Văn học trong nước

Chắp Cánh

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Lý Thụy Ý

Download sách Chắp Cánh ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : VĂN HỌC TRONG NƯỚC

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                      Download

Định dạng MOBI                      Download

Định dạng PDF                         Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Tôi đặt bó huệ lên mộ Phương và yên lặng nhìn anh. Tôi im lặng rất lâu như thế, như muốn hòa mình vào sự yên lặng rờn rợn của vùng mộ địa. Nụ cười của người đã khuất vĩnh viễn còn trên bức ảnh nhỏ gắn vào bia thập giá. Đôi mắt Phương hiền và mang một vẻ gì lãng mạng. Tôi yêu đôi mắt đó. Và bây giờ, vĩnh viễn mất Phương rồi, hình bóng anh vẫn không nhạt nhòa trong tâm tư tôi dù đã ba năm anh giã từ cuộc sống.

Một nỗi bơ vơ đột nhiên xâm chiếm tâm hồn tôi. Gió nghĩa trang về chiều lành lạnh, tôi quấn vội tấm khăn voan lên cổ và khép hai vạt áo dài đang vướng chân vì gió. Hoàng hôn đến chầm chậm, buồn vương lên những tấm bia sừng sững đánh dấu những cuộc đời đã đi vào thiên thu.

Tôi có cảm tưởng như có người đang nhìn mình chăm chú. Tôi quay lại và bắt gặp sự ngượng ngùng của người lính đang đứng cách vài ngôi mộ. Có lẽ anh ta đi thăm bạn đồng ngũ.

Những cành huệ trắng nuột theo tay tôi sắp thành hai chữ “Nhất Phương” trên thành mộ. Tôi hơi bối rối vì thiếu những bông hoa để hoàn thành mẫu tự cuối cùng. Nhìn quanh cũng chả mộ ai có hoa huệ để có thể xin năm cánh, tôi nhìn lại phía sau. Người lính vẫn còn ở đó … Và tôi sửng sốt nhận ra hắn cũng đang cắm cúi sắp những hoa huệ lên mộ bạn. Thoáng một giây ngần ngại, tôi bước về phía hắn. Người lính ngước nhìn tôi và trước khi tôi kịp nói, hắn đã hỏi:

– Cô cần những hoa huệ để sắp tiếp phải không ?

Tôi bối rối gật đầu.

– Vâng, tôi … còn thiếu mẫu tự chót.

Hắn khẽ cười:

– Ý kiến của cô hay đấy. Dùng hoa viết tên người đã khuất lên thành mộ

… Tôi đang bắt chước cô đó.

Tôi nhìn lên thành mộ, những hoa huệ được sắp thành ba chữ “Nhớ Vũ Linh” rất khéo. Trên tấm bia thập giá có một bức ảnh nhỏ, gương mặt người trong ảnh khắc khổ, tuy nhiên những nét thư sinh chưa thể xóa hết trên đôi mắt đầy mơ mộng của anh ta. Dưới bức ảnh là hàng chữ nhỏ:

‘‘ Thiếu úy Vũ Linh.
Đền nợ nước ngày 18-6-67
hưởng dương 24 tuổi ’’.

Tôi khẽ thở dài. Vũ Linh mất còn trẻ hơn Phương của tôi ba tuổi. 24 tuổi … trẻ quá … Thế hệ này những người con trai ra đi quá sớm, không phải chỉ một Vũ Linh, một Nhất Phương của tôi mà thôi.

Mãi suy tư tôi không hay người lính đã đi từ lúc nào. Tôi từ giã Vũ Linh để trở lại với người yêu, nhưng người lính trẻ đã đứng đó. Hắn nhìn Phương chăm chú … Tên Nhất Phương đã được sắp lại đầy đủ và rất đẹp, tôi nói:

– Cảm ơn ông đã cho tôi hoa huệ, và sắp lại tên anh tôi. Ông sắp khéo quá.

Hắn lắc đầu:

– Cô lầm rồi, tôi có cho cô thêm bông nào đâu … Tôi sắp lại với chính những hoa huệ của cô đấy chứ.

Đột nhiên hắn hỏi:

– Trung úy Phương là anh cô ?

Tôi gật đầu, im lặng. Hắn gật gù:

– Anh cô thích hoa huệ lắm nhỉ ?

– Vâng cũng như Vũ Linh của ông.

Mắt hắn thoáng ngạc nhiên rồi sầm xuống như cũ. Giọng hắn thật nhỏ:

– Vũ Linh nó không thích hoa huệ đâu. Nó không thích loại hoa gì cả. Đó là sở thích của tôi. Về thăm không có gì cho nó, tôi đến với nó bằng những bông hoa tinh khiết mà tôi yêu nhất.

Bỗng nhiên tôi có cảm tưởng gần gũi hắn lạ lùng. Nghĩa trang chỉ còn có hai chúng tôi, hai con người đều ngậm ngùi trước những người thân yêu hy sinh vì chiến tranh, vì quê hương. Tôi nói như một lời tâm sự:

– Nhất Phương là vị hôn phu của tôi. Chúng tôi hẹn nhau khi tôi đúng 18 tuổi thì cưới … không ngờ anh tôi đi sớm thế. Ba năm rồi, mỗi ngày đầu tháng tôi vẫn đến với anh ấy … Tôi sẽ còn đến mãi ông ạ.

Tôi nghe hắn thở dài. Giọng hắn trầm hẳn đi:

– Chiến tranh không từ chối làm khổ một ai, kể cả những thiếu nữ yếu đuối như cô.

Tôi cúi đầu nhận sự phân ưu gián tiếp của hắn. Trời sẩm tối, tôi làm dấu đọc kinh Tin Kính và từ giã Phương để trở về với thế giới người sống. Tôi đi vội qua những con đường đầy cỏ úa của vùng mộ địa, người lính ban nãy cũng nối gót theo tôi. Ra khỏi nghĩa trang hắn nói:

– Cô cho phép tôi đưa cô về nhé, giờ này khó đón xe lắm.

Không đợi tôi đồng ý, hắn băng sang đường lấy xe và trở lại nơi tôi đứng. Một vài chiếc taxi có khách lướt qua, tôi hiểu giờ này khó kiếm xe thật.

Xe chạy về chợ Sài Gòn. Những làn gió phần phật thổi tóc tôi vướng vào cổ hắn. Thành phố lên đèn, hắn quay nhìn tôi:

– Cô ở đường nào để tôi đưa về ?

– Trương minh Giảng, ông ạ.

Hắn nói như reo:

– Thế thì chúng ta ở gần nhau rồi. Nhà bạn tôi ở Phú Nhuận, tôi đưa cô về rồi trở lại nhà nó.

Tôi hỏi:

– Ông không có nhà ở Sài Gòn sao mà phải ở nhà bạn ?

Giọng hắn thoáng buồn:

– Gia đình tôi ở Mỹ Tho kia. Tôi đi lính, rày đây mai đó hầu như là không có nhà nữa, ghé đâu thì tấp nhà bạn bè vài bữa lại đi … Đời lính mà cô. Đôi khi về Sài Gòn cũng chả biết làm gì cho hết thời giờ.

Tôi nghe một nỗi nghẹn ngào chận ngang cổ họng. Nhũng nếp sống chinh chiến là vậy sao. Tôi chợt muốn tìm hiểu về người bạn quá cố của hắn.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button