Văn học trong nước

Đêm Dài Một Đời

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Lê Tất Điều

Download sách Đêm Dài Một Đời ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH VĂN HỌC TRONG NƯỚC

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

LÊ TẤT ĐIỀU

Sinh năm 1942 tại làng Bài Trượng (xã Hoàng Diệu) tỉnh Hà Đông. Di cư vào Nam năm 1954.

1976 – 1979: Hợp tác với tạp chí Hồn Việt, Bút Lửa, Văn Học Nghệ Thuật trong chức vụ tổng thư ký hoặc chủ bút.

Từ 1990: Cố vấn niên trưởng Thư Viện Toàn Cầu

Tác phẩm đã xuất bản:

– Khởi Hành, 1961

– Kẻ Tình Nguyện, 1963

– Quay Trong Gió Lốc, 1965

– Đêm Dài Một Đời, 1966

– Phá Núi, 1968

– Người Đá, 1968

– Những Giọt Mực, 1970

– Anh Em, 1970

– Thơ Cao Tần, 1977

– Thư về Bloomington, Illinois, 1997

– Letters to Bloomington, Illinois, 1999

– Some words of advice to the Commander-in-Chief, 2009

CHƯƠNG MỘT

Tôi vừa hấp tấp chạy xuống đến lưng chừng cầu thang thì một cái đầu nhỏ, cứng xông lên, lao vào bụng tôi. Cả hai cùng hét lên một tiếng. Tuy suýt ngã bật ngửa về phía sau, tôi cũng cố quơ tay hy vọng túm được kẻ đối diện. Nắm được cánh tay gầy gò, xương xẩu của bé Hùng. Nó đã ôm chặt cái tay vịn cho khỏi lộn ngược xuống. Tôi kêu:

– Đi đâu mà vội thế? Sao không vỗ tay? Muốn ngã gẫy cổ hả?

Bé Hùng cãi:

– Anh có vỗ tay không chớ?

Tôi cười, nhớ lại sự hấp tấp của mình. Nắm cánh tay nó, tôi kéo nó đứng thẳng dậy. Cũng may, tai nạn không xảy ra. Đã nhiều lần như thế rồi. Lũ nhỏ nhanh tay lạ lùng. Chúng bám kịp một cách chắc chắn vào tay vịn dọc cầu thang như bám vào cuộc sống. Hùng vừa bước tránh sang một bên để tiếp tục lên thang, vừa hỏi:

– Thằng Vinh có trên lầu không anh?

– Chắc có. Hồi nãy tao nghe nó cười ở giường thằng Tấn.

Xuống hết cầu thang, tôi lần bước về phía “nhà chơi”. Trời đang nắng to. Hơi nắng đem theo mùi cỏ cháy làm khô mũi. Không cần lên tiếng tôi cũng biết Hoan ngồi ở góc nhà chơi, gần phòng nhạc. Tiếng đàn măng cầm của anh ta bao giờ cũng thế, chả trộn lẫn với ai được. Những nốt cao anh thường gẩy thật nhẹ và luôn luôn kẹt ở nốt “Si”. Tới nốt đó bỗng dưng dòng nhạc như đứng sững lại, lúng túng và ngỡ ngàng. Tôi đến sát bên Hoan:

– Bồ đậu rồi đó. Biết chưa?

– Biết rồi.

– Ai nói?

– Thầy Sáu.

ĐỌC THỬ

Giọng Hoan thản nhiên, dửng dưng:

– Mấy đứa thi đỗ hết mà. Ối, coi như bỏ, ăn nhậu gì.

Hoan nắm tay tôi kéo xuống:

– Ngồi đây bồ.

Tôi ngồi cạnh Hoan, trên chiếc ghế xi măng, tựa lưng vào tường. Hoan ngồi một mình đang gẩy và lắng nghe âm thanh của một bản nhạc buồn. Hẳn anh ta không vui. Tôi cũng ngồi im.

Câu chuyện thi đỗ của anh quả thực là buồn. Tin vui đó khi được ông thầy học loan ra chỉ làm sung sướng mấy cậu bé. Các cậu vốn yêu đời và chưa biết sợ ngày mai. “Các em đỗ hết rồi.” Thầy Sáu đã nói câu đó với giọng hân hoan và cảm động. Thầy đã tận tâm dạy chúng tôi, thầy có quyền sung sướng về kết quả công việc của thầy. Nhất là ai cũng đồng ý nhiệm vụ của thầy thật khó khăn. Nhưng lúc đó, một anh, tôi chịu không biết là ai, vì giọng nói lẫn trong tiếng cười, hỏi thầy:

– Đỗ để làm gì thầy?

Thầy Sáu đâm lúng túng trong việc tìm câu trả lời. Mãi sau thầy mới nói:

– Đi thi thì đỗ là mừng chớ.

Thằng Quỳnh nhỏ bỗng cười phá lên, châm chọc:

– Đậu thì được bằng cấp. Ít nữa, mình đeo cái bằng ở ngực để đi bán bàn chải cho nó lẹ hơn.

Câu nói cố ý chế giễu nghề làm bàn chải, cái nghề độc nhất nhà trường dạy để giúp chúng tôi kiếm sống. Thầy Sáu giận? Hay thầy buồn vì chúng tôi? Không ai biết. Thầy im lặng và bỏ đi. Đợi cho tiếng chân thầy nhỏ, xa dần, bọn “thi đậu” bắt đầu nhảy nhót, cười đùa. Tuy thích tỏ ra cay đắng, chua chát, chúng tôi cũng không muốn bỏ lỡ một dịp nào có thể coi được là vui.

Có tiếng Sinh, cậu bé nghịch ngợm và bướng bỉnh nổi tiếng trong trường, hét to:

– Trời ơi! Anh Nô của tôi đâu rồi, đậu hạng nhứt lận! Văn chương chữ nghĩa của anh hay quá mà! Giám khảo chấm gì nổi! Anh Nô cho tụi này ăn mừng đi.

Nô cười sằng sặc có vẻ nghẹn thở. Chắc Sinh đã chồm lên bá cổ anh ta. Nô kêu:

– Buông ra! Nghẹt thở mày, tao quật cho mày rơi xuống gẫy xương sống bây giờ.

Niềm vui và tiếng cười lan ra. Bỗng chốc, hình như mọi người lại quên được tất cả. Cũng như biết bao lần trong đời tôi đã quên được trong giây phút, cái thế giới tăm tối mà chật hẹp, ít khi rộng quá tầm tay. Tôi bỏ đám đông đi tìm Hoan.

Xưởng máy trước cửa trường vẫn phát ra tiếng máy điện chạy ầm ầm. Ban ngày, lẫn trong tiếng động cơ xe cộ, cái âm thanh đều đều buồn nản đó trở nên ào ào như tiếng gió lớn.

Hoan ngừng đàn, đặt một tay lên bàn tay tôi. Anh ta lần vuốt từng ngón rồi bóp nhẹ ngón tay út. Tôi quàng tay qua vai anh và nói lên cái ý nghĩ trong đầu cả hai đứa:

– Buồn ghê!

Hoan lại bóp nhẹ ngón tay tôi:

– Tôi còn bốn ngày, bồ còn bảy ngày nữa…

Hoan đã tốt nghiệp, đã ăn cơm của nhà trường đủ năm năm và kể như đã học hết chữ của trường. Như thế, chỉ còn bốn ngày nữa là cuộc đời nội trú của anh sẽ kết thúc. Năm năm ân huệ xã hội dành cho Hoan qua rồi. Tôi biết Hoan không buồn vì chuyện học hỏi bị chấm dứt quá sớm. Hoan lo lắng cho cái tương lai phải tự túc. Cũng như bao nhiêu người lớp trước, chúng tôi đến trường khi còn dốt nát và ra trường với một vốn kiến thức, một trí khôn chẳng ai thèm dùng. Và, tất cả thường dựa vào những điều đã học hỏi được để hiểu rõ về thân phận của mình hơn. Mỗi lần lên lớp là một lần thấy nguồn sống của mình cứ ngắn dần. Tương lai đó! Thật là “tương lai chan hòa trên mi mắt” như Nô thường nói. Tốt nghiệp, nghĩa là không còn được ở trong trường nữa. Mình đã ăn hết phần cơm năm năm của mình rồi còn đâu.

Ở khoảng hành lang giữa nhà chơi và phòng nhạc, mấy chú bé kiếm đâu được cái ống bơ sữa bò, đang chia bên để đá bóng. Các chú còn đủ ngây thơ để chưa biết nỗi khổ của mình. Tiếng chiếc ống bơ lăn trên nền xi măng nghe thật inh ỏi, khó chịu. Trái banh kỳ quặc này đi đến đâu cũng lên tiếng xác định chỗ đứng của nó, không trốn chạy vào khoảng tối tăm mênh mông. Nếu tương lai của chúng tôi cũng có thứ âm thanh dẫn dắt như thế!…

Bỗng Hoan hét lên:

– Thôi! Trưa rồi đó! Đừng làm ồn!

Lũ trẻ làm như không nghe thấy tiếng Hoan, vẫn tiếp tục trò chơi ồn ào ấy. Sợ Hoan lấy mất “banh”, chúng di chuyển dần về phía phòng nhạc.

Chúng tôi im lặng. Hoan cầm đàn, co một chân đặt lên chân tôi và vừa gẩy vừa áp tai vào sườn đàn để nghe. Tôi vuốt cho tóc Hoan bớt xù ra. Anh gẩy từng tiếng một, nặng nề, chậm chạp. Bản nhạc buồn nghe quen, nhưng tôi không nhớ là bản gì. Tôi đập chân khe khẽ làm nhịp và yên lặng cho tới khi nghe tiếng chuông báo giờ ăn…

Buổi tối, câu chuyện “nghỉ hè” bỗng trở thành một đề tài chính. Đến giờ ngủ, chúng tôi vẫn còn nói chuyện ồn ào. Các thầy đều tỏ ra dễ dãi trong những ngày cuối. Giờ học chẳng đứa nào chịu thuộc bài và giờ ngủ tất cả có thể thức để tán gẫu. Thỉnh thoảng, ông giám thị lên phòng ngủ kiểm soát. Nhưng dù ông bước nhẹ đến thế nào chúng tôi vẫn nghe rõ tiếng chân ông lẹp xẹp trên từng bậc thang.

Hôm qua anh Cung, cũng đã học hết năm năm và đang chờ giờ phút từ giã nhà trường, bỗng nổi điên vừa hét vừa nhảy thình thình như muốn phá sập cả ngôi trường. Thầy giám thị hấp tấp chạy lên, tất cả hoảng hồn. Cung trở lại giường mình nằm tỉnh khô. Nhưng thầy chỉ mắng qua loa.

Cánh cửa chính của phòng ngủ vừa đóng lại, tôi rời khỏi giường tiến đến giường Hoan:

– Ngủ rồi hả bồ?

Tiếng Hoan từ phía đầu giường sát bên cửa sổ:

– Chưa.

– Làm gì đó?

– Đang xếp lại hành lý để sửa soạn lên đường.

Hoan có một cái hộp gỗ nhỏ đựng quần áo và vài đồ dùng lặt vặt. Những lúc buồn, không có việc làm, anh lại mở hộp ra, rờ rẫm, xếp lại từng thứ.

Vướng chân vào chiếc gậy của Hoan để ở bên giường, tôi dừng lại. Một bàn tay ở giường bên phải nắm lấy vạt áo tôi, kéo xuống. Tôi đưa tay ra và chạm vào khuôn mặt có nhiều nốt sần của Vĩnh.

– Ngồi đây.

Dòng nước mắt trên má Vĩnh làm ướt mấy đầu ngón tay tôi. Tôi lướt ngón tay ngược lên gần đuôi mắt anh ta và kêu:

– Ê! Khóc hả?

Vĩnh ôm ngang lưng tôi khiến tôi ngã nghiêng trên ngực anh ta. Vừa cười khanh khách, Vĩnh vừa nói:

– Khóc chứ. Khóc cho quên sự đời.

Trong bọn chúng tôi, Vĩnh mập mạp và vui tính nhất. Anh ta thường hay gẩy đàn, đến độ xuống phòng ăn muộn và bị truất mất phần cơm. Vĩnh có cái bụng phệ nên bị chúng tôi gán cho nhãn hiệu “thực dân”. Nhưng anh ta lại tin một cách nhiệt thành rằng đó chính là một quý tướng, có thể giúp cho cuộc đời sau này của anh có đủ cơm ăn, áo mặc. Hồi mới vào trường, chưa quen với cuộc sống kỷ luật, Vĩnh phạm lỗi luôn. Ban đêm, nhiều khi Vĩnh không ngủ được, anh ta mò đến giường tôi, gãi chân hoặc dựng đầu tôi dậy. Nhiều lần tôi nổi cáu, co giò đạp thẳng vào cái quý tướng của anh ta. Vĩnh chỉ cười, không giận.

Vĩnh hỏi:

– Bồ có muốn nghe bức thư của mẹ tôi không? Tôi mới nhận được sáng nay.

– Nhờ ai đọc chưa?

– Rồi. Mình nhờ chị bếp đọc để chép ra chữ nổi. Bây giờ tôi thuộc lòng rồi. Đây cho bồ đọc.

Vĩnh xoay nghiêng người với lên đầu giường rồi đưa tôi một chiếc phong bì đã xé, một tờ giấy mỏng và một tấm bìa dầy, thứ giấy đặc biệt của chúng tôi. Tôi rờ qua bức thư thật rồi đặt xuống ngực Vĩnh. Co cả hai chân, ngồi xếp chân bên cạnh Vĩnh, tôi lần ngón tay trên tấm giấy cứng, đọc thư của mẹ anh ta.

“Vĩnh con,

Hồi này ở bên Lào lộn xộn lắm, đánh nhau luôn. Mẹ phải dẹp cửa hàng để về ở với chị Tư rồi. Hàng hóa phần thì cháy phần thì hư hỏng hết cả. Mẹ gần hết cả tiền vốn. Mùa hè này con ở bên đó tìm chỗ nào ở nhờ được ba tháng thì là phần nhất. Về Lào bây giờ đường đi khó khăn, lại phải ở nhờ nhà chị Tư. Mẹ có gởi thêm cho con một chiếc nhẫn nữa. Tiền bán chiếc nhẫn trước đã tiêu hết chưa? Con ăn tiêu hà tiện một chút, hồi này mẹ túng lắm. Chỗ nào cũng đánh nhau, chả buôn bán gì được. Chị Tư gởi lời thăm con. Nếu con kiếm được chỗ ở cho qua ba tháng hè thì nhờ người viết thư về báo cho mẹ biết, cho mẹ mừng…”


 

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button