Văn học trong nước

Chữ Việt Thời Thượng Cổ

chu viet thoi thuong co sach ebook1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Trần Bích San -TS. Trần Gia Thái

Download sách Chữ Việt Thời Thượng Cổ ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  SÁCH VĂN HỌC TRONG NƯỚC

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Trọn bộ ebook                   Download

 

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Trước khi Chữ Quốc Ngữ xuất hiện vào cuối thế kỷ thứ 16 do các giáo sĩ người Âu Châu sang Việt Nam truyền đạo, Chữ Nôm là thứ chữ riêng của nước ta dùng để ghi lại tiếng nói của người mình. Chữ Nôm có phải là văn tự đầu tiên hay trước đó chúng ta đã có một thứ chữ khác? Đề tài về cổ văn tự được các nhà ngữ học, khảo cổ, học giả bàn thảo từ nhiều năm qua. Theo Dương Quảng Hàm “Dân tộc ta trước khi nội thuộc nước Tàu, có thứ chữ riêng để viết tiếng Nam hay không; đó là một vấn đề, hiện nay vì không có di tích và thiếu tài liệu, không thể giải quyết được”.Nghiêm Toản cũng cho rằng “Trước hồi Bắc Thuộc ta vẫn có tiếng nói riêng, còn chữ viết thì không biết ta đã có hay chưa?”

THỜI CỔ VIỆT NAM KHÔNG CÓ CHỮ VIẾT

Một cách gián tiếp, Lê Văn Siêu,[7] khi luận về văn tự đã khẳng định vào đời Hùng Vương, trước khi bị Tàu xâm chiếm, nước ta chưa có chữ viết: “ Sử có chép là nhà vua (Hùng Vương [8] đã một lần đi đánh miền Nam đến cửa bể Thần Phù, tức là đến Thanh Hóa nơi gốc cũ, thuyền bị gió cản không đi được, sau có một đạo sĩ xưng là La Viện xin cỡi thuyền đi trước dẫn đường để tam quân đi sau. Tự nhiên không có sóng gió gì nữa. Khi tấu khải trở về, La Viện mất. Vua truy phong là Áp Lãng Chân Nhân, lập đền thờ ở bờ sông để thờ. Lại cũng theo tục truyền, khi vua Hùng Vương Nam chinh đóng quân ở núi Khả Lao (Thanh Hóa), có nằm mơ thấy thần bảo rằng “Xin có cái trống đồng và dùi đồng giúp nhà vua thắng trận”. Đến lúc ra trận thì thấy trên không văng vẳng có tiếng trống đồng rồi quả nhiên được toàn thắng. Vua bèn sắc phong thần núi xã Đam Mê là Đồng Cổ Đại Vương, và đền thờ từ đấy gọi là Đồng Cổ Thần Từ (trong còn một cái trống bằng đồng cổ)”.

Trong phần chú thích, Lê Văn Siêu ghi: “Xin lưu ý: hồi này chữ Hán chưa được truyền vào Giao Chỉ, làm sao mà vua Hùng Vương có thể có chữ để phong cho thần là những Áp Lãng Chân Nhân với Đồng Cổ Đại Vương? Vậy việc đi đánh miền Nam có thể có thực, nhưng đặt duệ hiệu theo những tiếng Nôm nào đó, còn sự phong tặng chỉ là những thêm thắt của đời sau.” [9]

Cùng quan điểm Việt Nam chưa có chữ viết riêng cho tới khi bị người Tàu đô hộ và chữ Hán là văn tự đầu tiên chúng ta sử dụng, Vũ Thế Ngọc,[10] với nhãn quan khoa học, không chấp nhận lý luận nặng về tình cảm, nhẹ về khảo chứng: “Tự hào là con dân một nước văn hiến lâu đời, chắc chắn chúng ta đều hãnh diện khi chứng minh được rằng người Việt đã có chữ viết từ thời lập quốc. Tuy nhiên sự thật là cho đến nay (1987), chưa có một chứng kiện nào cho thấy ta có văn tự trước thời Bắc thuộc. Có lẽ chứng kiện còn đang chôn sâu dưới lòng đất hoặc ở ngay trên hàng ngàn trống đồng nhưng vì ta chưa tìm được cách đọc chăng?

Sự việc không có một văn tự ở thời cổ đại không chứng minh một điều nào hết. Việc có chữ viết dù có là một chứng chỉ đánh dấu trình độ văn minh của một dân tộc nào đó, nhưng điều đó không bao hàm logic trái ngược.[11]


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button