Văn học trong nước

Cuộc Đời Dưới Vành Mũ Thám Tử

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Trần Anh

Download sách Cuộc Đời Dưới Vành Mũ Thám Tử ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : VĂN HỌC TRONG NƯỚC

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                      Download

Định dạng MOBI                      Download

Định dạng PDF                         Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

13 năm qua, đứa trẻ vẫn lớn khôn cùng nỗi ám ảnh khủng khiếp trong lòng cha mẹ: nó không phải là con mình, nó đã bị một bàn tay vô hình đánh tráo lúc chào đời? Đứa bé ngày một trưởng thành, tình ruột thịt ngày càng sâu sắc nhưng nỗi nghi ngờ ngày một lớn. Và than ôi, dấu vết của sự thật cũng ngày một xa mờ!

Nỗi hoài nghi

Một người đàn ông gọi điện đến văn phòng công ty thám tử, dè dặt và cay đắng nói: “Đứa con đẻ của tôi hình như đã bị đánh tráo bằng đứa trẻ tôi đang nuôi…”. Nói thế rồi thôi.

Một năm sau hai vợ chồng ôm mối sầu tư, nghi hoặc khủng khiếp đến với các thám tử và hỏi: “Liệu có xác định được không?”. Sau lần đó họ cũng không quay lại. Thêm một năm nữa sống trong dằn vặt, giằng xé… Cho đến tận hôm nay, họ kể:

Ngày 15-10-1990 đôi vợ chồng Bình – Trang ngất ngây trong hạnh phúc sắp sinh con đầu lòng. Họ đưa nhau về quê nội để khoe họ hàng: thằng cu trưởng họ, đích tôn, “cái gậy của ông”… lùm lùm đây này. Đang ríu rít trên đường thì Trang kêu đau bụng, mặt vã mồ hôi. Linh tính cho Bình biết vợ anh sắp sinh con. Kêu xích lô, anh đưa vợ vào nơi gần nhất có thể sinh con. Đó là trạm xá của xã Y thuộc huyện Thường Tín, Hà Tây.

Làm thủ tục xong, để vợ ở lại trạm, Bình xách cặp lồng chạy ra quán mua thức ăn. Chân bước đi mà lòng người bố trẻ chỉ nghĩ đến lúc được ôm thằng cu con của mình. Thằng bé đã được đặt sẵn tên là Nam vì những bà mụ giàu kinh nghiệm gặp Trang đều nói đó là con trai.

Các bác sĩ khám thai cũng nói con trai. Người nhà quê đi xem bói càng khẳng định là thằng cu. Nhất là lúc nãy chị hộ sinh cũng nói: chắc chắn là con trai… Dòng họ Bình, trưởng họ hai đời độc đinh (chỉ sinh được một con trai). Từ lúc Trang có thai, Bình đã được ngồi ghế trưởng họ…

Về đến trạm xá, Bình được mọi người hân hoan chúc mừng: mẹ tròn con vuông! Lao vào phòng, Bình thấy vợ hôn mê nằm bên một hài nhi đỏ hỏn đang o e khóc. Chị hộ lý nói: “Bé cái mồm thôi chị ơi, để lớn lên còn dễ kén chồng”. Vợ Bình sinh con gái!

Nỗi buồn của vợ chồng Bình qua nhanh vì tiếng bi bô của bé Hồng. Bé Hồng lớn dần và anh chị thấy nó hình như ngày một không giống bố mẹ, cũng không giống bất cứ ai trong hai họ.

Họ anh Bình có 22 đứa trẻ nội ngoại thì không ai tóc xoăn như Hồng. Cặp mắt xếch rất ấn tượng của con gái họ Lỗ nhà anh thì Hồng không thừa hưởng. Rồi dáng đi, phom người, đến tính cách… càng lớn Hồng càng khác bố mẹ, họ hàng. Bệnh hắt hơi của họ nhà anh di truyền đến cả cháu ngoại tận miền Nam mà riêng Hồng thì mũi rất khỏe. Ông bà nội ngoại gần 70 tuổi vẫn đọc sách không dùng kính nhưng Hồng mới vào lớp 1 đã cận 3 điôp.

Căng thẳng quá, vợ chồng anh đi xem bói. Thầy bói nói thẳng rằng con anh chị đang ở xa, nhà anh chị có người lạ đến ở… Nỗi ám ảnh lớn dần và không ngừng cắn xé tâm can, vợ chồng Bình quyết định nhờ thám tử.

Đi tìm bà mụ

Thám tử Châu đặt một phòng trọ ở thị trấn huyện Thường Tín rồi phóng xe xuống trạm xá xã Y. Dừng chân tại một quán nước đối diện trạm xá có bà lão lưng còng bỏm bẻm nhai trầu. Sau vài ngày nghiên cứu địa bàn, Châu quyết định tiếp cận ông bảo vệ.

Chiều mưa khách vắng, bác bảo vệ lững thững ra quán “ăn” điếu thuốc lào. Anh thanh niên tươi tỉnh, xởi lởi bắt chuyện và mời bác “ăn” thêm chén rượu cùng nắm lạc rang. Châu nói: “Vợ chồng cháu từ miền Nam ra. Cháu đang xin việc ở huyện. Vợ cháu muốn xin việc vào trạm xá này. Nhờ bác chỉ đường…”.

Hỏi chuyện, Châu biết trạm xá hiện có năm cán bộ nhân viên. Người làm lâu nhất là bà Hường với 22 năm công tác, bốn người còn lại thời gian ở đây đều dưới 10 năm. Như vậy người duy nhất có thể có mặt khi Hồng chào đời là bà Hường.

Bà Hường quê gốc ở xã này, không có con hay cháu trạc tuổi Hồng. Bề ngoài bà là người phụ nữ nhân hậu, chân chất. Thông qua bác bảo vệ, Châu gặp bà. Lý do chính vẫn là xin việc cho vợ. Bà Hường không nhớ gì về những người vãng lai sinh con ở trạm xá này. Hồ sơ của trạm về những ca sinh chỉ ghi vắn tắt trong cuốn vở học sinh rồi cuối năm bỏ đi… Manh mối không có gì sáng sủa.

Châu quyết định sẽ ngửa bài với bà. Giả sử chuyện nhầm con có thật thì sẽ có hai trường hợp xảy ra khi Châu ngửa bài. Thứ nhất, nếu bà không chủ ý đánh tráo thì chắc chắn với tình cảm của mình, bà Hường sẽ giúp Châu. Thứ hai, nếu bà ta là thủ phạm thì cũng sẽ lộ thái độ. Châu nói: “Thật ra cháu có anh chị ruột sinh con ở đây vào ngày 15-10-1990 nhưng gia đình lo ngại trạm xá giao nhầm con…”.

Bà Hường rất ngạc nhiên và sốt sắng hỏi kỹ câu chuyện. Bà cho biết trước năm 1993 trạm xá có hai bà mụ thay nhau là bà và một đồng nghiệp tên Gấm. Bà Gấm góa chồng từ lâu và đã mất cách đây bốn năm. Bà Hường không nhớ ngày 15-10-1990 ai là người đỡ đẻ… Châu xác minh chuyện bà Gấm là có thật. Thái độ của bà Hường cũng rất trong sáng và câu chuyện lại đi vào ngõ cụt.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button