Văn học trong nước

Chết ngạt trong nhà kính

chet ngat trong nha kinh1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Đang cập nhật

 

Danh mục :  SÁCH VĂN HỌC TRONG NƯỚC

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng PDF                   Download

Định dạng MOBI                 Download

Định dạng EPUB                Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Từ ba điểm nhìn của: Khiêm Nhu, Lê Bảo, Đàm Thùy Dương, (cùng sinh vào thập kỉ 80 thế kỉ XX), người đọc sẽ thấy hiển thị ba thế giới riêng, phóng chiếu từ hiện thực vốn nhiều góc cạnh ở Việt Nam cuối thế kỉ 20, đầu thế kỉ 21.

Không biết từ bao giờ người ta gọi lên cái tên: thế hệ 8x, chỉ biết rằng khi có cái tên đó thì ta đã thấy các 8x xông xáo, tung hoành trên mọi lĩnh vực. Khái niệm này còn mang thêm nét nghĩa là một thế hệ trẻ, đông đảo, nổi trội, năng động, táo bạo, dám nghĩ, dám nói, dám làm. Họ còn mang những nét tâm lí riêng như khát vọng được thành thực, được sống như chính bản thân mình mong muốn, được khẳng định cái tôi cá nhân độc đáo duy nhất của mình. Đó là những khát vọng hết sức chính đáng của giới trẻ khi con người cá tính được khẳng định như một giá trị. Đó là nhu cầu ý thức về mình, xác định chỗ đứng của mình trước thế giới và trong các quan hệ xã hội, cá nhân. Nhưng nhiều khi chạm mặt với hiện thực đầy bất trắc, 8x lại dễ mất đi cảm giác bình yên, thăng bằng mà thay vào đó là nỗi hoang mang, âu lo, sớm ưu tư về nhân thế. Ở các mức độ khác nhau, cuộc sống hiện hình trong các sáng tác của “Chết ngạt trong nhà kính” đầy đen tối, bất trắc, đổ vỡ, không trọn vẹn. Một cái nhìn u ám bao trùm lên hầu hết các câu chuyện được kể. ở đâu ta cũng bắt gặp những cảnh chia tay, li biệt, bất hạnh. ở đâu ta cũng thấy buồn, thấy những nỗi đau đớn rỉ máu, những quằn quại, rên xiết.

Ba cây viết trẻ in chung tập truyện này, không hẹn mà cùng nỗ lực vượt qua con dốc dài của sự trưởng thành, trong cả cái sống lẫn cái viết. “Trong cái sống, đó là sự hoang mang, âu lo, đắn đo, hoảng loạn, tươi vui, trầm cảm, tuyệt vọng, hi vọng, yêu đương…vốn phong nhiêu bất tận trong đời sống những người trẻ cùng thời. Song, trên hết, vẫn là sự phập phồng tiên cảm trước đường đời xa ngái, như Nguyễn Du từng vẽ phác con đường định mệnh trước mắt nàng Kiều, khi mới chớm tuổi xanh: ‘Đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh’…”

Trong cái viết, đó là sự tự vượt thử thách để chứng tỏ những chủ thể đủ nội lực làm chủ động thái viết của mình, theo ý hướng triết học nhất định, khởi đi từ sự chứng kiến, suy ngẫm về đời sống đang đặt ra nhiều bài toán nan giải hôm nay. Và không ngẫu nhiên, cả ba người viết đều ham muốn tránh lối cũ người khác từng đi, nhằm tự khai mở lối riêng. Trên mỗi con đường riêng, họ không nề hà, không khước từ những tứ truyện phủ đầy bóng tối của chết chóc, thù hận, sinh nở, kinh dị, quái đản, sinh động như bản thân đời sống… Những truyện ngắn trong “Chết ngạt trong nhà kính” này cũng không tránh khỏi có phần non nớt, vụng dại trong cách nghĩ cũng như trong cách viết. Nhưng chính trong các sáng tác đó các cây bút lại tỏ ra dày dạn, tỏ ra trải nghiệm, tỏ ra hiểu biết về cuộc đời, nhân thế, về những quy luật sáng tạo văn chương và kĩ thuật ngôn từ. Qua “Chết ngạt trong nhà kính” mà ta hiểu được tâm sự của một thế hệ. Qua mỗi tác phẩm mà ta hiểu được quan niệm, cách nhìn đời của mỗi cá nhân 8x cũng như cách phản ứng của 8x đối với hiện thực đó. Cách nhìn đời của 8x chủ yếu là cách nhìn đối với những người cùng thế hệ, lấy cái tôi làm trung tâm. Quá trình viết văn chính là quá trình 8x tự “giải trình” chính mình, tự khám phá bản thể. Bởi thế văn 8x ít lưu tâm đến quá khứ, cũng rất ít nói đến tương lai. Hiện thực trong các sáng tác chủ yếu ở thì hiện tại, tràn đầy hơi thở của không gian, thời gian, của cuộc sống đang diễn ra xung quanh ta. Bởi lẽ họ còn rất trẻ, đang sống ở thì hiện tại, đang đọc ở thì hiện tại, đang viết ở thì hiện tại.

Có lẽ, từ vô thức, họ đều khát khao đạt đến một thứ “siêu thoát” văn chương, và mải miết trong cuộc hành trình đến cái đích đó.

Hãy cùng hi vọng về cái đọc như thế, khi mở những trang truyện ngắn bức bối của “Chết ngạt trong nhà kính” này!


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button