Văn học trong nước

8 bài tựa đắc ý – Nguyễn Hiến Lê

8-bai-tua-dac-y-ebook1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Nguyễn Hiến Lê

Download sách 8 bài tựa đắc ý – Nguyễn Hiến Lê ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH VĂN HỌC TRONG NƯỚC

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng PDF                  Download

Định dạng PRC                  Download

Định dạng EPUB                Download

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

VÀI LỜI THƯA TRƯỚC

(…) Về các bài Tựa cụ Nguyễn Hiến Lê viết cho mình, cũng trong Hồi kí, cụ cho biết:

“Tựa tôi viết cho tôi mà tôi lấy làm đắc ý:

Cổ văn Trung Quốc: Có giọng cổ văn, hợp với nội dung tác phẩm: mạnh, giản, bóng bẩy mà minh bạch, cảm thán thành thực, nửa trên ghi lại một hồi kí thời thiếu niên, nửa dưới tả tâm sự và tài của cổ nhân.

Thế hệ ngày mai: phần trên cảm động chép tình của cha mẹ đối với con trong hai buổi học đầu tiên của tôi và của con tôi.

Đại cương văn học sử Trung Quốc: Đoạn kết từ “Trăng mới ló dạng” tới cuối lời đẹp và có giọng cảm thán.

Tương lai ở trong tay ta: Tôi ví đời người với một cuộc thám hiểm, ai cũng tự tìm lấy con đường của mình, như Magellan đi vòng quanh thế giới.

Quảng gánh lo đi: Đoạn đầu giọng cũng cảm thán vì đời người là một bể thảm, đúng như Đoàn Như Khuê nói, dù sang, hèn, giàu nghèo, ai cũng đáng thương như ai hết.

Bán đảo Ả Rập: Tôi tóm tắt được bi kịch của bán đảo đó trong câu đầu: nó bị chi phối mạnh hơn Hồi giáo. Lời lưu loát mà giọng rất mỉa mai, phẫn uất.

Bảy ngày trong Đồng Tháp Mười: Tình thương của các bà già miền Nam. Đoạn mở đầu đột ngột và lí thú”. (trang 463-464)

Trong cuốn Đời viết văn của tôi (Nxb Văn hoá – Thông tin, năm 2006), ngoài bảy bài Tựa nêu trên, cụ Nguyễn Hiến Lê còn kể thêm bài Tựa (in lần thứ nhì) trong cuốn Đông Kinh nghĩa thục:

– Đông Kinh nghĩa thục: bài Tựa in lần thứ nhì so sánh các nhà cách mạng trong Đông Kinh nghĩa thục với nhóm Khang, Lương của Trung Hoa: lời mạnh, ý vững”. (trang 244).

Trích dẫn :

Tôi còn nhớ hồi mười sáu, mười bảy tuổi, một buổi trưa hè bác tôi dắt tôi thăm ngôi mộ một ông nghè giữa cánh đồng Phú Xuyên (Sơn Tây).
Mộ nằm dưới một gốc đa cổ thụ, giữa một cái gò rộng khoảng dăm sào, nhìn ra một cánh đồng chiêm mùa đó loang loáng nước, xa xa bên mặt là núi Hùng và bên trái là núi Tản. Ngôi miếu ở trước mộ đã thấp lại hẹp, tường và mái đen những rêu, đôi câu đối chữ còn chữ mất. Hỏi thì bác tôi đáp rằng chỉ biết cụ nghè họ Nguyễn, sống vào cuối đời Lê, ở nơi khác lại miền này dạy học, họ hàng không có ai, khi mất dân làng nhớ ơn mà lập miếu.
Tôi bùi ngùi. Hiển đạt như ông nghè thời xưa là tột bực, thế thì vì lẽ gì phải bỏ quê quán, lại nơi thô lậu này để gõ đầu dăm ba đứa trẻ rồi gởi luôn nắm tàn cốt ở gò này?
Khi đứng dậy ra về, bác tôi ngâm một câu mà đến nay tôi còn nhớ:
Phú quý mạc cầu, nhất phiến băng tâm cư loạn[2] Tôi xin được nghe tiếp, người đáp:
– Ngẫu hứng mà nên, không có ý đối.

Khoảng mười ba năm sau, khi lõm bõm đọc bộ “Cổ văn quan chỉ”, tôi thường thấy thấp thoáng hiện trên trang giấy hình ảnh ngôi mộ cụ nghè giữa cánh đồng bát ngát đó; dường như văng vẳng có cả tiếng sáo diều và thoang thoảng có cả hương lúa cấy nữa.
Và tôi có cảm tưởng rằng nắm xương mồ kia với những danh thơm trong sách này tất cùng chung một tâm sự, một hoài bão. Đều là những bậc thông minh, tài trí siêu quần, mà đều bất đắc chí và đều coi phú quí như phù vân, trọng khí tiết hơn sinh mạng; chỉ khác, người thì giãi bày tâm sự trên giấy, kẻ thì không; nhưng đã là chung một tâm sự thì người giãi bày chẳng phải chỉ giãi bày riêng cho mình mà kẻ không giãi bày cũng như đã giãi bày rồi vậy. Cho nên tập cổ văn này chẳng phải chỉ là tiếng “kêu”[3] của riêng dăm ba chục nhà mà là tiếng “kêu” của cả một thời cổ dài mấy nghìn năm nữa, của cả thời đại chúng ta và những thời đại sẽ tới nữa. Nếu không phải vậy thì tại sao sinh sau cổ nhân mà đọc văn cổ nhân ta cũng muốn gào lên với cổ nhân, nhỏ luỵ với cổ nhân?
Tuy nhiên tâm sự tuy chung mà tâm hồn thì xưa và nay dường như có hơi khác. Thời nay chắc còn những vị như Khuất Nguyên, Giả Nghị, như Đào Tiềm, Phương Hiếu Nhụ…, lẽ nào lại không? Vậy mà mỗi khi muốn có cái cảm giác nhẹ nhàng như người tắm dưới suối lên rồi đứng hóng gió trên ngọn đồi thì chúng tôi cứ phải lật bộ Cổ văn ra chứ không tìm được trong một tác phẩm hiện đại nào cả. Thật là công hiệu, chỉ đọc mươi hàng chúng tôi đã được thở cái không khí của cổ nhân. Đó là cái lợi lớn nhất của Cổ văn đối với chúng tôi[4].
Còn như cái lợi về luyện văn: nghị luận thì chặt chẽ mà đột ngột, tự sự thì giản lược mà linh hoạt, miêu tả thì tài hoa mà gợi hình, lời văn thì hàm súc và cảm động vì luôn luôn thành thực; cái lợi đó chúng tôi khỏi phải bàn tới, mà cổ nhân cũng chẳng muốn chúng ta bàn tới.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button