Văn học trong nước

Đời phi công – Nguyễn Xuân Vinh

sach-doi-phi-cong1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Nguyễn Xuân Vinh

Download sách Đời phi công – Nguyễn Xuân Vinh ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH VĂN HỌC TRONG NƯỚC

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng PDF                  Download

Định dạng PRC                  Download

Định dạng EPUB                Download

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Tôi không được quen biết giáo sư Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh. Có một lần suýt nữa tôi được hân hạnh ấy, nhưng rồi lại… hụt! Số là vào khoảng năm 1994, 1995 chi đó, tôi được mời làm tham vấn cho chương trình tiếng Việt của học khu East Side, San Jose trong việc soạn thảo bộ sách dạy tiếng Việt cấp trung học của học khu này. Nghe nói chương trình cũng đã mời giáo sư Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh trong công việc tương tự, tôi đinh ninh thế nào cũng được dịp làm việc với ông. Nhưng khi tôi bắt đầu công việc thì ông đã không còn tiếp tục việc ấy nữa. Tẽn tò!

Tuy nhiên, với tôi, tên của vị giáo sư khả kính này không xa lạ. Cũng giống như tôi, nhiều người không được quen ông nhưng biết ông. Biết qua sinh hoạt và biết qua tác phẩm của ông. Bằng cách “biết” đó, với tôi, “Ðời Phi Công” của Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh là một trong những tác phẩm văn chương gây ấn tượng sâu xa trong lòng tôi, từ khi tôi còn là một chú thiếu niên mười ba, mười bốn tuổi. Qua “Ðời Phi Công”, tôi hình dung ra con người, đời sống, tính nết của tác giả; cũng như qua “Ðoạn Trường Tân Thanh”, người đọc khám phá ra những ước mơ và tâm sự kín ẩn của cụ Tiên Ðiền Nguyễn Du.

Nếu trí nhớ tôi không quá tệ thì đầu tiên “Ðời Phi Công” được đăng từng kỳ trên nhật báo Tự Do, phát hành ở Sài Gòn vào khoảng đầu thập niên 60. Tôi không nhớ “Ðời Phi Công” xuất hiện sau, trước hay cùng thời kỳ với “Người Ðao Phủ Thành Ðại La” và “Kỳ Nữ Gò Ôn Khâu” của Hoài Ðiệp Thứ Lang tức nhà thơ Ðinh Hùng. Nhưng những tác phẩm của Hoài Ðiệp Thứ Lang mang tính dã sử, còn “Ðời Phi Công” của Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh” có một nội dung và cách hành văn rất mới, rất “thời sự ”. Lúc đó, tuy còn nhỏ tuổi, tôi đã đọc “Ðời Phi Công” một cách say mê.

Trích dẫn :

…Nghề nghiệp anh đã quyết định lựa chọn

rồi đây sẽ là nguồn sống của cả cuộc đời…

Phượng,

Viết thư này anh đã ở xa em muôn vạn trùng dương. Anh mỉm cười khi đặt bút vì nghĩ rằng em vẫn thường chê cái tính thích giang hồ vặt của anh. Lần này thì anh đi hẳn, đi thật xa cho đến khi nào công thành anh mới trở về. Anh cũng chưa viết thư về cho Bác biết và chắc giờ đây Bác nghĩ rằng anh đang sống vất vưởng ở một xó xỉnh nào giữa thành phố Sàigòn.

Khi nào có dịp xuống Hải Phòng em lại thăm Bác và lựa lời nói giúp hộ anh. Anh biết đã làm cho Bác buồn phiền nhiều ngay từ khi đang học Dược Khoa ở Hà Nội anh bỏ để vào trong Nam. Và từ dạo ấy đến nay kể đã hai năm rồi em cũng như Bác không gặp lại anh.

Thỉnh thoảng có nhận được một lá thư, viết dăm hàng chữ nhưng chắc rằng em đã không tin ở những lời anh viết. Câu “vẫn được bình an mạnh khỏe” anh vẫn để ở cuối như một thông lệ chắc vẫn thường làm em hoài nghi mỉm cười.

Bình an có nghĩa là anh vẫn chưa có việc gì làm nhất định, vẫn ngày ngày dạy học, viết văn lăng nhăng, vẫn làm những cái nghề em thường mệnh danh là những nghề bạc bẽo. Anh biết làm thế nào được, anh thấy rằng đường đời muôn vạn nẻo làm anh nhiều khi bâng khuâng như muốn lạc hướng. Anh vẫn thường nghĩ nơi đây chỉ là chỗ anh tạm dừng chân bước để rồi anh phải hứa với em như vẫn thường nguyện với chính anh rằng ngày mai anh sẽ khác hôm nay.

Nhưng buồn thay là hôm sau anh vẫn còn cặm cụi chấm bài, vẫn phải gạn túi lấy tiền đưa chiếc quần cũ đi là cho phẳng để ãn mặc cho trịnh trọng, dáng điệu cho đạo mạo mỗi khi đứng trước thế nhân. Tuổi hai mươi có phải là cái tuổi làm cho con người già dặn đâu em nhỉ và hai mươi tuổi với hai bàn tay trắng đâu phải là một điều đáng phàn nàn. Bác chắc không thể nào hiểu được tâm trạng của anh cũng như em tuy đôi khi có gật đầu đồng ý với anh một vài điểm nhưng khóe mắt em nhìn và nét mặt em hơi phụng phịu cũng thừa để cho anh hiểu rằng em muốn anh nên nghe lời Bác.

Thành thực anh cũng muốn lắm, vì Bác cũng đã già lại có mình anh là trai, bao giờ cũng muốn mẹ con gần nhau. Ngày ngày anh sẽ cắp sách đi học, vô tư, ngoan ngoãn như hồi lên mười tuổi. Anh muốn như thế lắm em ạ vì nghĩ đến mỗi lần nhìn ảnh anh để đầu giường, Bác lại thở dài làm anh se lòng. Nhưng lần này em cũng nên cố hiểu hộ anh là làm sao anh có thể kéo dài chuỗi ngày bình thản đến gần như vô vị trong bốn bức tường dưới sự nâng chìu của người thân tình trong khi anh đang thèm khát những bến trời xa lạ, muốn đi nhiều, học nhiều để sau này do chính bàn tay mình xây dựng lấy cuộc đời. Đạo làm con anh biết mình có lỗi nhưng anh hy vọng rằng sau này Bác sẽ hiểu mà tha lỗi lầm cho anh. Anh không dám kéo dài, triển hạn cái ngày về; anh chỉ muốn sau này gặp Bác anh có thể mỉm cười thoả nguyện và Bác sẽ thấy rằng thằng con trai bướng bỉnh gàn dở ấy của Bác chỉ là một lãng tử biết hối hận quay trở về với gia đình.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button