Văn học trong nước

Cổ Tích Trong Mưa

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Lâm Hạ

Download sách Cổ Tích Trong Mưa ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : VĂN HỌC TRONG NƯỚC

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                      Download

Định dạng MOBI                      Download

Định dạng PDF                         Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Ngày 10 tháng 7 năm 1971. Sài gòn. Đêm.

… Xử tử hình TH1 về tội phản bội. Trở ra gấp. A8.

Cô gái ngồi chết lặng khi đọc xong dòng chữ vừa hiện lên dưới lớp mực hóa học. Chợt cô giật mình nhìn quanh như sợ có ai bắt gặp mình với mẩu chỉ thị kia. Căn nhà vẫn yên tĩnh, chỉ có đốm sáng từ chiếc đèn bấm trên tay cô. Thật khó nhọc, cô đứng dậy thu dọn bình mực hóa học…

Bóp chặt mẩu giấy, cô bước nhẹ lên phòng khách. Vẫn vắng lặng, ông chủ nhà chắc hẳn còn đang bù khú với đám bạn sĩ quan và như thường lệ, chắc sẽ không về nhà trước 2 giờ sáng. Hiện giờ, tính mạng cô đang ngàn cân treo sợi tóc. TH1 phản bội, người hắn khai ra đầu tiên chắc chắn phải là cô. Địch muốn bắt cô lúc nào chẳng được nhưng chúng để cô được tự do hòng theo dõi và “phăng” ra toàn bộ đường dây. Mà theo dõi cô thì có khó khăn gì. Với vỏ bọc là quản gia cho ông chủ – một sĩ quan biệt động quân – ngoài việc đi chợ buổi sáng và đi thu tiền hụi của các hụi viên trong dây hụi mà cô làm chủ ra, sẽ chẳng có giờ nào để cô ra đường. Quy luật ấy chắc địch đã nắm được. Nếu có một chút khác biệt, cô sẽ bị bắt ngay. Giờ đây, cái vỏ bọc chắc chắn ngay giữa cư xá sĩ quan này lại hóa cái nhà tù vô hình giam chân cô. Nhưng chuyện TH1 phản bội có chính xác hay không? Vẫn biết TH1 có lối sống phóng túng, vô kỷ luật nhưng điều ấy thích hợp với cái lốt mà anh ấy đang mang khi ở trong lòng địch. Không ít lần, nhờ nó mà anh đã giải vây cho đồng đội trong những phút giây nguy hiểm cận kề. Suốt hai năm cùng hoạt động, cô tin TH1 như chính bản thân mình, nhưng cô không thể không tin vào chỉ thị của A8. TH1 lại do chính A8 đào tạo và giao công tác…

Cô mở mẩu giấy ra lần nữa, săm soi dưới chiếc đèn bàn. Đúng là chữ của A8. Bật diêm đốt mẩu giấy, cô cay đắng thầm nghĩ: “Con người ta thay đổi mau chóng quá”. Có thể TH1 đã phản bội vì chính điều kiện hoạt động của anh ta. Vậy thì cô không thể ở lại nội thành được nữa, nhưng trước khi đi phải xử tử hình TH1 ư? Còn khó hơn cả việc vượt thoát ra căn cứ. Về quyền thuật, xạ kích, cô biết mình không phải là đối thủ của anh ta. Giờ đây, hẳn TH1 cũng đã đề phòng rất kỹ. Làm sao đây? Xử anh ta ở các chỗ vui chơi thì tiện nhất nhưng phải mất thời gian chuẩn bị, mà cô lại không có thời gian. Làm tại nhà riêng của anh ta thì cô khó lòng thoát thân. Hay là… Có lẽ chỉ còn cách đó.

Tự dưng, cô thấy mắt mình cay cay…
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2002. Ngày thứ nhất.

– Tit… Ti… Tit… Ti…

Bằng một phản xạ y hệt biệt kích Delta khi có báo động vẫn thường thấy trên phim, Nhất Anh chộp lấy điện thoại ngay sau khi tiếng chuông dừng được 10 giây. Hai tiếng chuông, đó là tín hiệu của bác Kiên dành cho cô bé…

– Nghe rõ! – Nhất Anh nói vào máy.

– Trời mưa. Bác đưa con đi học. Chiều, bố sẽ đến đón! – Vẫn cái giọng đầy mệnh lệnh của bác Kiên vang lên trong ống nghe.

– Dạ! Con chuẩn bị ngay! – Nhất Anh luôn cố làm cho sự phục tùng của mình mềm mại hơn, tình cảm hơn thay vì chữ “rõ “mà bác Kiên vẫn quen nghe từ miệng cấp dưới.

“Cũng còn may vì bé Anh là gái, chứ nếu là trai, chắc nhà này thành trại huấn luyện tân binh rồi” – Bố vẫn hay nửa đùa nửa thật như vậy trong bữa ăn. Mẹ và Nhất Anh luôn khúc khích cười, còn bác Kiên thì làu bàu: “Sống có trật tự, có chương trình mục tiêu hẳn hoi thì có gì xấu chứ?”. Thực ra, Nhất Anh không hề thấy mình bị bó buộc khi phải sống theo một thời gian biểu chính xác – nhất là khi người hướng dẫn cô bé lập thời gian biểu và điều chỉnh hoạt động theo thời gian biểu của mình chính là bác Kiên.

Bác Kiên sống với gia đình Nhất Anh 17 năm. Từ khi Nhất Anh được sinh ra, cả gia đình cô bé mới về ở với bác Kiên trong căn nhà 16F của cư xá này. Nghe mẹ kể lại, hồi đó, Nhất Anh rất sợ ông vì nửa khuôn mặt trái gồ ghề biến dạng và dáng đi khập khiễng của ông. Theo ngày tháng, bé Anh quen dần, bác Kiên đã trở thành người được cô yêu quí nhất nhà. Ngược lại, bác Kiên cũng đem đến cho cô bé một thế giới mới với những kiến thức về kỹ năng đầy thú vị, hấp dẫn. Hai bác cháu trở thành một đôi bạn vong niên ăn ý đến mức bố phải phê bình: “Con bé Anh nó hư là tại anh đó nghe, anh Kiên!”. Bác Kiên đổ quạu: “Nó hư cái gì, mày nói thử tao nghe”. Bố dấm dẳn: “Em nói phòng xa vậy thôi, ai đời con gái gì mà học cách sử dụng dao, dò tìm dấu vết, xác định phương hướng, truyền tin, nút dây… Ba cái trò đó chỉ có đi hoang mới thích hợp. Học hành thì…”. Nghe bố nói mà Nhất Anh ức phát khóc, nhưng thật may khi bác Kiên lật ra quyển lịch để bàn ghi chi chít thời gian biểu mà bác lập cho cô bé. Bác bảo: “Xem đi. Chuyện học chiếm 2/3 số giờ. Còn lại là nghỉ ngơi giải trí. Học kỹ năng chỉ chiếm 1/3 giờ giải trí. Vợ chồng bây vẫn chưa vừa ý sao? Bất cứ thanh thiếu niên nào cũng phải hiểu biết những kỹ năng này để mạnh mẽ lên, tự tin mà tồn tại trong cuộc sống. Hồi trước, mày cũng tham gia hướng đạo đó thôi?”. Bố càu nhàu: “Nhưng Nhất Anh là con gái mà”. Bác Kiên đốp luôn: “Thử thách đến với người ta có phân biệt nam hay nữ không? Tao hết muốn nói lý lẽ với mày rồi nhé”. Bố xụ mặt ngồi im khe. Đến tối, bố và mẹ đều phải xin lỗi bác Kiên. Từ lần đó, Nhất Anh thấy bên trong ông bác xấu xí, đi đứng khập khiễng của mình một uy lực thật đáng sợ. Hồi lớp bảy, khi làm bài văn về người mà mình yêu quí nhất, chẳng phải Nhất Anh đã chọn bác Kiên để thể hiện trong bài viết đó sao?

Chải tóc xong, Nhất Anh ôm cặp chạy xuống phòng khách. Ông Kiên buông tờ báo, vừa tháo kính, vừa nhếch mép cười sau khi liếc đồng hồ:


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button