Marketing

Sự Thật Về Quảng Cáo

su that ve quang cao sach ebook1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK SỰ THẬT VỀ QUẢNG CÁO

Tác giả : Trương Tiếp Trương & Thái Quân

Download sách SỰ THẬT VỀ QUẢNG CÁO full ebook PDF/PRC/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH MARKETING

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng PDF               Download

Định dạng EPUB            PDF | PRC | EPUB

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

“- Nếu bạn ghét quảng cáo, bạn sẽ tìm thấy ở đây đầy đủ lý do. Nếu bạn yêu quảng cáo, bạn sẽ tìm được nguồn cảm hứng.”
“Cuốn sách cho mọi người, trừ những ai chưa một lần nói láo.”
“Cuối cùng, đã có hai người làm quảng cáo biết nói thật.”
“Bí mật về những kẻ xem bạn như con rối.”
“Có những người muốn chia cách bạn và túi tiền của mình. Họ là ai?”

Trương Tiếp Trương được nhiều người biết đến với mẫu quảng cáo “nâng niu bàn chân Việt” của Biti’s. Dấu ấn sáng tạo của anh còn thể hiện qua nhiều mẫu quảng cáo như “Nghĩ lớn”- Bảo Minh CMG; “Xong việc rồi Bivina thôi” – quảng cáo cho bia Bivina… và mới nhất là “Còn chờ gì nữa” của bia Tiger. Anh Trương quan niệm, ý tưởng là cái quan trọng nhất đối với quảng cáo. Chính ý tưởng sẽ quyết định yếu tố nào cần được nhấn mạnh: hình ảnh, âm thanh hay lời thoại.

Vài chương dẫn sách :

Có người ví người tiêu dùng là “con mồi”, người làm quảng cáo là thợ săn, mẩu quảng cáo là mũi tên bắn đi.

Như vậy vấn đề đầu tiên của người thợ săn là xác định con mồi. Sau đó, xác định điểm bắn: vào tim, vào đầu hay vào bụng. Cuối cùng là thực hiện phát bắn hoàn hảo.

Vấn đề khoanh vùng đối tượng thông thường không thuộc phần việc của người làm quảng cáo. Nếu khách hàng của bạn chuyên nghiệp, anh ta sẽ thực hiện phần việc ấy. Thí dụ một hãng bia thường mô tả “con mồi” của họ như sau:

– đàn ông từ 25 đến 35 tuổi

– thu nhập khá

– sống chủ yếu ở thành thị

– nam tính, bản lĩnh

– cầu tiến, năng động, chiến thắng

– mê gái, mê bia

Một cách khoanh vùng khác là loại trừ. Ví dụ, người uống bia này không phải người uống bia Saigon (hơi dễ tính, bình dân) mà cũng không phải người uống bia Heineken (hơi kiểu cách, làm sang).

Khi xác định con mồi, nhà sản xuất thường nhắm vào “con đầu đàn”, vì nó sẽ lôi kéo cả bầy đi theo. Cho nên độ tuổi được hãng bia nói trên khoanh ở 25-35, vì trẻ hơn thì còn non, chưa có ảnh hưởng đối với xung quanh.

Trước khi tiến hành khoanh vùng, nhà sản xuất thường dựa vào 3 yếu tố:

– Khách hàng hiện tại

– Thuộc tính bền vững của sản phẩm/thương hiệu

– Tầm nhìn vào tương lai

Nhà sản xuất thường thuê các công ty nghiên cứu thị trường thu thập các thông tin trên. Ở các công ty chuyên nghiệp, việc này được thực hiện theo định kỳ.

Khi tìm hiểu người tiêu dùng, nhà sản xuất muốn biết họ là ai, sống ra sao, tại sao chọn thương hiệu này mà không chọn thương hiệu khác. Khi nhìn về tương lai, họ muốn biết các xu hướng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội…

Một yếu tố khác cũng rất quan trọng mà nhà sản xuất phải xem xét, là bối cảnh cạnh tranh. Có bao nhiêu “tay súng” cùng nhắm vào con mồi của mình? Súng ống đạn dược (ngân sách quảng cáo) của họ tới đâu? Có một khái niệm gọi là share of mind, tạm dịch là “tâm phần”. Nhiều người nói rằng muốn chiếm được thị phần (market share), trước tiên anh phải chiếm được tâm phần.

Có một hiện tượng thú vị: đôi khi các tay súng lo nghĩ đến chuyện đối phó lẫn nhau hơn là tập trung vào con mồi. Một dạo hai bột giặt Omo và Tide thi nhau gào thét là mình giặt trắng hơn. Tide nói “như Tide mới là trắng”, Omo thì kêu mình “trắng sạch hoàn hảo”. Đó là chưa kể cứ vài tháng họ lại hô lên một cái gì đó “mới”. Cuộc leo thang rất là hào hứng và vui nhộn, ít ra là đối với hai đại gia P&G (chủ sở hữu Tide) và Unilever (chủ sở hữu Omo).

Khi một thương hiệu muốn phát triển thị phần, nhà sản xuất đứng trước hai lựa chọn: hoặc tác động vào khách hàng hiện thời của mình để họ trở nên trung thành hơn, hoặc xâm chiếm thị phần của thương hiệu khác, hoặc thậm chí một ngành hàng khác

Trong bối cảnh hiện đại, việc các ngành hàng lấn ép nhau trở nên khả dĩ hơn bao giờ hết. Nhất là các sản phẩm nhắm vào nhu cầu vô hình như “sành điệu”, “thời trang”. Khi điện thoại di động trở thành một biểu tượng thời trang, một cách gián tiếp các loại xe “sành điệu” sẽ bị thiệt hại. Khi nước tăng lực lên ngôi thì ở mức độ nào đó, nước ngọt, nước ép trái cây, trà đen… bị ảnh hưởng.

Sau khi có đầy đủ thông tin, nhà sản xuất sẽ phối hợp với công ty quảng cáo lên một kế hoạch xây dựng thương hiệu, tức là quyết định cho thương hiệu một tính cách, diện mạo. Thí dụ hình ảnh mà Pepsi mong muốn là “sự lựa chọn của thế hệ mới”, Tiger Beer thì muốn khoác lên mình dáng vẻ nam tính quyến rũ.

Chạm tới vấn đề này tức là chạm tới cách nhìn về con người. Nhu cầu và các động lực chi phối.

Con người là ai? Anh ta muốn gì? Anh ta suy nghĩ ra sao? Cái gì ở phía sau mỗi hành động của anh ta?

Và đây là một vấn đề luôn luôn lý thú và đầy thử thách. Trong suốt quá trình phát triển, ngành tiếp thị quảng cáo đã kinh qua nhiều giai đoạn khác nhau. Và mỗi bước đột phá luôn gắn liền với sự đột biến trong cách thức “bắt mạch” người tiêu dùng.

Trở lại ẩn dụ ở đầu chương: khách hàng là “con mồi”, người làm quảng cáo là thợ săn, mẩu quảng cáo là mũi tên bắn đi. Sau khi đã xác định vị trí con mồi, người thợ săn đứng trước lựa chọn: bắn vào đâu? Đầu, bụng hay tim?

Bắn vào đầu, tức là nhắm vào suy nghĩ, phán đoán, phân tích, tưởng tượng, niềm tin, giá trị, bản ngã… của người tiêu dùng. Phải chăng làm họ tin thì họ sẽ theo?

Bắn vào tim, tức là nhắm vào tình cảm của người tiêu dùng. Phải chăng làm họ thích, thì họ sẽ theo?


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button