡng tiện đà tống cho tôi một đạp, tay kia chỉ tay tru tréo:

“Tính phá hả, ở đâu tới zậy cha… Đi đi!”

Tôi rảo bước theo phía tay tên bảo vệ chợ chỉ, chẳng biết đi đâu. Lát sau, tôi gặp một tốp trẻ đi học về, cổ quàng khăn đỏ, miệng nói cười. Bình tĩnh lại, tôi dang tay ngăn đường, miệng hỏi:

“Mấy cháu có biết ghềnh V ở hướng nào không?”

Bọn trẻ ngơ ngác nhìn tôi rồi ù té bỏ chạy. Chúng la làng, chắc thằng cha này điên, bay ơi. Một đứa trai gầy lênh khênh cúi xuống lượm đá rồi thẳng tay ném về phía tôi. Những đứa khác bắt chước. Gạch đá bay rào rào.

Tôi cắm đầu chạy.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button