Văn học trong nước

Biến Khát

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Song Châu

Download sách Biến Khát ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : VĂN HỌC TRONG NƯỚC

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                      Download

Định dạng MOBI                      Download

Định dạng PDF                         Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Giảng đường đại học.

 

N ơi ấy là một thiên đường mà ngay cả trong mơ Cẩm Chi cũng thầm ao ước. Tử nhỏ Cẩm Chi đã sống giữa cảnh trời nước bao la ở cửa biển Mỹ Thạnh. ở đây người dân bản xứ phải đem sức lực ra vật lộn với biển cả để tìm sức sống bằng nghề chài lưới mà cha ông đã truyền lại từ bao đời.

Bi ết mẹ cực khổ để nuôi mình ăn học, mặc dù năm nay là năm cuối cấp, Cẩm Chi quyết phải thi đỗ vào đại học. Nhưng cô vẫn dành thời gian phụ mẹ lựa cá ngoài bãi biển để có thêm thu nhập.

Đang ngồi lựa cá với mẹ, Thu Vân – người bạn cùng lớp và cùng hoàn cảnh đến rỉ tai Cẩm Chi:
– Tối nay mình đi coi cải lương nghé!
– ở đâu?
– ở ngoài “Nhà mát”.
– Gánh hát về hả?
– Ừ!
– Đoàn nào vậy?
– Cao Văn Lầu!
– Vậy hả?
– Ừ.
– Nghe nói đoàn này có nhiều nghệ sĩ tài danh, chắc là hay lắm!
Bà Cúc nghe hai đứa nói chuyện cũng ngẩng đầu lên góp ý:

– Đoàn nào chớ đoàn Cao Văn Lầu thì không thể chê được.
– Mẹ biết đoàn hát đó hả mẹ?
Cẩm Chi nhích lại gần bà. Bà Cúc cười cười nói trong mơ màng:

– Nghệ sĩ trong đoàn thì mẹ không quen nhưng cái tên Cao Văn Lầu thì người dân nào ở cái xứ Bạc Liêu này đều quen biết.
– Nghe nói nhạc sư Cao Văn Lầu là người viết ra bài “Dạ cổ hoài lang” và là người đầu tiên sáng tác ra bản vọng cổ hả mẹ?
– Ừ!
Rồi bà hướng mắt về xa xăm như hoài niệm một dĩ vãng:
– Ngày xưa, ba con cũng rất là mê vọng cổ.
– Con thấy cây nguyệt cầm treo ở bàn thờ ba, con biết ba phải là người rất đam mê nghệ thuật cải lương rồi.

– Ph ải. Và bài “Dạ cổ hoài lang” của nhạc sư Cao Văn Lầu thật là ảo não khi diễn tả tâm trạngcủa người thiếu phụ xưa vò võ trông chồng. Nhưng người ta còn có niềm tin mà chờ đợi. Còn mẹ con mình…

Hiểu được tâm sự của mẹ, Cẩm Chi vô cùng thương cảm:
– Mẹ! Mẹ đừng buồn nữa. Dù sao ba con đã mất lâu lắm rồi. Người đi thì cũng đã đi rồi, chỉ còn chúng ta mà thôi, mẹ ạ!
– Người đi thì đã đi rồi. Chỉ còn mẹ con mình ở lại cái làng biển này chịu đựng bao cơn giông tố.
– Người dân biển chúng ta thật là khổ, phải gánh chịu bao thảm họa của thiên tai, mất mát, đau thương luôn đổ trên đầu người dân biển.
– Vì vậy mà con phải cố học Cẩm Chi à!
– Vâng! Thưa mẹ, mẹ hãy yên lòng tin ở con. Rồi con sẽ là một cô giáo, con sẽ trở về cái làng biển này đem kiến thức của mình để dạy dỗ các em.
– Con nghĩ vậy là rất tốt. Vả lại, quê mình tuy là một vùng biển nhưng cũng đâu thua kém gì các nơi khác đâu.

– D ạ, con biết. Bãi biển nơi mình ở được thiên nhiên ưu đãi rất nhiều. Dọc theo những giồng cát ta đã lập được vườn, được rẫy, trồng đủ các loại hoa màu và trái cây Nam Bộ.

– Đó là do điều kiện thiên nhiên luôn thuận lợi.
– Bãi biển chúng ta ẩn chứa nhiều tiềm năng du lịch nữa. Mẹ có thấy khách đến bãi biển ta càng ngày càng đông không?

– Ừ! Nhờ vậy mà hải sản ở đây tiêu thụ rất tốt. Các du khách thích nhất là hàu, sò huyết, tôm cua… của vùng biển quê mình.

– Chúng ta còn ph ải nói đến quang cảnh thiên nhiên nữa. Những cơn gió thoảng lai rai, mơn man, vuốt ve lòng du khách. Dọc theo bãi, sóng biển nhấp nhỏ, khi gợn lăng tăng khi ào ạt khỏa đùa cát trắng… Thật là một phong cảnh hữu tình.

Bà Cúc nhìn con gái nói yêu:
– Mẹ thấy con nên chọn ngành Du lịch hơn là ngành Sư phạm. Cẩm Chi nũng nịu:

– Mẹ! Mẹ lại ghẹo con nữa rồi. Con đi Sư phạm nhưng lại nhọn ngành Văn thì việc mô tả cảnh vật của quê hương đất nước thì có khó khăn gì?
– Mẹ biết con gái mẹ giỏi lắm!
– Con giỏi đâu có bằng mẹ, mẹ biết ca vọng cổ lại đàn được cây nguyệt cầm của ba nữa.

– M ẹ chỉ theo ba con lâu ngày rồi “bị nhiễm”, chớ mẹ đâu có tài năng gì!
– Mẹ khiêm tốn hoài.

Thu Vân ngồi kế bên lựa cá mà tai vẫn lắng nghe mẹ con Cẩm Chi trò chuyện. Cô bỗng nghe khao khát được sống như Cẩm Chi có được người mẹ hiền, nhân hậu. Chớ không như mẹ cô, suốt ngày chỉ chửi chồng, mắng con. Và bà nhất định không cho cô thi vào đại học mà bắt cô phải tìm việc làm.

Thu Vân chán nản với ý nghĩ của mình:
– Làm gì đây? Mình chỉ là một học sinh vừa tốt nghiệp, biết phải làm gì đây? Giá như mình cũng được đi thi đại học như Cẩm Chi.

– Làm gì mà bu ồn quá vậy Thu Vân?
Thu Vân vừa dọn dẹp bãi cá vừa trả lời Cẩm Chi:

– Có gì đâu. Chỉ nghĩ đến ngày các bạn đi thi đại học, còn mình thì không, nên buồn vậy mà.

– T ại sao Vân không đi thi đại học hả?
– Mẹ mình không cho.
– Tại sao lại không cho?

– Mẹ mình bảo không đủ khả năng cho mình học tiếp. Bà còn phải lo cho các em của mình nữa.
Cẩm Chi thở dài khi nghĩ đến đàn em của Thu Vân.
– Rồi Thu Vân định làm gì?
– Tìm một việc làm!
Cẩm Chi đề nghị:
– Vân à! Hay là Vân đi học một khóa du lịch cấp tốc đi.
– Để làm gì?
Hướng dẫn viên du lịch trên quê hương mình!
– Như vậy có được không hả Cẩm Chi?


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button