Văn học trong nước

Chú Tư Cầu

sach-chu-tu-cau1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Lê Xuyên

Download sách Chú Tư Cầu – Lê Xuyên full ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH VĂN HỌC TRONG NƯỚC

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng PDF                  Download

Định dạng PRC                  Download

Định dạng EPUB                Download

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Nhà văn Lê Xuyên, tên thật Lê Bình Tăng, sinh ngày 1 tháng 11 năm 1927 tại Ô Môn – Cần Thơ, mất ngày 2 tháng 3 năm 2004, hưởng thọ 77 tuổi. Lê Xuyên để lại cho đời chín pho truyện dài, chín tác phẩm bất hủ và tác phẩm Chú Tư Cầu tiêu biểu cho văn phong chân chất, phóng khoáng của một nhà văn Nam Bộ. Lê Xuyên với Chú Tư Cầu, tập truyện dài đầu tiên được đăng trên nhật báo Sài Gòn Mai trong hai năm liền, từ tháng 2/1961 đến tháng 2/1963, xuất bản thành sách vào tháng 3 năm 1963. Từ đó, người ta thường gọi Lê Xuyên là Chú Tư Cầu và Chú Tư Cầu tức là nhà văn Lê Xuyên, tuy hai tên mà một người.

Nhà văn Hàm Anh còn viết: Nhà văn Lê Xuyên tỏ ra có quan sát sắc bén, rất sành tâm lý, thể hiện ở tình tiết chuyện và giọng văn đặc sệt chất Nam Bộ, nhiều khi hài hước vô cùng hấp dẫn.

Không có Chú Tư Cầu trong tủ sách gia đình là một thiếu sót…

Vì vậy, Nhà Xuất Bản Tiếng Vang USA có nhiệm vụ, được sự đồng thuận của bà quả phụ Lê Xuyên, tái bản Chú Tư Cầu ở hải ngoại và những tác phẩm nổi tiếng khác của Lê Xuyên, khi có điều kiện.

Nhà Xuất Bản Tiếng Vang USA trân trọng giới thiệu tác phẩm Chú Tư Cầu của nhà văn quá cố Lê Xuyên với quý độc giả.

Sacramento ngày 10 tháng 4 năm 2006

Nhà xuất Bản Tiếng Vang USA

Chủ biên

Anh Phương Trần văn Ngà

Trích dẫn :

Hiện tượng của truyện dài viết từng đoạn, đăng từng kỳ nơi trang trong các nhật báo, như chúng ta đang thấy lan rộnq thành một lan rộng bao trùm toàn diện, đẩy hầu hết những cây bút sáng tác chuyên nghiệp hiện nay tới kiếm tìm một văn thể mới, áp dụng một bút pháp mới. Kỹ thuật được mệnh danh là kỹ thuật viết tiểu thuyết cho báo hàng ngày, ở mỗi người viết, phơi bày thành một phong cách biểu hiện khác nhau, nhưng mục đích muốn tới và dụng tâm cuối cùng thì giản đơn và sáng rõ là một.

Đó là : tuy đăng từng ngày, mỗi ngày một tiểu đoạn, nhưng cách viết và lối dựng truyện phải là những bí quyết sắc bén giam nhốt không rời thần trí và ham thích người đọc, đã bước chân qua cửa truyện, là không thể trở lui, phải từng số từng ngày đợi chờ đọc tiếp. Người người viết truyện trữ tình đăng trên nhật báo bây giờ thảy đều mơ tưởng trở thành một Kim Dung kiếm hiệp. Một mở đầu đã đầy đặc những tình tiết bốc cháy từ những dòng mê đắm thứ nhất. Chuyển đoạn vừa đố vừa giảng. Chuyện đang vòm trời hiện tại thoắt đã chân trời tương lai. Bằng những diễn biến bây giờ, bằng hồi tưởng, đột ngột kéo ngược hết về thì quá khứ. Bất ngờ cắt đứt một sáo trộn đóng khung trong một cảnh trí này, ném bỗng sáo trộn ấy vào một cảnh trí hoàn toàn khác biệt. Đang thuật đang tả chuyển thành viết thư, nghiêng sang nhật ký. Và thuật tả cũng luôn luôn phải đối thoại len vào. Trăm nghìn sảo thuật hâm nóng cảm giác, làm ngỡ ngàng mọi tưởng trước, sai lạc mọi phán đoản ấy, đã được chuyên chở bộn bề vào tiểu thuyết đăng báo chúng ta hiện nay, bằng con đường điện ảnh, bằng vay mượn và phối hợp cách thức viết với cách thức thực hiện phim ảnh. Nói chung, đó là kỹ thuật của loại phim truyện trinh thám, nghẹt thở, giật gân, bao giờ cũng tạo được tác dụng làm căng thẳng giác quan ta.

Ở ngòi bút Lê Xuyên và tiểu thuyết Lê Xuyên, vì cũng viết ra trước hết cho báo hàng ngày, chúng ta cũng thấy thấp thoáng sự nhập nội vào văn thể những kỹ thuật ấy. Nhưng Lê Xuyên không chỉ giới hạn khả năng trước tác của mình vào xử dụng kỹ thuật tiểu sảo. Và tiểu thuyết Lê Xuyên thật đông người đọc, tất còn phải chứa đựng, một sắc thái độc đáo nào ? Câu trả lời là có. Đó là không khí, cảnh trí, những khuôn mặt điển hình, những cuộc đời đặc biệt những danh từ địa phương, cùng lối miêu tả sự việc bằng đối thoại cực kỳ linh dộng chỉ thấy ở tiểu thuyết Lê Xuyên.

Không khí, bầu trời của văn truyện Lê Xuyên là một không khí rất nước Việt miền Nam, một bầu trời rất miền Nam thôn dã. Đang nắng lửa chói chang, chợt đã mưa rào đột ngột. Phút trước trời còn ngọc thạch, phút sau đã sầm tối mây đen. Kinh rạch chằng chịt, ngòi rạch lang thang. Trong ẩm ướt nhiệt đời, lúa mạ tốt tươi trùm lan thành nườm nượp mùa màng. Trời, đất, cỏ, hoa nồng cháy một hiện tượng giao tình thường trực. Không khí có sấm chớp trên kia và đời sống dưới này là rạo rực hình hài, là thần kinh bốc lửa. Như Cửu Long nước đầy, thiên nhiên và địa hình miền Nam đã là những phát hiện tự nhiên chan hòa sức sống. Bằng những liên hệ biện chứng với ngoại giới, người và đời sống của người, bởi vậy cũng đồng dáng với thiên nhiên và đồng tính với địa hình. Người đọc đã hiểu tại sao là nhân vật và nhưng diễn biến tiểu thuyết Lê Xuyên thật hiếm ít những dấu tích và những đặc thù của văn minh phường phố. Tư Cầu có thể một bữa kia ra tỉnh. Đi coi hát bóng, vào phònq trà. Nhưng nguồn gốc, lẽ phải, hạnh phúc và cái làm nên thế quân bình cho đời sống Tư Cầu và những người đàn bà trở thành đối tượng cho bản năng Tư Cầu bốc cháy là giữa cái lồng Iộng phơi phới đó của trời là màn, chiếu là đất, cỏ cây bằng hữu và trăng sao tình nhân. Thôn dã miền nam trong tiểu thuyết Lê Xuyên không rối rắm những phong tục lâu đời, chồng chất những tập quán cố định. Như ta thấy ở Sơn Nam, Bình Nguyên Lộc hay ở những tiểu thuyết thôn quê, tiểu thuyết phong tục tiền chiến của Nam Cao, Kim Lân, Tô Hoài. Đó là một thôn dã mộc mạc hơn, còn đằm thắm cái đằm thắm ngu ngơ của sơ khai và tiền sử tính. Nước chảy khônq ngăn giòng. Cỏ mọc trăm bãi bờ. Đó là cái trạng thái tự do của tạo vật. Người sống như tung tăng cá lượn, rất hoang cái hoang của con ngựa hồng không yên cương. Đó lù cái trạng thái tự do của con người, mặc dầu la một tự do thấp và vô thức. Nhân vật tiểu thuyết của Lê Xuyên không chạy theo sức xô đẩy của tâm hồn, bởi vì không nâng đời sống tới những rung động tâm hồn, mà ném mình vào những vở và tự nhiên của thú tính. Tôi nhắc lại : đó là một phong cách sống tự do, tuy thấp và vô thức, nhưng không phải không lần lên thành những vết đẹp riêng.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button