Văn học trong nước

Các Ẩn Số Chính Trị Trong Tiểu Thuyết Võ Hiệp KIM DUNG

sach-cac-an-so-chanh-trinh1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Nguyễn Ngọc Huy

Download sách Các Ẩn Số Chính Trị Trong Tiểu Thuyết Võ Hiệp KIM DUNG ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH VĂN HỌC TRONG NƯỚC

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng PDF                  Download

Định dạng PRC                  Download

Định dạng EPUB                Download

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Dân tộc Trung Hoa là một dân lộc có biệt tài kể chuyện. Lịch sử văn học của họ đã trải qua mấy ngàn năm liên tục nên có thể được xem là lâu dài và bền vững nhất thề giới. Nhiều tác phẩm của họ đã được các dân lộc khác nhất là dân tộc Việt Nam, biết rõ và thưởng thức. Trong số các tác phẩm nảy, có những bộ truyện chẳng những bao gồm những tình tiết gay cấy, những dữ kiện và tư tưởng tân kỳ mà còn chứa đựng một ý nghĩa thâm thúy. Do đó, nó chẳng những hấp dẫn được người bình dân mà còn tạo ra được nhiều đề tài suy nghiệm cho những người có một trình độ học vấn cao.

Trước đây, các bộ truyện PHONG THẦN, TÂY DU, ĐÔNG CHÂU LIỆT QUỐC, TÂY HÁN CHÍ VÀ TAM QUỐC CHÍ đã đồng thời được người bình dân say mê, và người trí thức nghiền ngẫm một cách thích thú để tìm hiểu các ý nghĩa triết lý hoặc các bài học chính trị tiềm ẩn bên trong tác phẩm. Thời hiện đại, cũng có nhiều tác giả Trung Hoa nổi tiếng.

Nhưng có lẽ ngày nay tác giả được biết nhiều nhất là Kim Dung. Theo một bài đăng trong tuần báo FAR EASTERN ECONOMIC REVIES ngày 8 tháng 8 năm 1985 thì từ khi ông bắt đầu cho đăng các tác phẩm của ông trên các NHẬT báo ở Hongkong năm 1955, Kim Dung đã có hàng triệu độc giả trong các cộng đồng Trung Hoa ở khắp nơi trên thế giới ngoài Hoa Lục vì ở Hoa Lục đảng Trung Cộng đã cấm đọc truyện võ hiệp từ năm 1949 với lý do là loại truyện này có trình cách phản động và phong kiến. Phần chính quyền Đài Bắc thì không cấm nhân dân đọc truyện võ hiệp nhưng lại bài xích Kim Dung vì ông là người thiên tả.

Tuy nhiên việc cấm đọc truyện võ hiệp Kim Dung đã chấm dứt cả ở Hoa Lục lẫn ở đảo Đài Loan. Theo sự nhận xét của bài báo đăng trên tờ FAR EASTERN ECONOMIC REVIES nói trên đây thì ngày nay, có lẽ Kim Dung là tác giả duy nhất về tiểu thuyết được hai ông Đặng Tiểu Bình và Tưởng Kinh Quốc thưởng thức. Người dân Hoa Lục rất mê say truyện võ hiệp Kim Dung . Khi tác phẩm ông được phát hành lần đầu tiên ở Quảng Châu, người ta đã nối đuôi nhau để mua và chỉ trong một ngày là sách ông đã bán sạch. Số độc giả của ông ở Hoa Lục sẽ còn tăng thêm vì năm 1985 một nhà xuất bản ở Thiên Tân đã cho in truyện võ hiệp Kim Dung với lối chữ giản hoá hiện đang thông dụng. Ấn bản đầu tiên lên đến 500000 quyển. Ngoài ra còn nhiều nhà xuất bản khác ở Hoa Lục in và phát hành sách của Kim Dung, mỗi bộ sách in ra ít nhất cũng là 200000 quyển. Một trong những lý do làm cho truyện của Kim Dung được người Trung Hoa cả ở Hoa Lục lẫn hải ngoại nhiệt liệt hoan nghinh như vậy là vì nhờ nó mà các thế hệ trẻ biết được nền văn hoá cổ truyền của dân tộc mình.

Người Việt Nam chúng ta vốn đã chịu nhiều ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa và biết thưởng thức các truyện võ hiệp y như người Trung Hoa. Do đó. Kim Dung cũng là tác giả được người Việt Nam chúng ta biết đến nhiều nhất. Vào cuối thập niên 1960 đầu thập niên 1970 ở Miền Nam Việt Nam. phong trào đọc truyện võ hiệp Kim Dung rất mạnh. Thời đó, trừ ra một vài tờ báo có một vị thế đặc biệt vững chắc còn thì đều phải đăng bộ tiểu thuyết Kim Dung đang viết và đăng mỗi ngày trên các báo Hoa ngữ xuất bản ở Hongkong và Chợ Lớn. Nhật báo Việt Nam nào trễ nải trong việc dịch và đăng lại bộ tiểu thuyết ấy thì thường mất nhiều độc giả.

Trong Phái Đoàn V. N. C. H. tham dự Hòa Hội ở Paris từ cuối năm 1968, bộ TIẾU NGẠO GIANG HỒ của Kim Dung đã là một đề tài mạn đàm hữu ích. Phái Đoàn này vốn gồm nhiều thành phần khác nhau. Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ lúc đó là Phó Tổng Thống đã được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu giao cho nhiệm vụ giám sát Phái Đoàn. Ông Đại Sứ Phạm Đăng Lâm, lúc đó là Tổng Lãnh Sự V. N. C. H. ở Pháp. được bổ nhiệm làm Trưởng Phái Đoàn . Ngoài ra, về phía các nhân viên của Chánh Phủ V. N. C. H. thời đó còn có Ông Nguyên Xuân Phong, nguyên Bộ Trưởng Bộ Lao Động rồi Bộ Xã Hội và một số viên chức các bộ, nhất là Bộ Ngoại Giao. Nhưng bên cạnh các vị trên đây, Phái Đoàn lại có những người không phải là nhân viên chính phủ như Luật Sư Vương Văn Bắc, Nữ Luật Sư Nguyễn Thị Vui và chúng tôi, lúc đó là Tổng Thư Ký Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến. Những người không phải là nhân viên chính phủ bên trong Phái Đoàn, tuy đồng ý với chính phủ về việc phải bảo vệ Miền Nam Việt Nam chống lại sự xâm lăng của Cộng Sản, nhưng không phải tán thành chính phủ về mọi việc. Đặc biệt Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến mà chúng tôi là Tổng Thư Ký lúc đó ở vào vị thế một chính đảng đối lập. Các dân biểu của Phong Trào đã nhiều lần cùng với các dân biểu đối lập khác biểu quyết chống lại các dự luật của chính phủ và lên tiếng đòi hỏi chính phủ phải thực thi dân chủ. bảo đảm các quyền tự do căn bản của người công dân và thanh trừng các phần tử tham nhũng hiếp đáp bóc lột nhân dân.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button