Văn học trong nước

Chiều Cao Ở Sau Lồng Ngực

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Nguyễn Hương

Download sách Chiều Cao Ở Sau Lồng Ngực ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : VĂN HỌC TRONG NƯỚC

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                      Download

Định dạng MOBI                      Download

Định dạng PDF                         Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Con sâu làm rầu nồi canh. Mà lại là con sâu to nhất nữa chứ.

Họp.

Vào cái ngày lớp của người ta vang tiếng cười nói rộn ràng để bàn chuyện văn nghệ cuối năm, tưng bừng bàn cãi tiết mục nào nên tiết mục nào không, và sau đó là con trai con gái rủ nhau đi ăn chè ăn cháo, rồi trong bàn chè cháo đó bàn tiếp chuyện đi chơi vườn mít. Mỗi đứa nộp hai ngàn là đủ thơm lừng, thơm tới lớp học luôn, thơm lan qua lớp khác luôn…

Chưa kể những đứa nhà có rẫy cà phê thế nào chẳng trồng xen vài cây xoài cây nhãn cây sầu riêng cây chôm chôm… Kết thúc hai học kỳ, cha mẹ nào chẳng mở lòng cho con mình rủ bạn bè về leo cây một trận cho đã đời trước khi lao vào học kỳ ba chuẩn bị cho kỳ thi đại học sắp lù lù trước mắt.

Mùa hè tuyệt vời.

Vậy mà cái lớp 11D này… Họp!

Có cái lớp nào trên trái đất này lại họp để tìm một lớp trưởng vào ngày sắp nghỉ hè không?

Người ta, những ngày này là xả hơi cho bõ những đêm dài học thi, cho bõ những tiết kiểm tra căng như sợi dây đàn, cho bõ cả những giọt nước mắt vì bài làm chỉ năm điểm trong khi lẽ ra phải là tám hoặc chín.

– Thầy Lương đến rồi kìa! – Một giọng vang lên.

– Thầy Lương đến rồi kìa!

Phù! Khỏi, khỏi cần cái miệng lanh chanh tên Huyền lập lại thì đứa nào cũng nghe quá rõ câu nhắc nhở của Quảng rồi. Mà cũng không cần thằng Quảng nhanh mắt nhanh miệng như thường ngày. Có ai dám đùa giỡn mất trật tự đâu mà phải nhắc nhở kiểu đó. Cả lớp ngồi ngay đơ như bị điểm huyệt tập thể không thấy sao? Có chào cờ cũng nghiêm trang đến thế này là cùng.

Tiếng giày lộp cộp lốp cốp trên hành lang tiến gần cửa lớp. Rồi mái tóc bồng bềnh… vầng trán… sống mũi cao… nhân trung sâu… và cái miệng rộng… cái cằm vuông…

Từng chi tiết trên khuôn mặt rất đẹp của thầy chủ nhiệm mà cả lớp thường tự hào tuyên bố thầy của mình là hoa hậu trường (chứ không phải một cô giáo nào khác) lúc này hiện ra ngang cửa sổ đầy đe dọa. Và trong tích tắc, toàn thân thầy xuất hiện trên ngưỡng cửa. Cả lớp nín thở trước chiều cao mét bảy lăm mà thường ngày mỗi lần nhìn là để ngưỡng mộ “Lẽ ra thầy phải là vận động viên mới đúng” chứ không tái mặt như lúc này. Rồi thầy bước qua ngưỡng cửa:

– Chào các em.

Trời ơi. Cả lớp căng thẳng đến nỗi quên chào thầy luôn. Để thầy thốt lời chào trước là quá lắm rồi. Cái lớp này dột từ nóc dột xuống, rõ ràng là vậy.

– Chúng em chào thầy ạ!

Giọng lớp phó học tập tên Ngân Hoa vang lên lẻ loi. Chữ “chúng” quá rõ ý mong cả lớp sẽ phụ họa theo mình nhưng than ôi chẳng có ma nào hé môi. Cái im ắng của lớp này khiến những tiếng cười vui từ lớp bên kia vọng qua càng náo nhiệt hơn.

Thầy nhìn xuống cả lớp. Rồi thầy nhìn đồng hồ.

– Chắc là thầy sợ tiết sinh hoạt này không đủ! – Lại là giọng của thằng Quảng.

Cả lớp phóng mắt về phía Quảng như đây là nguyên nhân gây nên tâm trạng chung của tất cả. Quảng le lưỡi rùn vai.

– Bức bối quá đi mất.

Thầy đi xuống bàn cuối, như thường lệ. Và Kiên, cán sự môn lý, thằng con trai ngồi đầu bàn cuối có chiều cao tương đương như của thầy theo lệ thường là tự động nhích vô để chừa ra một chỗ vừa thầy ngồi, thì lúc này tự dưng không nhúc nhích được. Nó ngước nhìn thầy, hai vai co lại mắt mở to như hỏi “Em có làm gì đâu thầy?” vậy.

– Cho thầy ngồi nhờ một chút.

Kiên giật mình ngớ người ra như chợt nhớ, và những đứa ngồi cùng bàn cũng chợt nảy người lên rồi vội vàng đồng loạt hất người về phía tường trong như muốn dính chùm lại. Thầy Lương ngồi xuống. Cư dân bàn cuối nhìn thấy rõ mồ hôi rưóm trên trán Kiên.

Từ đầu năm lớp 11, sau khi khen: “Sau mùa hè các em khác hẳn ra và cái khác rõ ràng nhất là cao lớn chững chạc hẳn ra”, thầy Lương tuyên bố: “Từ nay tiết sinh hoạt lớp tự điều hành lấy”. Thế là thầy xuống ngồi ở bàn cuối lớp, khi thì thầy cầm quyển sách, khi thì thầy chấm bài, và khi thì với nụ cười trên môi lắng nghe lớp trưởng Vĩnh ban ra một lệnh gì đó và cả lớp nhao nhao cãi cọ để rồi kết thúc luôn là hưởng ứng. Thằng Kiên lúc đầu cũng giống bây giờ, nghĩa là lần đầu tiên thầy Lương đến bàn của Kiên và mỉm cười “Cho thầy ngồi nhờ với”. Kiên lính quýnh đến nỗi động tác huơ tay để thu dọn sách bút trên bàn lại trở thành hất sách bút rơi hết xuống nền. Để rồi những tiết sau, Kiên vênh mặt với cả lớp là chỉ có mình Kiên, đúng vậy, chỉ một mình Kiên được thầy chủ nhiệm chọn ngồi gần thôi. Chứ sao nữa. Lớp có hai bàn cuối mà sao thầy chỉ ngồi bàn của Kiên?

Sự thực rành rành trong cái vênh mặt của Kiên làm cả lớp nổ ra một trận như sau.

Thu Lan, cán sự môn văn, kẻ chủ trương bất kỳ điều gì cũng phải có nguyên nhân chứ không thể tự nhiên mà hiện diện:

– Chắc tại Kiên cao giống thầy.

Cái lý này thật chẳng xứng với chức vụ cán sự môn văn tí nào, nhất là khi hầu hết con trai trong lớp đứa nào cũng có chiều cao chỉ thua vận động viên bóng rổ. Nhưng Kiên bắt lấy nó ngay:

– Sao không nói mình đẹp giống thầy luôn đi?


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button