Văn học trong nước

Có Một Mùa Hoa Gạo

co mot mua hoa gao sach ebook1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Nguyễn Vạn Lý

Download sách Có Một Mùa Hoa Gạo ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  SÁCH VĂN HỌC TRONG NƯỚC

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng PDF                   Download

Định dạng MOBI                 Download

Định dạng EPUB                Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Văn lùi xe ra khỏi trạm xăng và tìm cách trở lên xa lộ. Chàng đang trên đường trở về sau khi thăm một người bạn thân tại New Orleans. Chàng phải rẽ xuống cái thành phố nhỏ ven biển Texas này để đổ thêm xăng. Bỗng chàng trông thấy mấy người Á Đông tại một ngã tư, và ngay cạnh đấy là một cửa tiệm bán thực phẩm Á Đông. Một tấm biển lớn đề một hàng chữ Việt Nam: “Chợ Quê Hương”, và ngay bên dưới là một hàng chữ Tầu. Chàng mỉm cười tự hỏi:

– Không biết “quê hương” ở đây là Việt Nam hay là Trung Hoa?

Chàng không có việc gì phải vội vã, và lúc đó vẫn còn sớm, mới khoảng 11 giờ sáng, nên chàng đậu xe ngay trước cửa tiệm. Chàng dự định vào xem có gì đặc biệt để mua về làm quà cho vợ.

Bên trong tiệm là từng dãy những tủ hàng đựng các đồ ăn khô và tươi, giống y như các tiệm thực phẩm khác mà chàng đã biết. Lúc đó là buổi sáng của một ngày đầu tuần, nên tiệm rất vắng khách. Văn đoán chàng là người khách duy nhất, và có lẽ là người khách đầu tiên của ngày hôm đó. Bên quầy tính tiền là một người đàn bà lớn tuổi, có vẻ là chủ tiệm. Một thanh niên làm công đang chất đồ lên các quầy hàng. Văn cắm cúi đi, ngó từng dẫy hàng, và chàng có cảm tưởng người đàn bà nhìn theo chàng. Cuối cùng chàng chọn mua một ít khoai lang. Chàng vẫn thích ăn khoai lang luộc, và những củ khoai ở đây trông mập mạp ngon lành và rất tươi.

Tại quầy tính tiền, chàng có dịp quan sát bà chủ tiệm kỹ hơn. Bà ta khoảng gần sáu chục tuổi, tuy già nhưng có nét ưa nhìn. Trên khuôn mặt đầy phong sương của tuổi đời, đôi mắt mệt mỏi vẫn còn vẻ tươi vui, và nụ cười vẫn còn duyên dáng. Mái tóc bà ta đã ngả màu muối tiêu, nhưng dáng dấp vẫn còn nhanh nhẹn. Bà ta nhìn Văn đăm đăm trước khi bỏ túi khoai lên cân, rồi lên tiếng hỏi Văn bằng một giọng đặc Hà Nội:

– Ông thích ăn khoai lang? Ông chọn khéo quá nhỉ! Khoai này ăn ngon và bùi lắm cơ.

Văn có linh cảm chàng đã gặp người đàn bà này ở đâu rồi, nhưng chàng không thể nhớ ra. Chợt bà ta quay sang nói một tràng tiếng Tầu với người thanh niên làm trong tiệm. Văn mỉm cười: “Bà nói tiếng Tầu giỏi quá nhỉ?”

– Thì tôi là người Tầu mà.

– Nếu vậy bà nói tiếng Việt hay quá, đặc giọng Hà nội! Tôi cứ tưởng bà là người Việt đấy.

– Thì tôi sinh đẻ tại Việt Nam mà.

Khi người đàn bà cúi xuống lấy một cái túi nylon đựng khoai cho Văn, chàng trông thấy một vết bớt màu đậm ở cổ bà ta. Sau khi trả tiền, chàng bước đi, nhưng chợt chàng bàng hoàng quay phắt lại và hỏi:

– Có phải bà là Mẫn ở chợ Cầu Không trước kia không?

Người đàn bà mở to mắt, và hỏi lại: “Có phải ông là Văn không?”

Văn buông rơi túi khoai, giơ hai tay lên trời và kêu lên: “Trời ơi quả thực là Mẫn rồi! Đã tưởng không bao giờ được gặp nhau nữa!”

Bà chủ tiệm mừng rỡ, nắm lấy hai cánh tay Văn, và nhìn kỹ mặt Văn: “Tôi không ngờ có ngày gặp lại Văn. Ngay từ lúc thấy Văn cúi đầu đi ngó từng dẫy quầy hàng, tôi đã ngờ ngợ rồi. Vẫn cái lối đi ngày xưa, đầu lúc nào cũng cúi xuống như muốn tìm tiền của ai đánh rơi. Ở đâu mà hôm nay lại lạc đến đây thế này?”

– Cũng ở gần đây, chỉ cách vài giờ lái xe thôi. Lần đầu tiên tôi tới cái thành phố này mà lại gặp được Mẫn. Mẫn ở đây lâu chưa?

– Trên mười năm rồi đó. Này, từ cái lần cuối cùng gặp nhau đến nay là bao lâu rồi?   Có lẽ cũng phải bốn mươi năm đấy nhỉ?

– Bốn mươi mốt năm đúng!

Mẫn chép miệng: “Quá nửa một đời người! Nhưng trông Văn vẫn trẻ, còn tôi thì già rồi.”

– Trẻ gì nữa, tại tôi nhuộm tóc đấy. Tôi với Mẫn bằng tuổi nhau thì chẳng ai già ai trẻ cả.

Mẫn ngẫm nghĩ rồi hỏi Văn: “Hôm nay Văn có bận gì không? Nếu không có việc gì phải về gấp, ở lại đây ăn trưa với nhau một bữa, và kể chuyện đời cho nhau nghe được không? Tiệm ăn bên cạnh đây có nhiều món ngon đáo để. Đã lâu lắm mới có dịp mời Văn.”

– Thế thì nhất Mẫn rồi. Dù bận gì cũng bỏ hết. Gặp được Mẫn đâu phải chuyện dễ. Một giấc mơ đấy.

Mẫn gọi người thanh niên lại, dặn dò bằng tiếng Tầu, rồi dẫn Văn sang tiệm ăn bên cạnh. Tiệm ăn sáng ngày thứ hai cũng vắng tanh. Hai người chọn một cái bàn bên cạnh cửa sổ trông ra biển. Bên ngoài gió vẫy vùng trong một khoảng trống bao la, quay quắt những cụm cây dại mọc bên bờ cát. Nước biển ở đây là một màu xám lợt không mấy hấp dẫn, và cũng không khích động lòng người tới những cuộc viễn duđến những chân trời xa.

Thấy Văn nhìn ra ngoài bãi biển trống vắng, Mẫn than thở: “Cảnh ở đây trơ trụi lắm, chẳng có gì gợi nhớ đến cây gạo ngày xưa cả.”

*

“Cây gạo ngày xưa!” Mẫn muốn nhắc tới cây gạo tại phố chợ Cầu Không một nửa thế kỷ trước? Hồi ấy là mùa hè năm 1945, lúc Văn mười tuổi, và Mẫn cũng bằng tuổi chàng. Tuy bằng tuổi nhau, nhưng Mẫn khôn lanh hơn Văn nhiều. Mẹ Văn có một tiệm bán muối độc quyền tại khu phố chợ Cầu Không. Văn học ở làng, cách chợ Cầu Không bảy cây số, nhưng mùa hè năm ấy Văn được ra sống tại Cầu Không.

Đối với Văn thì phố chợ Cầu Không đã là một nơi đô hội rồi, vì tiệm bán muối của mẹ Văn ở ngay trước chợ nên lúc nào cũng náo nhiệt, nhất là vào những ngày phiên chợ thì người ta phải chen lấn nhau mà đi. Chỗ nào cũng có hàng quà hàng bánh, và nhiều người ăn mặc rất sang trọng. Cửa tiệm lại là một căn phố lầu bằng gỗ, có ban công. Văn rất thích cái thú được trèo cầu thang, ra ban công nhìn xuống đường, một cái thú Văn chưa bao giờ được hưởng ở trong làng.

Khu phố có khoảng mười căn nhà lầu bằng gỗ, tất cả nhìn sang chợ Cầu Không; con đường liên tỉnh trải đá phân cách chợ và khu phố. Phía sau dẫy phố là một cái ao tù không có lối thoát nước, quanh năm phủ váng và là ổ sinh sản của muỗi. Cả khu phố ấy, không một nhà nào có cầu tiêu. Mọi người phải ra cánh đồng gần đấy làm cái việc bài tiết cần thiết. Thực ra cách ngã tư chợ Cầu Không một quãng, trên con đường trải đá sang Phủ Lý Nhân, có một cây gạo cổ thụ, gốc rất to và ngăn thành nhiều hốc lớn. Những cái hốc cây gạo kín đáo ấy đã trở thành một cái cầu tiêu công cộng cho những người sống trong khu phố chợ Cầu Không. Người ta cứ việc ra đó khi cần, rồi thơ thới ra về, và có từng đàn chó tranh nhau ra dọn dẹp sạch sẽ hết. Văn rất chịu cái thú “ra gốc gạo” này, và ở đây người ta hiểu cái thành ngữ “ra gốc gạo” có nghĩa là đi đại tiện. ..


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button