Văn học trong nước

Đồi Cỏ Hát

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Trần Hoàng Vy

Download sách Đồi Cỏ Hát ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : VĂN HỌC TRONG NƯỚC

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                      Download

Định dạng MOBI                      Download

Định dạng PDF                         Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Chẳng biết từ lúc nào, Cúc Huyền được cả nhà phong “danh hiệu” là “cô bé vụng về”! Có lẽ chuyện bắt đầu từ việc Cúc Huyền lỡ tay ủi cháy cái quần “ông già”, mô đen “xịn” nhất của anh hai.

Thứ sáu, ngày mười ba tiếp theo, cô bé rửa chén làm bể cái tô kiểu Trung Quốc của mẹ.

Mẹ ca cẩm luôn miệng:

– Con gái lớn tồng ngồng mà cứ ù ù cạc cạc như ngỗng đực, đi đứng lóng nga, lóng ngóng làm sao ấy!

Rõ là xui xẻo hết biết! Cúc Huyền có muốn thế đâu, thậm chí cô bé cũng muốn ý tứ, dịu dàng lắm chớ, như hôm ba đi công tác về, mẹ pha nước chanh và bảo Cúc Huyền mang lên, mặc dù khi để cái ly xuống mặt bàn, cô bé để hết sức gượng nhẹ, song vẫn vang lên một tiếng “cốp” rợn người! Ba nhăn mặt, còn mẹ thì trừng mắt nhìn muốn cháy cô bé.

Sau đấy là một màn “mo-ran” dài hơn tiếng rưỡi đồng hồ về chủ đề “công, dung, ngôn, hạnh” của mẹ.

Không biết tâm sự cùng ai, Cúc Huyền mang nặng một nỗi sầu tủi: Cúc Huyền là một cô bé vụng về!

Chao ôi! Cái “danh hiệu” mới nặng nề làm sao! Hồi còn học mẫu giáo, Cúc Huyền nổi tiếng là múa hay, múa dẻo, rồi học cấp I, cô giáo cũng khen Huyền có hoa tay cơ mà. Những năm cấp II, Cúc Huyền cũng có vụng về đâu! Mấp mé ngưỡng cửa cấp III, Cúc Huyền mới cảm thấy mình sinh ra lắm chuyện…lạ. Tỉ như tay chân của cô bé cứ cảm thấy nó thừa thãi sao ấy. Nhiều lúc làm như muốn cãi lại cả cái đầu đang vơ vẩn với hàng trăm điều mơ mộng.

Sau hàng loạt “sự kiện” cỡ “bể ly bể chén” đó, mẹ mua về một lô sách dạy nữ công gia chánh và hướng dẫn Huyền thực hành.

Một vài món ăn, Huyền làm xuất sắc, vượt cả mong muốn của mẹ. Cơ hội xóa danh hiệu “cô bé vụng về” tưởng trong tầm tay, thì một sự cố nghiêm trọng lại xảy ra.

Ngày mồng năm, tháng năm, tết Đoan Ngọ, Cúc Huyền bàn với mẹ nấu một nồi chè xôi nước. Sau khi được mẹ hướng dẫn và phụ nhồi bột, làm bánh, Huyền yên chí sẽ hoàn thành công đoạn cuối, quyết tâm lần này yêu cầu cả nhà đổi danh hiệu mới. Nhưng đúng là ngày mồng năm đại hạn, loay hoay thế nào, khi nấu nước đường, thay vì lấy bao đường cát, trời ạ, cô bé bê nguyên bao muối đổ trút vào nồi. May mà mẹ “cảnh giác” phát hiện sớm, không thì sẽ biến thành nồi chè kho trăm phần trăm muối biển!

Sẵn dịp cô bé đang nghỉ hè, mẹ đề nghị với ba, tạm “đình chỉ” công tác học tập nữ công gia chánh của Huyền, cho chuyển về… quê ngoại để “cải tạo” lại!

Ba “duyệt” ngay đề nghị của mẹ, hy vọng ở nông thôn, Cúc Huyền sẽ ổn định hơn về tinh thần, không còn lú lẫn nữa.

Thế là một buổi sáng đẹp trời, cả nhà đưa tiễn cô bé vụng về khăn gói ra bến xe về quê ngoại.

Ở quê ngoại, mọi việc đều mới lạ với Cúc Huyền, nên cô bé càng vụng về tợn!

Hôm đầu tiên, vừa chân ướt chân ráo về tới nhà ngoại, Cúc Huyền theo dì Uyên ra vườn hái dừa. Thọc, kéo thế nào, thiếu chút nữa một trái dừa gõ vào cái đầu vớ vẩn của cô.

Cầm cái dao bén ngót trên tay, dì Uyên “sửa” trái dừa ngọt xớt. Cúc Huyền cũng muốn học tập. Hú hồn! May không cái dao vô lễ xin phép mượn đỡ ngón tay đeo nhẫn của Huyền rồi! Cô bé thề không thèm hái dừa và chặt dừa nữa.

Dì Uyên là con út của ngoại, nhỏ hơn mẹ của Cúc Huyền cả chục tuổi. Dì đang học năm cuối của trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh. Tính tình dì Uyên vui vẻ nên dì rất gần gũi và cảm thông với Cúc Huyền. Dì nói, hồi cỡ tuổi Cúc Huyền, dì cũng vụng về ghê lắm! Đó chẳng qua là sự biến đổi tâm sinh lý bình thường giữa tuổi thiếu niên và thiếu nữ. Qua cái “đốt” đó, tất cả đều ổn định lại thôi!

Cúc Huyền tin dì Uyên nói đúng, và cô hy vọng sẽ qua nhanh cái “đốt” kỳ quặc này, để không còn mang tiếng vụng về nữa.

Song, mọi việc đều chưa đáp ứng nguyện vọng mong mỏi chính đáng của Huyền.

Bằng chứng là sáng nay, Cúc Huyền theo dì Uyên đi cắt bông súng, lượt đi dì Uyên chèo, xuồng lướt êm như ru. Cúc Huyền ngồi mơ ước đến mình chèo xuồng. Khi về, còn cách nhà một khoảng ngắn, dì Uyên đưa chèo cho Huyền thử sức. Vừa cầm chèo, đang loay hoay lựa thế đứng, xuồng đã tròng trành và lật úp. Dì Uyên tưởng Huyền đùa dai và biết bơi, nào dè cô bé được một bữa no nước, thiếu chút nữa thì xin làm đệ tử… Hà Bá!

Các bạn ạ! Viết đến đây thì tôi ngại quá! Chả dám “kê” hết cái vụng về của cô bé, nhân vật trong câu chuyện mà các bạn đang đọc đâu. Vả lại, “tội” cô bé quá các bạn ạ! Hẳn là các bạn cho là chuyện xạo! Có đấy các bạn! Cúc Huyền hiện đang tiếp tục “cải tạo” ở quê ngoại. Nhưng tôi tin là cô bé sẽ “cải tạo” xuất sắc. Dì Uyên dạo này thường khen Cúc Huyền “khéo” lắm. Thời gian sẽ giúp Cúc Huyền “lột xác” trở thành… Thành gì nhỉ? Tùy các bạn mong ước.

Tôi tin là hết hè này, Cúc Huyền sẽ được phong danh hiệu mới: “Nàng tiên khéo léo”. Chờ xem…


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button