Văn học trong nước

Chú Bé Có Tài Mở Khóa

chu-be-co-tai-mo-khoa-nguyen-quang-than1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Nguyễn Quang Thân

Download sách Chú Bé Có Tài Mở Khóa ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  VĂN HỌC TRONG NƯỚC

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                 Download

Định dạng MOBI                 Download

Định dạng PDF                    Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Nam đưa trả mẹ tiền tàu, tiền ăn quà mẹ cho, và nói:

– Mẹ ơi, con không đi thăm bố nữa đâu.

– Sao thế con? Hay là con tôi ốm rồi?

– Không phải mẹ ạ. Con đi vắng lâu, ở nhà ai nấu cơm cho mẹ. Với lại còn con thỏ đen, ai cắt cỏ, tìm lá cho nó?

Mẹ vuốt tóc Nam:

– Con tôi ngoan quá. Nhưng con không phải lo. Mẹ sẽ nuôi hộ thỏ. Con cứ đi chơi với bố nửa tháng rồi về ôn hè cũng vừa. Đây là quà thưởng của bố mẹ cho con. Năm vừa rồi con là học sinh tiên tiến của lớp 5A[1] mà.

Nam rơm rớm nước mắt, thầm cảm ơn mẹ rồi ra tàu đêm, về thành phố cảng thăm bố.

Dạo này tàu khách rút bớt chuyến để dành đường cho tàu chở hàng từ cảng về thủ đô. Ngồi ở sân ga, Nam đợi mãi. Nhưng chỉ có những chuyến tàu hàng dài dằng dặc vút qua, bánh tàu dập ình ình trên đường sắt, vang động cả một khu ga mênh mông. Thùng sắt lớn bằng cả một gian nhà, xếp thành hàng trên những dãy toa trần. Sắt thép từng bó, máy cày đỏ choé dưới nắng chiều. Lại một chuyến tàu nữa qua. Bông trắng từng kiện lè ra cửa sổ. Đoàn tàu hàng nào cũng dài, cũng nặng và bánh xe nghiến ầm ĩ trên đường sắt. Bao nhiêu hành khách đợi tàu, kẻ ngồi, người đứng, ai cũng sốt ruột. Cuối cùng, nhà ga thông báo: chuyến tàu khách từ Hà Nội về sẽ rời sân ga xuống thành phố cảng vào lúc mười giờ đêm.

Mười giờ tàu bắt đầu chạy. Nam lên một toa đen, có ghế dài, ngồi thu mình bên cạnh mấy chú bộ đội trẻ và nghịch. Mẹ bảo rằng, đi tàu, đi xe cứ ngồi cạnh các chú bộ đội là yên trí nhất. Ai bắt nạt thì các chú ấy bênh vực. Lên tàu, xuống xe, các chú ấy thường giúp đỡ người già và trẻ con. Chẳng ai bắt nạt Nam, Nam cũng có thể tự mình lên xuống tàu. Nhưng Nam thích ngồi gần mấy chú là vì những khẩu súng còn mới, mới từ quai đến báng, đến nòng làm Nam mê mẩn.

Hai giờ sáng, tàu đến ga Hải Phòng. Nam thấy tiếc, giá tàu cứ chạy mãi để Nam được ngồi gần mấy chú bộ đội. Nhưng phút chia tay đã đến rồi, các chú đưa Nam ra cửa soát vé, rồi sân ga. Các chú đi công tác ra đảo, phải ra bến Bính đợi tàu thuỷ đi Cát Bà. Đồng chí chỉ huy thấy mấy chú còn bịn rịn bên Nam liền nói:

– Chuẩn bị, thành hàng!

Chỉ đến khi đó tiểu đội lính mới dứt ra được khỏi Nam. Một chú lính vui tính bẹo tai Nam, nhoẻn cười:

– Chào cậu cả. Nếu đường tối thì ở lại sân ga, sáng hãy về nhé.

– Vâng ạ – Nam trả lời, cố làm ra giọng đường hoàng.

Đã hai giờ sáng, tất nhiên là Nam chẳng về nhà làm gì, vừa làm bố mất ngủ, vừa sợ đường tối. Nam ngồi lại sân ga, dưới cái cột đèn cao áp giữa sân. Chú chỉ huy đưa tiểu đội lính đi. Nam nhìn theo và nghĩ lớn lên mình cũng sẽ như các chú ấy. Bây giờ thì hẵng ngồi lại đây đợi sáng.

Đêm trên sân ga cũng vui như trên tàu. Nam ngắm nhìn tất cả mọi người, mọi hoạt động, ngắm cả những người ngủ gà ngủ gật dưới mái hiên đợi chuyến tàu sáng. Tàu hoả, sân ga, thành phố… từ lâu là những thứ gợi lên trong lòng Nam những cảm giác thèm thuồng…

Nam bỗng thấy bố mặc một bộ quần áo tây rất đẹp, chân đi giày đen, tươi cười bước lại gần Nam và nói:

– Con ở nhà quê ra bao giờ vậy?

Đúng là bố rồi, bố hay dùng tiếng “nhà quê” để chỉ làng Phượng Vỹ xinh đẹp và vui tươi của Nam. Cộp! Đầu Nam đập vào một vật cứng. Nam mở mắt ra. Thôi chết rồi, mình vừa ngủ gật, và bố chỉ là một giấc mơ ngắn. Một bàn tay mềm mềm vỗ lên vai Nam.

– Chú mình ngủ gật mà say nhỉ?

Nam giụi mắt. Một cậu bé hơn Nam khoảng hai, ba tuổi (nghĩa là độ mười bốn, mười lăm là cùng), đầu tóc cắt vừa phải, mặc chiếc sơ mi có túi, có cầu vai, ngắn tay, đang cho hai ngón tay cái chọc vào dưới thắt lưng, nghiêng đầu nhìn Nam miệng huýt sáo khe khẽ.

– Em vừa trên tàu xuống. – Nam lúng túng, muốn nói một câu gì đó để làm quen.

Gương mặt của cậu bé kia rất khôi ngô, linh lợi, đẹp như một cô gái.

Cậu bé nhìn nghiêng xuống phía chân Nam và đến lúc này Nam mới thấy rằng cậu ta ta hơi lé. Hơi lé một chút thôi, nhưng cũng gọi là lé.

Cậu ta ngừng huýt sáo:

– Này, lần sau thì đừng vội gì mà khai nhé. Có phải cái còi đâu. Chú mình đói hẳn?

Quả thật, Nam đã thấy đói. Nhưng Nam trả lời:

– Em không đói.

– Nói dối rồi. Trông chú mình vã mồ hôi thế kia. Này, ngốn đi. Bánh còn nóng giòn đấy.

Cậu ta đưa cho Nam nửa cái bánh mì. Còn nửa kia, cho vào miệng nhai. Trông ngon quá. Thật khó mà từ chối lòng tốt của cậu ta được. Vả lại, bánh mì… Bánh mì thì ở thành phố mới có thôi, thứ bánh vừa nóng vừa giòn ấy. Còn ở làng Phượng Vỹ người ta bán những que củi chứ không phải là bánh nữa. Nó vừa lạnh vừa khô không khốc. Nam cầm nửa cái bánh nhỏ, cũng cho vào mồm, nhai không kém ngon lành.


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button