Văn học trong nước

Bụi Vết Tháng Năm

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Trọng Huân

Download sách Bụi Vết Tháng Năm ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : VĂN HỌC TRONG NƯỚC

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                      Download

Định dạng MOBI                      Download

Định dạng PDF                         Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Vua Lê Thánh Tông đòi xem sử. Nhà vua muốn nhìn lại vết dấu của mình để lại trên đời ?
Kiếp vờ vờ mỏng mang, trên dòng nước mùa đông ken, để lại vết đời tấm cánh, lững lờ trôi.
Một nhà thơ phương Tây viết: Ngay cả một sợi tóc gầy guộc cũng để lại bóng râm của mình trên mặt đất.
Trang viết là dấu vết. Vết đậm.
Gương xưa ba đời viết sử, cha viết, chém cha, con vẫn viết vậy, chém con và cháu vẫn viết thế…
Tác phẩm nghiên cứu ở một viện nọ, thỉnh thoảng thấy vài trang bị xé. Người xé lại chính là tác giả.
Đấy là họ tự viết đấy chứ!
Chẳng lẽ, những bậc thức giả không muốn để lại vết dấu của mình, cái gọi là một kiếp nghĩ ư?
Chắc nay ngượng với người, với đời, mà xé.
Nếu biết tự ngượng với họ, thì họ không xé.
Hàng ngày ta soi gương. Soi để người nhìn, mà lại cho ta.
Nếu như ai cũng soi mỗi hành động, suy tư của ta, bụi vết chúng sẽ hằn ở lại, và ta muốn để lại.
Ngậm mồm ăn tiền. Ngậm bút ăn tiền. Theo thời mà viết ăn quyền, được chức, đạt danh cũng nên!
Nói thật. Viết thật. Sống thật. Khó thật. Thôi thì đành kể vậy.

Quê gốc tôi ở Hà Nam, nhưng sinh ra, lớn lên bên bờ sông Luộc, địa phận đất Hải Dương, nên coi nơi đây là quê hương của mình.
Kỷ niệm của tôi về dòng sông, vào mùa nước đông ken, vờ vờ chơi vơi bay trên mặt sông. Sau đợt rét đậm, sẽ có ngày thời tiết ấm ấp. Vào những hôm như vậy, buổi sáng sương mù giăng trên sông. Đi bên sông cảm giác như ta bồng bênh trong mây.
Không trung trên mặt nước những con vờ vờ bay lượn. Vờ vờ to bằng độ con châu chấu, trắng muốt. Thấy bảo, có người bắt vờ vờ về ăn – món vờ vờ rang. Chắc chẳng ngon nghẻ gì. Thế nên, vùng quê tôi có thành ngữ: xác như vờ vờ.
Vào những hôm sương mù, bọn trẻ phố tôi đi học, chúng cứ men theo mép nước đến trường. Đường xa hơn đấy, lũ trẻ vẫn chọn con đường đó. Bởi chúng còn nghịch ngợm và xem vờ vờ bay.
Trên sông, sáng sớm, vờ vờ khoẻ, dập dờn lượn. Sau bay lượn mệt, chúng sà thấp dần, chao đảo, có con rớt xuống nước, rồi vùng vẫy, cố cất mình lên. Dưới sông, đàn cá mương hau háu đớp bóng, quẫy đạp, chờ đợi… Mặt trời cao dần, ánh nắng chiếu rọi, cũng là lúc vờ vờ đuối sức, rớt xuống mặt nước, mà không cất mình lên nổi. Đám cá mương chầu chực, lúc này xúm lại.
Nhìn những con vờ vờ xấu số, bị lũ cá mương đớp rỉa, thân mình tả tơi, để cuối cùng mất dạng dưới làn nước mùa đông lạnh giá. Nghĩ mà thương!
Mặt trời cao dần, không còn con vờ vờ nào nữa. Mặt nước sông chỉ còn những cánh trắng mỏng mang, dập dờn trôi. Đàn cá mương cũng kết thúc cuộc săn mồi, lặn mất tăm.
Dòng sông mùa đông ken, nước lững lờ. Nếu không có những cánh vờ vờ mỏng mang, lơ vơ, ai mà biết được, trên sông vừa xảy ra cái quy luật khắc nghiệt của tạo hoá… Con vờ vờ yếu đuối là một mắt xích của chuỗi sống tự nhiên và để lại trên thế gian bụi vết sinh tồn.
Nhà tôi ở bên bến đò Ảnh. Bến đò nằm ở ranh giới mấy tỉnh con gà gáy nghe tiếng. Ngã sông được tạo ra trước năm 1284. Cuộc chống quân Nguyên Mông lần thứ hai, Trần Hưng Đạo đóng quân dọc lưu vực sông Hoá. Trong cuộc hành binh, có câu chuyện cảm động. Khi vượt sông, con voi chiến chở Trần Hưng Đạo bị sa lầy, mãi mà không cứu được. Nước sông dâng cao dần, voi rống lên, nước mắt ròng ròng, vẫy vòi vái chủ. Sau này bên bờ sông, dân lập đền thờ Ông Voi.
Sông Hoá nối vào sông Luộc. Lúc ấy hệ thống sông Luộc, sông Hoá tách biệt với sông Thái Bình. Trần Hưng Đạo thấy thuyền từ sông Luộc phải qua sông Hoá, rồi ra gần biển, mới vào được sông Thái Bình, quyết định đào nối hai hệ thống sông trên. Vậy nên nay sông Luộc mới nối được với sông Thái Bình.
Đối diện quê tôi, bên kia sông là Vĩnh Bảo, một vùng quê có đặc sản nổi tiếng một thời, thuốc lào. Mấy ông nghiện thuốc, ai chẳng hay câu:
Nhớ ai như nhớ thuốc lào
Đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên.
Cây thuốc lào cao cỡ hơn mét. Lá to bằng cánh cái quạt trần. Phải so sánh vậy cho nhiều người dễ hình dung. Thuốc lào mỗi vùng có sự khác nhau. Thuốc lào vùng núi thường mỏng, sợi nhỏ và màu vàng nhạt. Riêng thuốc lào anh Vĩnh Bảo, sợi dày, màu đậm.
Dân vùng thuốc, phụ nữ hút là chuyện thường, chồng hút, vợ hút, bố hút, con hút, nam thanh nữ tú cùng hút, cứ điềm nhiên rít, điềm nhiên nhả khói và ngả ngốn say. Sự say thuốc lào đến buồn cười, lại thường diễn ra vào độ sáng sớm. Mở mắt ra, chưa súc mồm súc miệng, dân nghiền đã lôi cái điếu, điếu cày hay điếu bát, nhồi mồi thuốc to cỡ hạt lạc, châm lửa, làm một rít. Thế là say. Say lăn đùng ra đất. Say vật ngửa ra ghế. Người say dãi rớt trào ra miệng, mặt mũi tái đi. Nhưng chẳng sao, một lúc là tỉnh. Nhìn điệu bộ lờ đờ của kẻ say thuốc, trông đến buồn cười. Say như vậy, mà chẳng ai chừa, lại hút, lại say, lại hút…
Nhìn kẻ say thuốc lào đã buồn cười, nhìn con cóc say thuốc lào còn buồn cười hơn. Đám trẻ bắt cóc, vạch miệng ra, tống thuốc lào qua, tống xuống tận tù và. Một lúc sau, con cóc say. Nó đứ đừ, đi không được, đứng không xong, cứ lạng chạng, lắc lư. Chưa kể nó ho, ban đêm, người yếu bóng vía nghe, sợ phát khiếp con cóc say thuốc lào.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button